Tác giả: Hoàng Thúy Nga
Lần cập nhật gần nhất: ngày 15 tháng 08 năm 2024
Các doanh nghiệp dù mới khởi nghiệp hoặc thành lập đã lâu đều cần thực hiện nộp báo cáo thuế. Doanh nghiệp sẽ có kỳ báo cáo thuế khác nhau tùy theo doanh thu của doanh nghiệp đó. Quá trình nắm bắt được các doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp là quá trình quan trọng, đồng thời doanh nghiệp cần thực hiện báo cáo thuế theo đúng khuôn khổ của pháp luật. Vậy báo cáo thuế là gì? Cùng timviec365.vn tìm hiểu tất tần tật các thông tin về báo cáo thuế trong bài viết dưới đây nhé!
Báo cáo thuế là những việc thực hiện kê khai các hóa đơn thuế giá trị gia tăng đầu vào phát sinh trong kỳ mua hàng hóa hoặc dịch vụ cùng với những hóa đơn bán hàng do thuế giá trị gia tăng đầu ra phát hành.
Nhờ báo cáo thuế, các cơ quan quản lý thuế có thể nắm bắt được những tình hình hoạt động liên quan đến kinh doanh trong doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp cần phải nắm chính xác và rõ ràng các quy định của pháp luật đưa ra liên quan đến quá trình báo cáo thuế như: Doanh nghiệp cần nộp tờ khai thuế nào, thời gian nộp tờ khai thuế và thời gian thời hạn nộp tiền thuế của doanh nghiệp khi xảy ra các phát sinh.
Báo cáo về thuế bao gồm những thông tin sau đây: Các tờ khai phải nộp định kỳ theo tháng hoặc quý; Tờ khai thuế hàng tháng hoặc thuế GTGT của doanh nghiệp; Báo cáo về việc sử dụng hóa đơn của doanh nghiệp theo quý; Tờ khai thu nhập cá nhân theo tháng hoặc quý; Tính và thực hiện việc nộp thuế hàng quý về thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính (nếu có); Số tiền thuế phát sinh trong kỳ (nếu có).
Doanh nghiệp cần theo dõi đầy đủ quy trình thực hiện kê khai báo cáo thuế dưới đây.
Thuế giá trị gia tăng (GTGT) cần phải được doanh nghiệp xác định rõ thời gian kê khai theo tháng hay quý, theo phương pháp gián tiếp hay trực tiếp. Qua đó, doanh nghiệp mới có thể lựa chọn mẫu tờ khai thuế GTGT để nộp lên cơ quan.
Các doanh nghiệp mới thành lập thì phải thực hiện kê khai thuế GTGT theo từng quý một. Còn nếu doanh nghiệp có doanh thu năm ngoái liền kề từ 50 tỷ trở xuống và đang hoạt động thì kê khai theo quý, còn doanh thu của doanh nghiệp đang hoạt động lớn hơn 50 tỷ thì kê khai theo tháng.
Các doanh nghiệp đăng ký tự nguyện hoặc doanh nghiệp đang hoạt động và có doanh thu 1 tỷ trở lên trong mỗi năm thì kê khai theo phương pháp khấu trừ. Ngược lại, doanh nghiệp có doanh thu dưới 1 tỷ/ năm thì sẽ kê khai theo hình thức trực tiếp, tuy nhiên trừ doanh nghiệp thực hiện đăng ký tự nguyên kê khai theo hình thức khấu trừ.
Nếu doanh nghiệp thực hiện kê khai theo phương pháp khấu trừ, cần phải nộp tờ khai thuế theo đúng mẫu số là 01/GTGT. Trường hợp doanh nghiệp mới thành lập nhưng lại muốn kê khai bằng phương pháp khấu trừ, doanh nghiệp cần đăng ký để nộp mẫu 01/GTGT.
Còn nếu doanh nghiệp kê khai theo hình thức trực tiếp trên GTGT thì cần nộp tờ khai thuế theo đúng mẫu 03/GTGT. Trường hợp doanh nghiệp nộp trực tiếp trên doanh thu thì nộp tờ khai thuế GTGT theo đúng mẫu 04/GTGT.
Trường hợp doanh nghiệp thực hiện kê khai thuế GTGT theo quý thì phải kê khai thuế thu nhập cá nhân (TNCN) theo quý. Sẽ có hai trường hợp xảy ra nếu doanh nghiệp thực hiện kê khai thuế TNCN theo tháng: Kê khai theo tháng nếu số thuế TNCN phải nộp ở trong tháng hơn 50 triệu đồng, kê khai theo quý nếu số thuế TNCN phải nộp phát sinh ở trong tháng nhỏ hơn 50 triệu đồng. Với thuế TNCN, doanh nghiệp nộp tờ khai theo mẫu 05/KK-TNCN.
Nếu doanh nghiệp thực hiện kê khai thuế TNCN trên phần mềm HTKK thì cần phải lựa chọn kỳ kê khai giống trong tờ khai là theo tháng hoặc theo quý.
Doanh nghiệp sẽ không cần nộp tờ khai nếu doanh nghiệp không phát sinh bất kỳ thuế TNCN của nhân viên nào trong tháng hoặc quý. Còn nếu doanh nghiệp dùng các chứng từ khấu trừ thuế TNCN thì doanh nghiệp cần làm báo cáo sử dụng các chứng từ trong khấu trừ thuế TNCN theo thời gian quý.
