Tác giả: Vũ Bích Phượng
Lần cập nhật gần nhất: ngày 08 tháng 05 năm 2024
Có câu, nhân tài sẽ chẳng bao giờ từ bỏ công việc, họ chỉ từ bỏ một ông chủ tồi. Câu nói này chẳng bao giờ sai, nó đúng trong mọi hoàn cảnh. Trong mọi cuộc phỏng vấn của các chuyên gia của tìm việc, có một câu hỏi luôn được nhà tuyển dụng đưa vào trong nội dung phỏng vấn. Đó là : lý do vì sao bạn nghỉ việc ở công ty cũ? Thực ra , nguyên nhân có rất nhiều, nhưng luôn đi kèm theo một nguyên nhân cốt lõi đến từ người chủ cũ. Và nhà tuyển dụng sẽ hầu như không bao giờ nghe được lý do đó được nói trực tiếp từ ứng viên, bởi nếu nói sự thật rằng họ nghỉ việc bởi có một ông chỉ tồi, ắt cái nhìn khách quan của doanh nghiệp và nhà tuyển dụng sẽ đổ lỗi lên ứng viên. Họ cho rằng, ứng viên là người có mang tâm lý tiêu cực trong công việc. Cho rằng ứng viên đó có thể sẵn sàng “nói xấu” sếp cũ, công ty cũ là điều không đúng. Nói là khách quan nhưng thực chất đó lại chính là một cái nhìn hết sức chủ quan của doanh nghiệp.
Nếu thử một lần nhìn nhận vấn đề đến từ doanh nghiệp và đến từ chính kỹ năng lãnh đạo của mình, thì bạn sẽ thấy rõ việc nhân viên rời bỏ công ty có một phần nguyên nhân đến từ chính bản thân mình. Thực tế đã chứng mình, khi nhân viên có động lực làm việc thì họ có thể tạo ra những năng suất khủng. Mà động lực làm việc đó có đến 70% là chịu tác động từ người sếp. Thế nên, cho đến khi nhân viên mắc phải sai lầm thì sâu xa cũng là do sự lãnh đạo của bạn có lỗ hổng. Và tồi tệ hơn, nếu như để nhân viên ra đi với tâm lý rằng họ có một ông chủ tồi thì bạn cần phải xem xét lại chính mình. Nếu gặp những vấn đề sau đây, bạn cần thay đổi chiến lược lãnh đạo.
Có nhiều nguyên nhân để khiến cho các nhà lãnh đạo giao quá nhiều việc cho nhân viên. Có thể do lãnh đạo không trực tiếp làm việc nên không ước tính được khối lượng công việc bao nhiêu là vừa sức. cũng có thể là vị lãnh đạo đó đã biết mức độ công việc khoảng bao nhiêu là đủ song họ luôn có mức cầu tiến trong việc tận dụng sức lao động của nhân viên. Vậy bạn nằm trong trường hợp nào? Dù xuất phát từ nguyên nhân nào đi chăng nữa thì khi bạn đưa khối lượng công việc quá sức với năng lực của nhân viên thì cũng sẽ khiến cho họ dễ bị căng thẳng áp lực.
Đối với nhân tài thì họ có thể xem đây là một áp lực lớn hơn hẳn những nhân viên bình thường. Bởi trong quan niệm của người lãnh đạo, những nhân viên giỏi sẽ luôn có sức làm việc giống như một “siêu nhân” vậy. Họ có thể làm được bất cứ nhiệm vụ nào, khối lượng công việc ra sao khi được giao. Và khi bạn còn đem khối lượng của nhân viên năng lực đem áp vào khối lượng công việc của nhân viên có mức năng lực khác. Sẽ rất áp lực dù là ai khi bị giao quá nhiều việc vượt qua mức lao động hay năng lực của bản thân.
Nếu đối với bạn, nhân viên nào cũng giống nhau và họ ở cùng một xuất phát điểm là người lao động đơn thuần cho công ty thì đó chính là một suy nghĩ rất sai lầm. Đã có không nhiều vị lãnh đạo đã nghĩ rằng, việc nhân viên tạo ra thành quả lao động là điều đương nhiên và không có gì đáng để bàn luận bởi vì công ty đã trả lương để cho họ làm điều đó. Nếu như bạn không muốn đưa doanh nghiệp của mình tiến lùi thì không ai ngăn cấm bạn suy nghĩ điều đó. Nhưng ai cũng mong doanh nghiệp phát triển, mà lại giữ quan điểm sai lầm đó thì sẽ đến một ngày, công ty, doanh nghiệp của bạn sẽ không còn tên trên thị trường cạnh tranh khốc liệt nữa. Bởi ở phương diện của nhân viên, dù họ có cố gắng đến đâu thì cuối cùng sếp cũng nhìn họ không khác gì những người không có sự phấn đấu. Vậy, làm sao để họ phải nỗ lực? Nỗ lực vì điều gì?.
