
Tạo CV online có ngay việc làm mơ ước
[3500+] mẫu CV "tuyệt đẹp", chỉnh sửa dễ dàng trong 3 phút
Trang việc làm ứng dụng sâu AI
Tạo cv – tìm việc làm
Mã QR đăng nhập App NTD
Tác giả: Vũ Bích Phượng
Trong hoạt động kế toán, việc sử dụng các phương pháp kế toán là điều hết sức quan trọng nhằm giúp cho người thực hiện kế toán tiến hành xử lý công việc hiệu quả hơn, tránh sai sót do đã có từng phương pháp hỗ trợ cho từng trường hợp cụ thể. Do đó, khi là một kế toán viên thì nhất định bạn không thể bỏ qua những hiểu biết cơ bản về phương pháp kế toán
Ở nội dung bên dưới, Phượng sẽ chia sẻ tới bạn đọc quan tâm về các phương pháp kế toán cơ bản, giúp bạn không mất nhiều thời gian tìm hiểu thông tin, đồng thời cũng bổ sinh kỹ năng trong lĩnh vực kế toán để làm việc hiệu quả hơn.
Ngay sau đây, hãy cùng Phượng đi sâu vào từng phương pháp kế toán một cách chi tiết bạn nhé.
Phương pháp dồn tích được coi là một trong 2 phương pháp cơ bản của kế toán mang trọng trách làm nền tảng đối với toàn hệ thống kế toán, cùng với phương pháp Cash basis (kế toán dựa vào dòng tiền). Bản chất của phương pháp dồn tích trong kế toán đó là dựa vào hai yếu tố dự thu, dự chi. Vậy phương pháp này được vận dụng như thế nào?
Phương pháp dồn tích được tiến hành như sau: Toàn bộ các nghiệp vụ về tài chính kinh tế trong bất kể doanh nghiệp nào liên quan tới các yếu tố bao gồm tài sản, doanh thu, nợ, nguồn vốn, chi phí đều sẽ phải ghi sổ kế toán ngay tại thời điểm có phát sinh mà không dựa trên thực tế thu chi.
Phương pháp kế toán dồn tích có thể được hiểu rõ hơn thông qua ví dụ điển hình của nó, đó chính là phương pháp bán chịu trong hoạt động kinh doanh. Nguồn doanh số thu về sẽ được ghi sổ trong các trường hợp giao hàng và phát hành hóa đơn chứ không phải ghi lại thời điểm dự tính, thỏa thuận sẽ thu được tiền. Bạn có thể áp dụng điều này vào các ví dụ tương tự khác để hình dung cụ thể hơn nữa. Chằng hạn như khi một khoản chi phí nào đó phát sinh, công ty sẽ ghi nhận diều đó, cũng sẽ kèm theo chấm công để trả thù lao cho nhân viên trước khi tới đúng thời điểm thanh toán tiền hàng thực tế được diễn ra. Việc áp dụng phương pháp này cho thấy rất rõ điểm hạn chế mà nó mang lại đó chính là công ty sẽ phải xuất tiền để trả thù lao, thu nhập cho người lao động trước khi được nhận lợi nhuận thực từ hàng hóa, dịch vụ được bán ra.
Xem ngay: Việc làm kế toán tổng hợp nhiều cơ hội hấp dẫn
Trong hoạt động kế toán, người ta gọi tên phương pháp này theo thuật ngữ chuyên ngành là Cash Basis. Với cách gọi tên tiếng Anh này nên đôi khi khiến cho các kế toán viên ngoại quốc dịch sai ý nghĩa dẫn đến làm cho bản thân của phương pháp sai lệch đi hoàn toàn. Vậy thực chất Phương pháp kế toán dựa vào dòng tiền nên hiểu chính xác như thế nào?
Bản chất của phương pháp này đó chính là dựa vào cơ sở của việc Thực thu và thực chi. Có thể thấy, đây chính là phương pháp kế toán có cách áp dụng đơn giản nhất, kế toán viên chỉ việc ghi nhận lại các khoản thu nhập cũng như chi phí ngay tại thời điểm thực chi và thực nhận.