Doanh nghiệp sẽ tạm tính tiền thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) theo mỗi quý dựa theo chứng từ, số hóa đơn và sổ sách kế toán trong doanh nghiệp. Nếu phát sinh tiền thuế TNDN, doanh nghiệp cần nộp thuế TNDN đó, thời gian nộp chậm nhất vào ngày 30 của quý kế tiếp, không bao gồm tờ kê khai thuế TNDN quý.
Doanh nghiệp sẽ bị phạt vì chậm nộp thuế nếu số tiền thuế TNDN tạm nộp trong quý thấp hơn số tiền cần nộp theo như tờ khai quyết toán 20% trở lên.
Các doanh nghiệp phải gửi Báo cáo về việc sử dụng hóa đơn theo từng quý đúng theo quy định và dùng mẫu báo cáo có mã là BC26-AC.
Bạn cần lưu ý rằng các doanh nghiệp, gồm cả doanh nghiệp mới thành lập, đều cần phải nộp báo cáo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo quý, trừ các doanh nghiệp thuộc vào những diện rủi ro cao về thuế thì cần làm báo cáo hóa đơn theo từng tháng.
Doanh nghiệp vẫn phải làm báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn nếu trong kỳ doanh nghiệp phát sinh thêm hóa đơn nào đó. Doanh nghiệp không cần làm báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn nếu là doanh nghiệp mới thành lập và chưa thông báo phát hành hóa đơn.
Doanh nghiệp có thể lập báo cáo thuế theo định kỳ tháng hoặc quý, tùy theo thời hạn và loại thuế theo quy định của pháp luật.
Để lập báo cáo hàng tháng, doanh nghiệp cần phải có các chứng từ như sau: Báo cáo thuế thu nhập đặc biệt, báo cáo thuế TNCN kỳ kê khai theo tháng, báo cáo thuế GTGT theo kỳ kê khai tháng và báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo đúng quy định của pháp luật.
Để lập báo cáo thuế theo quý, bạn cần chuẩn bị các mẫu giấy tờ như:
- Trường hợp lập kê khai thuế GTGT cần có chứng từ như sau: Bảng kê hóa đơn chứng từ của doanh nghiệp gồm hàng hóa và dịch vụ mua vào theo mẫu PL01-2/GTGT; bảng kê khai hóa đơn chứng từ về dịch vụ, hàng hóa của doanh nghiệp được bán ra theo mẫu PL01-1/GTGT; một số bảng kê phụ lục khác theo mẫu quy định pháp luật (nếu có).
- Trường hợp lập tờ khai thuế TNCN, bạn cần chuẩn bị các giấy tờ như: Tờ khai thuế TNCN theo quý sử dụng mẫu 02/KK-TNCN theo quý; nộp tờ khai theo mẫu 03/KK-TNCN tùy thuộc vào trường hợp doanh nghiệp được khấu trừ thuế theo đúng quy định.
- Trường hợp doanh nghiệp kê khai thuế TNDN theo quý, cần chuẩn bị các giấy tờ như: Tờ kê khai thuế TNDN theo mẫu 01A/TNDN; tờ kê khai thuế TNDN theo quý sử dụng mẫu 01B/TNDN.
Để tránh bị xử phạt theo quy định, doanh nghiệp cần chú ý về thời hạn nộp báo cáo thuế theo quy định. Trường hợp doanh nghiệp kê khai theo tháng, thời hạn để nộp tờ kê khai thuế chậm nhất là ngày 20 của tháng sau, kèm theo tiền thuế (nếu có). Còn nếu doanh nghiệp nộp tờ khai theo quý, thời gian nộp tờ khai thuế GTGT kèm theo tiền thuế (nếu có) sẽ chậm nhất vào ngày 30 tháng đầu của quý sau.
Theo thông tư 39/2024/TT-BTC, quy định trong điều 27, hạn nộp thuế chậm nhất theo các quý được quy định là: Quý I trong năm vào 30/04, quý II vào 30/07, quý III vào 30/10 và quý IV vào 30/01 năm sau.
Để quản lý hóa đơn nói chung và báo cáo thuế nói riêng, doanh nghiệp nên sử dụng phần mềm quản lý hóa đơn 365 để quản lý hóa đơn một cách nhanh chóng. Bên cạnh đó, phần mềm còn giúp doanh nghiệp tính toán tiền thuế và lập báo cáo thuế dễ dàng, cũng như nhắc nhở doanh nghiệp thời hạn nộp hóa đơn.
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã nắm rõ khái niệm báo cáo thuế là gì và những thông tin bạn cần biết về báo cáo thuế. Doanh nghiệp cần nắm được quy trình báo cáo thuế và thời hạn báo cáo thuế theo quy định để tránh bị xử phạt. Tùy thuộc vào doanh thu và tình hình hoạt động của doanh nghiệp mà sẽ có thời gian nộp báo cáo thuế khác nhau.
Hóa đơn điện tử là gì
Bạn có biết hóa đơn điện tử là gì hay không? Cách thực hiện hóa đơn điện tử thế nào? Click bài viết dưới đây để biết được những thông tin cần thiết về hóa đơn điện tử nhé!
Về Timviec365
Dành cho ứng viên
Dành cho nhà tuyển dụng
Việc làm theo khu vực
Việc làm theo ngành nghề
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
App CV365
App JobChat365
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
Tải app để tìm việc siêu tốc Tạo CV đẹp với 365+ mẫu CV xin việc