Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả

Câu hỏi tuyển dụng

236000 Tài liệu miễn phí

Báo cáo an toàn vệ sinh lao động theo quy định chi tiết nhất

Đăng bởi Timviec365.vn - 13200 lượt xem

Lần cập nhật gần nhất: ngày 24 tháng 04 năm 2024

Báo cáo an toàn vệ sinh lao động chính là việc mà một doanh nghiệp đều phải thực hiện hằng năm. Báo cáo được thực hiện và nộp lại cho sở lao động thương binh và xã hội và sở y tế nhằm phục vụ cho mục đích quản lý về tình hình an toàn vệ sinh lao động, môi trường lao động và các thông tin tổng quan về người lao động. Để hiểu rõ hơn vê các nội dung cùng cách trình bày trong báo cáo an toàn vệ sinh lao động mời bạn cùng tham khảo bài viết ngay sau đây.

1.1. Báo cáo an toàn vệ sinh lao động được quy định như thế nào? 

Báo cáo an toàn vệ sinh lao động là một báo cáo tổng hợp tất cả các thông tin về công tác an toàn vệ sinh lao động mà doanh nghiệp phải thực hiện trong suốt quá trình kinh doanh. 

Dựa theo quy định tại thông tư số 7 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội năm 2024: Các doanh nghiệp cần phải gửi báo cáo về an toàn vệ sinh lao động một lần trong mỗi năm, trước ngày 10/1, đến Sở Lao động Thương binh và Xã hội và Sở Y tế. Trong thông tư có quy định rõ trách nhiệm của các doanh nghiệp trong việc nộp báo cáo vệ sinh an toàn vệ sinh lao động bao gồm các quy định như sau:

Tổng hợp các loại báo cáo an toàn vệ sinh lao động cần nộp trong công tác
Tổng hợp các loại báo cáo an toàn vệ sinh lao động cần nộp trong công tác 

- Người sử dụng lao động thực hiện việc thống kê dựa trên các số liệu cụ thể, lưu trữ lại các thông tin, phân tích các kết quả báo cáo từ đó đưa ra các phương án giải quyết đối với vấn đề vệ sinh an toàn vệ sinh lao động. 

- Gửi báo cáo lao động cho đơn vị sở lao động thương binh và xã hội, sở y tế là nghĩa vụ và trách nhiệm của người sử dụng lao động được thực hiện hằng năm. Phương thức thực hiện có thể thông qua các phương tiện như fax, thư điện tử hoặc thông qua bưu điện. Thời gian quy định là trước ngày 10/1 hằng năm

- Toàn bộ thông tin báo cáo của doanh nghiệp về an toàn vệ sinh lao động sẽ được sở lao động tổng hợp lại và gửi về bộ lao động thương binh và xã hội. Báo cáo được gửi theo mẫu có quy định tại phụ lục III, thời gian thực hiện là trước ngày 25/1 hằng năm. 

>> Xem thêm: Danh sách người tham gia đến hạn phải đóng bhxh tự nguyện, bhyt

1.2. Các loại báo cáo mà doanh nghiệp cần nộp trong công tác an toàn vệ sinh lao động

Bên cạnh việc nộp báo cáo vệ sinh an toàn lao động một lần trong năm như trên. Doanh nghiệp còn phải nộp thêm các loại báo cáo khác có trong nội dung của báo cáo an toàn vệ sinh lao động đó là: 

Báo cáo của doanh nghiệp thông tin về tai nạn lao động: Loại hình báo cáo này được nộp về sở thương binh lao động và xã hội, nộp theo kỳ 6 tháng/lần, thời gian nộp theo quy định là trước ngày 5 tháng 7 và ngày 10 tháng 1. 

