
Tạo CV online có ngay việc làm mơ ước
[3500+] mẫu CV "tuyệt đẹp", chỉnh sửa dễ dàng trong 3 phút
Trang việc làm ứng dụng sâu AI
Tạo cv – tìm việc làm
Mã QR đăng nhập App NTD
Tác giả: Trần Quỳnh Trang
Bảng chấm công thợ xây là một trong những thành phần quan trọng để quyết định đánh giá chất lượng làm việc và năng lực thực tế của một người thợ xây. Trong bài viết ngay dưới đây timviec365.vn sẽ hướng dẫn cách để tạo một bảng chấm công thợ xây mới nhất và thông tin về những thành phần quan trọng của bảng chấm công thợ xây
Với bất kỳ mọi ngành nghề nào cũng đều cần sự công bằng và rõ ràng trong vấn đề lương thưởng, bởi lẽ đây là yếu tố quan trọng thúc đẩy sự hăng hái và nỗ lực làm việc của từng cá nhân và cả một tập thể.
Đặc biệt là trong các ngành về xây dựng, tiền lương mà mỗi người công nhân thợ xây nhận được dựa trên năng suất và tần suất lao động của mỗi người. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến mức lương họ nhận được hàng tháng. Và so về mặt bằng chung, mặc dù lương thợ xây được đánh giá là không quá thấp (nhiều nơi lương thợ xây khá cao), nhưng so sức khỏe và kỹ năng họ bỏ ra thì mức lương như thế là xứng đáng và đặc biệt họ rất quan trọng vấn đề lương thưởng.
Thử nghĩ một chút, cùng một sức lực bỏ ra, dầm mưa dãi nắng như nhau mà lại có sự chênh lệch không rõ ràng trong tiền lương thưởng nhận được thì chắc chắn sẽ tạo ra sự bất công trong công việc.
Ngoài ra, bảng chấm công thợ xây rõ ràng sẽ là nguồn độc lực lớn lao để thúc đẩy công nhân xây dựng tiếp tục duy trì và phát huy năng lực của mình. Vì thế, người đội trưởng hay nhân viên kế toán của doanh nghiệp cần phải thiết kế một bảng chấm công thợ xây hoàn chỉnh, công bằng.
Lương thợ xây cũng tương tự như bao ngành nghề khác, được cấu thành tư nhiều loại lương khác nhau, cụ thể:
Lương cơ bản của thợ xây là mức lương cứng ban đầu được thợ xây đồng ý và ký kết với người chủ thầu công trình hay được ký kết với doanh nghiệp xây dựng.
Mức lương cơ bản này khi thợ xây ký kết với doanh nghiệp thường là phần lương được đóng bảo hiểm, đóng các khoản chi phí thân thể. Mức lương cơ bản của mỗi doanh nghiệp cũng có sự khác nhau, chủ yếu sẽ là mức lương tối thiểu của vùng, đã được quy định trong Nghị định 157/2018/NĐ-CP.
Ngoài ra mức lương cơ bản này cũng sẽ phụ thuộc vào trình độ cấp bậc cũng như kỹ năng hiện có của người công nhân thợ xây. Chẳng hạn như thợ chính, thợ phụ sẽ có sự khác biệt rõ ràng, bởi để lên làm được vị trí thợ chính, người thợ phụ phải trải qua nhiều năm, nhiều công trình để học nghề, trau dồi kỹ năng.
Lương công việc - phụ cấp của thợ xây là loại lương sẽ bao gồm lương cơ bản kết hợp cùng với các khoản phụ cấp khác như phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp khả năng, phụ cấp thâm niên hay thu hút.
Các loại phụ cấp này phải được ghi rõ ràng trên hợp đồng lao động khi công nhân xây dựng ký kết với doanh nghiệp, hoặc phải được biểu hiện cụ thể trong quy chế phúc lợi của doanh nghiệp thì khi đó mới được tính vào tiền lương cuối cùng sau khi tính thuế TNDN.
Ngoài ra, một số loại phụ cấp khác mà công nhân xây dựng sẽ được nhận tại một số doanh nghiệp thầu các công trình lớn như hỗ trợ toàn bộ tiền ăn uống và nhà ở, hỗ trợ tiền xăng xe đi lại,... Đây đều là những phúc lợi nhằm thu hút và động viên người lao động tham gia làm thợ xây cho doanh nghiệp.
Tuy nhiên loại hỗ trợ - phụ cấp trên thường hiếm khi có ở những đội thợ xây nhỏ lẻ tại các vùng miền, họ hoạt động theo hình thức tự phát và không có sự kiểm soát của bất kỳ doanh nghiệp nào nên họ sẽ phải tự cung tự cấp cho bản thân mình.
Lương ngày công thực tế của thợ xây chính là số ngày công thực tế mà người công nhân xây dựng đấy đi làm trong một tháng, lương ngày công thực tế phục thuộc trực tiếp vào bảng chấm công để thu thập số liệu tính lương tháng cho mỗi công nhân.