Xem thêm: Việc làm kế toán bán hàng
Sau hai phương pháp nền tảng trên thì chứng từ kế toán là phương pháp phổ biến tiếp theo mà các kế toán viên cần tìm hiểu để áp dụng vào những trường hợp cần thiết.
Bản chất của phương pháp này chính là thông tin kế toán, kiểm tra về việc hình thành nghiệp vụ kinh tế. Bởi vì toàn bộ nghiệp vụ kinh tế khi được phát sinh thì đều được yêu cầu theo quy định lập chứng từ để chứa thông tin, các chứng từ này có thể là vật hoặc là giấy tờ. Chúng có vai trò làm bằng chứng để xác nhận thực trạng của các nghiệp vụ kinh tế, bao gồm sự phát sinh và sự hoàn thành.
Mục đích của phương pháp chứng từ là sao chụp lại y nguyên tình trạng, hoạt động cụ thể của mọi đối tượng trong nghiệp vụ kế toán, từ đó phản ánh chuẩn xác các nghiệp vụ tài chính kinh tế theo các tình trạng phát sinh hoặc đã hoàn thành, cụ thể theo địa điểm, thời gian.
Dựa vào phương pháp chứng từ kế toán mà các doanh nghiệp có căn cứ về mặt pháp lý rất rõ ràng để có thể bảo vệ tài sản của đơn vị mình vì phương pháp này cung cấp các minh chứng mang tính hợp pháp khi xử lý các mối quan hệ kinh tế cho các đối tượng hạch toán kế toán và hoạt động kinh doanh, sản xuất.
Tìm hiểu thêm: Việc làm kế toán kho
Gần giống với phương pháp chứng từ, phương pháp tính giá là một phương pháp có chức năng thực hiện việc thông tin, ngoài ra, nhiệm vụ thứ hai quan trọng của nó là kiểm tra chi phí toàn diện theo hai cách trực tiếp và gián tiếp đối với từng loại tài sản hay hoạt động kinh tế, tài chính. Các loại tài sản nằm trong sự kiểm tra của phương pháp tính giá có thể là hàng hóa, tài sản cố định, vật tư, lao vụ, các sản phẩm khác thuộc hoạt động kinh doanh sản xuất trong doanh nghiệp.
Để thực hiện phương pháp này, người ta dùng thước đô chính là tiền tệ, tiến hành các hoạt động để tính, để xác định các giá trí vốn có của mỗi loại tài sản như mua vào, được cấp, nhập góp vốn, sản xuất ra, được tài trợ,… đảm bảo nguyên tắc nhất định.
Đọc thêm: Lợi nhuận kế toán là gì?
Phương pháp này phục vụ cho việc kiểm tra và cung cấp các thông tin về quá trình từng loại tài sản, quá trình kinh doanh hay nguồn vốn dựa vào mối quan hệ biện chứng của từng nghiệp vụ kinh tế.
Như thế, phương pháp này có thể lựa chọn cho từng hoạt động cụ thể khi cần thiết nắm được các thông tin trong tiến trình của từng loại tài sản nhất định nào đó nếu như có phát sinh thêm trong nghiệp vụ kinh tế.
Sử dụng phương pháp thứ 6 này sẽ giúp bạn dễ dàng khái quát được tình hình của 3 yếu tố bao gồm nguồn vốn, tình hình tài sản và kết quả đến từ hoạt động sản xuất và kinh doanh thông qua từng giai đoạn, thời kỳ cụ thể của các đơn vị hạch toán. Việc khái quát này sẽ tiến hành bằng việc lập các báo cáo như Báo cáo kết quả HĐ kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Bảng cân đối kế toán,... Những loại báo cáo này đều có tính chất cân đối hoặc tổng hợp, sẽ là đối tượng chính của phương pháp tổng hợp, cân đối.