 Các loại báo cáo mà doanh nghiệp cần nộp trong công tác an toàn vệ sinh lao động
 Các loại báo cáo mà doanh nghiệp cần nộp trong công tác an toàn vệ sinh lao động

Báo cáo thống kê chi tiết về sức khỏe đối với người lao động: Báo cáo được gửi về trung tâm y tế hoặc các đơn vị quản lý thuộc y tế nơi mà doanh nghiệp hoạt động. Thời hạn phải nộp báo cáo là trước các ngày 5/7 và ngày 10/1. 

Báo cáo về tình hình bệnh nghề nghiệp của lao động tại các doanh nghiệp được gửi về cơ sở y tế cấp tỉnh hằng năm. 

Báo cáo của doanh nghiệp về số liệu thống kê quan trắc môi trường: Báo cáo được gửi về sở tài nguyên và môi trường cấp huyện hoặc ban quản lý khu công nghiệp. Thời gian nộp báo cáo theo quy định là trước ngày 30/1. 

Tuyển nhân viên an toàn lao động

Cách trình bày báo cáo an toàn vệ sinh lao động như thế nào? Nếu bạn đang gặp rắc rối trong quá trình trình bày báo cáo an toàn vệ sinh lao động thì hãy cùng theo dõi phần nội dung hướng dẫn cách trình bày báo cáo vệ sinh an toàn lao động ngay sau đây:

2.1. Cách trình bày phần mở đầu trong báo cáo an toàn vệ sinh lao động

Phần mở đầu trong báo cáo an toàn vệ sinh lao động cần trình bày các thông tin như: 

- Địa phương: Nơi doanh nghiệp đang hoạt động

- Các doanh nghiệp, cơ sở: Xin vui lòng đề cập đến tên của doanh nghiệp và đánh số thứ tư cho cơ sở - cơ sở cần thực hiện báo cáo về an toàn vệ sinh lao động. 

- Kính gửi: Cơ quan nộp báo cáo - sở lao động thương binh và xã hội cấp tỉnh hoặc thành phố..

- Phần thông tin tên báo cáo: Viết hoa, in đậm, căn giữa. 

- Năm: Ghi số năm thực hiện lập báo cáo an toàn vệ sinh lao động

Phần tiếp theo là các thông tin khái quát về doanh nghiệp bao gồm các phần nội dung như sau:

Cách trình bày phần mở đầu trong báo cáo an toàn vệ sinh lao động
Cách trình bày phần mở đầu trong báo cáo an toàn vệ sinh lao động

- Tên doanh nghiệp: Ghi rõ tên doanh nghiệp căn cứ vào giấy đăng ký kinh doanh.

- Ngành nghề/lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: Ghi rõ các lĩnh vực/ngành nghề hoạt động kinh doanh. 

- Loại hình doanh nghiệp: Ghi rõ loại hình tổ chức hoạt động của doanh nghiệp là công ty TNHH, Cty cổ phần, công ty tư nhân hay là các loại hình công ty khác,...

- Cơ quan quản lý trực tiếp: Ghi rõ tên cơ quản quản lý trực tiếp doanh nghiệp đó vì một số doanh nghiệp được quản lý trực tiếp bởi các bộ, ngành…

- Địa chỉ chi tiết doanh nghiệp: Ghi rõ thông tin từ nhỏ nhất đến lớn nhất bao gồm các công ty sau: Số nhà, tên đường phố, tên quận/huyện/thị xã.

- Số điện thoại: Ghi số điện thoại liên hệ trực tiếp của doanh nghiệp. 

>>Xem thêm: Danh sách cấp sổ bhxh

2.2. Cách trình bày phần nội dung chính trong báo cáo an toàn vệ sinh lao động 

Trước khi đi vào nội dung về cách trình bày báo cáo vệ sinh an toàn lao động thì dưới đây chính là phần nội dung chính của báo cáo an toàn vệ sinh lao động. Nội dung chính trong báo cáo được chia ra làm 2 phần đó là:

- Phần A là báo cáo chung 

- Phần B - nội dung về kết quả cho việc đánh giá về mức độ rủi ro đối với vệ sinh và an toàn lao động.