Chức năng hữu ích cho nhà tuyển dụng, truy cập ngay tại đây để xem hồ sơ ứng viên tìm việc hoàn toàn miễn phí
Vì thế, việc một nhà lãnh đạo nên thực hiện thường xuyên đó là động viên cấp dưới, bởi việc này có thể truyền cho họ những động lực lớn để làm việc. Ngoài động viên, ai cũng có nhu cầu được công nhận, công nhận năng lực, công nhận sự cố gắng, chính vì thế bạn hãy gửi tới những nhân viên ưu tú những sự đánh giá và công nhận. Nó không chỉ giúp tinh thần họ phấn chấn hơn mà còn khích lệ những nhân viên khác nhìn vào và noi theo. Bạn sẽ thực sự là người sếp tồi khi không làm điều đó.
Có nhiều ông chủ luôn cố gắng bào chữa về sự ủy thác công việc của mình với lý lẽ là sự tin tưởng, trao quyền cho nhân viên. Vâng đó chính là dấu hiệu của một ông chủ tồi thay vì suy nghĩ ban đầu bạn cho rằng đó là một người sếp tốt. Nếu bạn là một người lãnh đạo, vậy bạn nghĩ việc tận dụng nhân viên bằng cách đưa quyền lợi, quyền lực cho một người nào đó bạn cảm thấy tin tưởng, để họ giúp bạn xử lý mọi vấn đề hay là việc bạn luôn luôn quan sát, lắng nghe ý kiến của nhân viên để trực tiếp quản lý công việc, cách nào sẽ tốt hơn. Chẳng cần phân tích gì nhiều, ai cũng biết cách thứ hai mới là chân lý. Ấy vậy mà trên thực tế lại tồn tại không ít những vị lãnh đạo nằm trong trường hợp đầu tiên.
Ông chủ tồi sẽ luôn ủy thác, ỉ lại mọi thứ cho người họ trao quyền. Dù bên ngoài, có thể nhân viên sẽ tưởng chừng bản thân được tín nhiệm, bản thân có năng lực nhưng sâu bên trong, họ chẳng biết rằng, ông chủ mình đang ỉ lại vào bạn, nếu công việc tốt thì đó là điều hiển nhiên, nhưng công việc tệ đi, ắt nhân viên đó sẽ là người phải gánh vác. Đây không phải là chiến lược phát triển nhân viên mà thực chất là tìm người chịu trách nhiệm. Một vị sếp tốt sẽ lắng nghe nhân viên của mình, đem tới cho họ cơ hội và cùng họ giải quyết khó khăn.
Theo ngôn ngữ trong công việc thì có thể nói rằng đó là hành vi không tôn trọng cam kết đã đưa ra với nhân viên. Đây là biểu hiện rất dễ thấy của một ông chủ luôn chăm chăm coi trọng tới doanh thu. Ngay từ đầu vào khi đăng tin tuyển dụng, ông chủ đó đã vẽ ra vô vàn những lợi ích hấp dẫn để mời gọi nhân viên về làm việc. Nhưng thực tế việc làm lại chứng minh điều ngược lại, nhân viên không có được những điều kiện tốt nhất để làm việc đạt hiệu quả trong khi đó ông chủ lại luôn đòi hỏi những hiệu quả cao về doanh số. Thậm chí, có những vị sếp luôn đưa ra những lợi ích trước mắt cho nhân viên, nhằm mong muốn họ sẽ thực hiện theo yêu cầu nào đó của mình. Sau khi mọi thứ đã xong xuôi thì nhân viên chẳng hề nhận được những gì mà vị sếp đã nói.
Vậy đấy, làm một người sếp tốt đâu có dễ. Bạn cần phải rèn luyện thật nhiều về cả tài năng và nhân phẩm để có thể giữ chân được nhân tài. Bởi chỉ có họ mới làm nên được sự thành công cho công ty.
>>> Xem thêm: Bạn có hứng thú với việc làm trợ lý Hồ Chí Minh xem ngay để cập nhật những tin tức tuyển dụng mới nhất và đừng quên ứng tuyển ngay để có được công việc mà bạn mong muốn nhanh nhất.
Về Timviec365
Dành cho ứng viên
Dành cho nhà tuyển dụng
Việc làm theo khu vực
Việc làm theo ngành nghề
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
App CV365
App JobChat365
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
Tải app để tìm việc siêu tốc Tạo CV đẹp với 365+ mẫu CV xin việc