Thông thường các doanh nghiệp lớn hay sử dụng phần mềm chấm công hoặc sử dụng các phần mềm như Excel để chấm công cho công nhân. Tuy nhiên đối với các đội thợ xây tự phát, họ thường chấm công thủ công bằng cách ghi lại trên sổ sách.
Với mỗi doanh nghiệp khác nhau thì sẽ có cách chấm công thợ xây khác nhau, tuy nhiên hầu hết mọi bảng chấm công thợ xây từ cơ bản đến phức tạp đều có các thành phần chấm công như sau:
- Thông tin của từng cá nhân chấm công: Họ và tên (có thể có ngày tháng năm sinh) của công nhân xây dựng. Ngoài ra, với một số nơi còn có thêm ngày bắt đầu đi làm của thợ xây.
- Vị trí chức vụ của thợ xây: Mặc dù nói tóm gọn trong hai chữ “thợ xây” tuy nhiên thợ xây cũng bao gồm nhiều cấp bậc khác nhau như thợ mới học việc, thợ phụ, thợ chính,... Vị trí chức vụ của thợ xây có ảnh hưởng trực tiếp đến mức lương cứng của thợ xây cũng như các khen thưởng hàng kỳ.
- Các loại lương mà thợ xây được nhận: Bao gồm lương cơ bản, lương phụ cấp và lương ngày công thực tế của công nhân. Trong đó ngày công thực tế của công nhân phải có các cột thể hiện các ngày trong tháng, nhân viên sẽ đánh dấu ngày công đi làm của từng nhân viên.
- Tổng lương nhận được cuối cùng: Cột này rất quan trọng, đây là tổng hợp các loại lương của nhân viên sau khi cộng dồn các thành phần quan trọng thiết yếu. Đây cũng là cột mà người lao động quan tâm hàng đầu.
- Ký nhận tên công nhân thợ xây: Sau khi kiểm tra và xác định được mức độ chính xác cũng như đã hài lòng với bảng chấm công thợ xây thì các công nhân sẽ ký tên và nhận tiền lương.
Ngoài các thành phần cơ bản chính trên, bảng chấm công thợ xây còn có thêm phần tiền tạm ứng của các lao động. Thực tế trong nhiều trường hợp, công nhân thợ xây cần gấp khoản tiền lớn để chi trả cho cuộc sống thì họ có thể tạm ứng tiền lương trước với doanh nghiệp để nhận tiền và số tiền đó sẽ trừ vào tiền lương tổng của công nhân.
Để tạo bảng chấm công thợ xây trên excel, đầu tiên cần phải chọn lựa bố cục chung cho bảng lương bao gồm thông tin đơn vị thi công, tiêu đề “Bảng chấm công” đặt ở giữa, được viết hoa và in đậm.
Tiếp theo là tham chiếu cụ thể thông tin liên quan đến từng cá nhân thợ xây như vị trí, bậc lương, hệ số lương, các loại lương nhận được. Những thông tin này cần nhập chính xác để đảm bảo sự minh bạch trong tiền lương.
Bảng chấm công quan trọng nhất là phần chấm công, chia các cột đánh dấu các ngày trong một tháng. Mỗi một ngày, nhân viên phụ trách chấm công sẽ tích lại tình trạng làm việc của từng thợ xây. Chẳng hạn như đi làm đầy đủ, nghỉ nửa ngày có phép, nghỉ nửa ngày không phép,... Mỗi lý do nghỉ của thợ xây đều cần phải ghi chú rõ ràng nhằm phục vụ việc tính lương hiệu quả hơn.
Lưu ý giữa các thành phần và các cột khác nhau thì cần có sự đánh dấu khác nhau nhằm giúp dễ dàng phân biệt và nhận diện các nội dung hơn.
Ngoài sử dụng bảng chấm công trên excel thông thường thì hiện nay nhiều doanh nghiệp đã và đang chuyển sang sử dụng phần mềm chấm công. Các phần mềm chấm công sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và công sức để đi chấm công từng người một. Đồng thời, sử dụng các phần mềm chấm công tự động cũng tạo động lực đi làm và tăng trách nhiệm của các công nhân thợ xây.
Trên đây là trình bày một số thông tin hữu ích của timviec365.vn liên quan đến chủ đề bảng chấm công thợ xây, hy vọng các chia sẻ này hữu ích với bạn đọc.
Máy chấm công cloud
Hiện nay, công nghệ ngày càng phát triển do đó mà mọi hoạt động về quản lý chấm công doanh nghiệp đều trở nên dễ dàng hơn. Máy chấm công Cloud là một giải pháp cho việc tự động hóa chuẩn giao dữ liệu, chỉ cần kết nối mạng internet mà không cần tải phần mềm. Xem thêm máy chấm công cloud tại đây:
Bài viết liên quan
Từ khóa liên quan
Chuyên mục
Chia sẻ
Bình luận