Cách trình bày phần nội dung chính trong báo cáo an toàn vệ sinh lao động
Cách trình bày phần nội dung chính trong báo cáo an toàn vệ sinh lao động 

2.2.1. Phần A - báo cáo chung trong báo cáo an toàn vệ sinh lao động

Thông tin trong báo cáo được chia làm 4 cột với các thông tin về số thứ tự, nội dung về chỉ tiêu cần thực hiện báo cáo, đơn vị tính và số lượng cụ thể. 

Thông tin chung về tình hình lao động tại doanh nghiệp bao gồm các mục thông tin chính như sau:

Phần thứ nhất của nội dung: Số tổng lao động trong doanh nghiệp bao gồm: số người tham gia công tác về an toàn vệ sinh lao động; số lao động tham gia công tác y tế; số lao động là nữ; số lao động làm việc trong môi trường có thể gây hại, nguy hiểm đến sức khỏe, và làm công việc nặng nhọc; số lao động dưới 18 tuổi và dưới 15 tuổi; số lao động ở độ tuổi lao động và số lao động bị khuyết tật. 

Đơn vị tính trong các mục nội dung trên ghi là người, cần ghi số lượng người cụ thể cho từng mục nội dung trên. 

Phần A - báo cáo chung trong báo cáo an toàn vệ sinh lao động
Phần A - báo cáo chung trong báo cáo an toàn vệ sinh lao động

Thông tin chi tiết về tai nạn lao động cần ghi rõ các thông tin về số vụ tai nạn lao động, số vụ tai nạn có người bị thiệt mạng(đơn vị là vụ); Số người bị tai nạn và số người chết trong số người bị tai nạn đó(ghi đơn vị là người); Thông tin về tổng số các chi phí cho các lao động bị tai nạn(đơn vị tính bằng triệu đồng): Trong đó có cần trình bày chi tiết về số tiền thiệt hại vì vụ tai nạn lao động đó tính bằng đơn vị triệu đồng, và thời gian nghỉ được tính bằng ngày vì tai nạn lao động. 

Thông tin tổng số lao động mắc bệnh nghề nghiệp bao gồm các nội dung cần trình bày cụ thể như sau: Ghi rõ tổng số lượng người mắc các bệnh nghề nghiệp; Số người mới bắt đầu mắc phải các căn bệnh nghề nghiệp; Ghi rõ tổng số ngày lao động nghỉ vì nguyên nhân do mắc bệnh nghề nghiệp; 

Ghi rõ số người phải nghỉ vì mắc các bệnh nghề nghiệp trong trường hợp trước tuổi nghỉ hưu; Ghi rõ tổng số chi phí phải chi phí tổn nhất cho việc lao động mắc bệnh nghề nghiệp(các khoản chi phí đó là các khoản tiền như trợ cấp, tiền bồi thường, nghỉ hưởng lương,...và các khoản tiền này không nằm trong kế hoạch an toàn vệ sinh lao động).

Tổng hợp thống kê chi tiết về phân loại sức khỏe người lao động bao gồm các thông tin như sau: Trình bày rõ số lượng người lao động và tình trạng sức khỏe của họ được xếp loại từ I đến V. Trong đó I - xếp loại rất khỏe; II - xếp loại khỏe; III - xếp loại trung bình; IV - xếp loại yếu và V - xếp loại rất yếu. 

Phần A - báo cáo chung trong báo cáo an toàn vệ sinh lao động
Phần A - báo cáo chung trong báo cáo an toàn vệ sinh lao động

Thông tin chi tiết về các khóa huấn luyện an toàn vệ sinh lao động bao gồm các mục nội dung như sau: Ghi rõ số lượng nhóm 1 người, nhóm 2 người và nhóm 3 người được huấn luyện trên tổng số lượng người trong nhóm đó; Thông tin về hình thức huấn luyện được chia ra thành: Số lượng người tự huấn luyện và số lượng người được huấn luyện huấn luyện bởi các tổ chức và có trả phí cho các tổ chức đó. 