Tham khảo: Cách kiểm tra đối chiếu sổ sách kế toán
Chi tiết áp dụng phương pháp cân đối, tổng hợp được thực hiện như sau:
- Nếu như kế toán viên muốn thu thập được đầy đủ các tin tức tổng hợp liên quan đến thực trạng tài chính, họ cần lập ra bảng cân đối tài sản. Khi đó, tất nhiên sẽ phải dùng phương pháp thứ 6 này mới có thể thực hiện hiệu quả. Nhưng trường hợp này, kế toán viên chỉ có thể tiến hành đối với những tài sản đã được kiểm soát chặt từ khâu hình thành cho đến quá trình vận động của nó trong từng giai đoạn.
- Nếu như kế toán viên cần tính toán giá cả chính xác, sau đó ghi lại vào tài khoản liên quan thì đương nhiên cần phải nắm bắt được các thông tin chính xác của từng hoạt động kinh tế trong doanh nghiệp đó. Có nghĩa là, nhân viên kế toán sẽ phải thu thập được các chứng từ hợp lệ, chúng có khả năng phản ánh đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh cũng như đã có đủ các căn cứ pháp lý đủ điều kiện ghi sổ.
Nếu như chỉ dựa qua yếu tố chứng từ thì sẽ không thể phản ánh đầy đủ thực trạng biến đổi tài sản. Lý do không khó hiểu, nhiều khi, các yếu tố thể hiện trong chứng từ không trùng khớp với thực tế tồn tại do thực tế phải chịu những tác động phát sinh bất ngờ từ các điều kiện ngoại cảnh gây ra.
Giải pháp khắc phục tốt nhất những sự cố đó chính là cần tiến hành kiểm tra tình hình thực tế cụ thể về tình hình, số lượng và đối chiếu với những ghi chép trong sổ sách chứng từ theo giai đoạn, thời điểm. Khi kiểm tra và đối chiếu phát hiện các giá trị có sự chênh lệch thì người kế toán cần phải lập biên bản, sau đó điều chỉnh lại các số liệu trong sổ sách về đúng với thực tế.
Nhìn chung, phương pháp này rất quan trọng vì nó có thể đảm bảo độ chính xác cho số liệu kế toán, phản ánh đúng các loại tài sản doanh nghiệp hiện có.
Tất cả 6 phương pháp trên sẽ được vận dụng thường xuyên trong nghiệp vụ kế toán và đều hướng đến mục tiêu chung đó là cung cấp cụ thể các thông tin theo yêu cầu. Tuy nhiên sở dĩ đưa ra nhiều phương pháp như vậy là vì mỗi phương pháp sẽ phản ánh và phù hợp với các mức độ khác nhau của quá trình kế toán. Cũng chính vì vậy mà chúng sẽ có mối quan hệ mật thiết với nhau không thể tách rời, dù không cùng thực hiện thế nhưng lại có tác dụng bổ sung cho nhau để đi đến việc phản ánh chính xác hoạt động kinh doanh sản xuất.
Mỗi một kế toán viên đều phải nắm bắt được các phương pháp này trong nghiệp vụ của mình. Từ đó có thể bám sát các hoạt động kinh doanh sản xuất trong doanh nghiệp và đảm bảo mọi quá trình, hoạt động đều được theo sát để phản ánh trung thực. Một khi các giá trị chuẩn xác thì việc quản lý cũng dễ dàng hơn, đồng thời kết quả của kinh doanh, sản xuất tại doanh nghiệp cũng có phương hướng phát triển cụ thể, chi tiết.
Như vậy, bài viết đã cung cấp tới bạn đọc những thông tin chi tiết về các phương pháp kế toán. Hy vọng, qua đó bạn sẽ biết được mỗi phương pháp được sử dụng khi nào, chúng có tác dụng gì và cách sử dụng hiệu quả từng phương pháp ra sao.
Kế toán hàng hóa là gì?
Kế toán hàng hóa là gì? Trả lời câu hỏi này sẽ giúp bạn tích lũy thêm kiến thức hữu ích về nghiệp vụ kế toán. Chính vì thế, hãy dành một chút thời gian để đọc bài viết dưới đây, các chuyên gia tại timviec365.vn sẽ cung cấp đến bạn những thông tin quan trọng để giúp bạn vận dụng hiệu quả trong công việc kế toán của mình.
Bài viết liên quan
Từ khóa liên quan
Chuyên mục
Chia sẻ
Bình luận