Trong đó, cần trình bày rõ số lượng người trên tổng số người trong các nhóm 4 người, 5 người, 6 người đã được huấn luyện bởi các tổ chức đó; Tổng chi phí cho tất cả các hình thức và số lượng người được huấn luyện - đơn vị là triệu đồng. 

Bạn cũng cần trình bày các phần thông tin từ tổng thể đến chi tiết trong việc thống kê các số liệu cụ thể cho công tác báo cáo an toàn vệ sinh lao động. 

- Thông tin về việc đảm bảo vệ sinh an toàn lao động đối với các loại máy móc, thiết bị lao động 

- Quy định về thời gian làm việc và số giờ nghỉ của doanh nghiệp đối với người lao động

- Thông tin về việc doanh nghiệp đã thực hiện việc bồi dưỡng bằng hiện vật cho người lao động về phòng chống độc hại như thế nào?

- Chi tiết tình hình quan trắc môi trường của doanh nghiệp 

- Chi phí đầu tư cho việc thực hiện an toàn lao động, chi tiết từng việc 

- Thông tin về các tổ chức được doanh nghiệp thuê để thực hiện vệ sinh an toàn lao động.

Doanh nghiệp sẽ thực hiện vệ sinh an toàn lao động theo lịch trình cụ thể. 

Phần A - báo cáo chung trong báo cáo an toàn vệ sinh lao động
Phần A - báo cáo chung trong báo cáo an toàn vệ sinh lao động

- Căn cứ vào nghị định số 39 của chính phủ năm 2024 để đưa ra đánh giá về tính hiệu quả của các giải pháp vệ sinh an toàn lao động đối với các yếu tố nguy hiểm - nguy hại.

Phần kết trong mẫu báo cáo bao gồm các thông tin về nơi nhận(bao gồm các đơn vị nhận báo cáo, thông thường các đơn vị này sẽ được ghi như trên có nghĩa đơn vị nhận giống với đơn vị ghi trong phần kính gửi trong báo cáo trước đó).

2.2.2. Phần B - kết quả đánh giá về mức độ rủi ro đối với vệ sinh và an toàn lao động

Phần B - kết quả đánh giá về mức độ rủi ro đối với vệ sinh và an toàn lao động cũng được trình bày dưới dạng bảng thống kê với các nội dung như sau:

- Các yếu tố gây nguy hiểm - nguy hại đã được phát hiện trong quá trình thực hiện báo cáo an toàn vệ sinh lao động: Ghi rõ các yếu tố đó lần lượt theo thứ tự. 

- Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố gây nguy hiểm - nguy hại đến an toàn vệ sinh lao động và mức độ nghiêm trọng của các yếu tố đó. 

- Trình bày các biện pháp phòng chống cụ thể 

Phần B - kết quả đánh giá về mức độ rủi ro đối với vệ sinh và an toàn lao động
Phần B - kết quả đánh giá về mức độ rủi ro đối với vệ sinh và an toàn lao động

- Ghi rõ tên cá nhân hoặc các bộ phận chịu trách nhiệm cho việc tổ chức thực hiện các biện pháp phòng chống đó. 

- Ghi rõ thời gian cho việc thực hiện các biện pháp đối với an toàn vệ sinh lao động trong việc phòng chống các yếu tố gây nguy hiểm và có hại đó.

Phần kết trong mẫu báo cáo bao gồm các thông tin về nơi nhận(bao gồm các đơn vị nhận báo cáo, thông thường các đơn vị này sẽ được ghi như trên có nghĩa đơn vị nhận giống với đơn vị ghi trong phần kính gửi trong báo cáo trước đó).

Việc làm an toàn lao động tại Hà Nội

Trong quá trình trình bày báo cáo ATVSLĐ nếu không muốn gặp phải các rắc rối như nộp phạt hành chính thì bạn nên lưu ý một số các vấn đề sau: 

- Báo cáo phải được trình bày theo mẫu được quy định trong phụ lục II căn cứ theo thông tư số 07 của bộ lao lao động thương binh và xã hội năm 2024. 

- Báo cáo phải được thực hiện và nộp đúng thời hạn và nơi quy định. 

- Nội dung báo cáo cần được trình bày cụ thể - rõ ràng - chính xác nhất. Điều này cũng áp dụng cho các loại báo cáo khác như mẫu báo cáo thử việcmẫu báo cáo thành tích cá nhânmẫu báo cáo thành tích tập thểmẫu báo cáo thực tậpmẫu báo cáo tiếp kháchmẫu văn bản báo cáo công việc hàng tháng, tuần, ngàybáo cáo tiến độ công việc thi côngbáo cáo thực hiện mục tiêu công tybáo cáo kết quả kinh doanhbáo cáo doanh thubáo cáo đánh giá rủi ro, mẫu báo cáo thu chi nội bộ,...

>> Xem thêm: Danh sách các đơn vị đề nghị thanh tra đột xuất

Một số lưu ý khi trình bày báo cáo an toàn vệ sinh lao động
Một số lưu ý khi trình bày báo cáo an toàn vệ sinh lao động

Căn cứ theo nghị định số 28 của chính phủ về việc xử phạt các hành vi vi phạm việc báo cáo an toàn vệ sinh lao động bao gồm các nội dung chính như sau: 

- Phạt tiền đối với người lao động thiếu trách nhiệm trong việc báo cáo tình hình an toàn vệ sinh lao động cho người sử dụng lao động, gây ra các hậu quả nghiêm trọng như mất an toàn vệ sinh lao động, bệnh nghề nghiệp và các vị tai nạn lao động với mức phạt từ 500.000 đến 1.000.000

- Phạt từ 1.000.000 đến 3.000.000 đồng đối với anh/chị người sử dụng lao động trong những trường hợp sau: Báo cáo về an toàn vệ sinh lao động không đúng và thiếu thông tin, cùng với việc gửi muộn so với thời hạn quy định. 

- Người sử dụng lao động sẽ bị phạt tiền với mức phạt từ 5 triệu cho đến 10 triệu đồng khi: Không thực hiện nộp và thống kê các loại báo cáo về tình hình các vụ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và sự cố kỹ thuật gây ra các hậu quả nghiêm trọng về sự an toàn và vệ sinh lao động. 

Tìm việc làm

Vi phạm quy định báo cáo an toàn vệ sinh lao động sẽ bị xử phạt như thế nào?
Vi phạm quy định báo cáo an toàn vệ sinh lao động sẽ bị xử phạt như thế nào?

Báo cáo an toàn vệ sinh lao động là một trong những việc mà doanh nghiệp phải thực hiện để phục vụ cho công tác quản lý về an toàn vệ sinh lao động mà môi trường lao động của nhà nước. Thông qua các báo cáo này doanh nghiệp có thể kịp thời phát hiện những điểm làm tốt và chưa tốt để từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm giải quyết vấn đề một cách triệt để, quản lý doanh nghiệp tốt hơn. 

Hy vọng các thông tin được trình bày trong bài viết đã giúp bạn hiểu được tầm quan trọng của việc thực hiện báo cáo an toàn vệ sinh lao động và cách trình bày theo quy định đối với mẫu báo cáo an toàn vệ sinh lao động.

Các bạn có thể tải và tham khảo các mẫu báo cáo trong công tác an toàn vệ sinh lao động tại đây!

Tải xuống ngay.doc

Tải xuống ngay.doc

Tải xuống ngay.doc

Tải xuống ngay.pdf