Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Cảnh vệ là gì? Những đối tượng được cảnh vệ là ai

Tác giả: Vũ Bích Phượng

Lần cập nhật gần nhất: ngày 16 tháng 05 năm 2024

Theo dõi timviec365 tại google new

Nhắc đến khái niệm cảnh vệ là gì? có nhiều bạn sẽ thắc mắc và khá mơ hồ về khái niệm này. Trong bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu kỹ hơn về lực lượng này nhé.

1. Tìm hiểu khái niệm Cảnh vệ là gì?

Khái niệm Cảnh vệ là gì?

Khái niệmCảnh vệ là gì?

Cảnh vệ là đối tượng thuộc lực lượng vũ trang. Lực lượng vũ trang làm nhiệm vụ bảo vệ Đảng và lãnh tụ, góp sức vào việc giữ gìn an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ tuyêt đối cho các hoạt động của những người lãnh đạo cấp cao trong bộ máy Đảng và Nhà nước. Do đó, lực lượng cảnh vệ sẽ thực hiện nhiệm vụ chính là làm bảo vệ, canh gác.

>>> Bạn hoàn toàn có thể tham khảo danh sách công việc liên quan nghề cảnh vệ và những việc làm khác vô cùng hấp dẫn tại địa chỉ sau đây: https://timviec365.vn/tim-viec-lam.html. Click và truy cập ngay nhé!

2. Chân dung người lính cảnh vệ

Để hình thành được một đội ngũ người lính bảo vệ hùng hậu, kiên cường thì khâu tuyển chọn những cá nhân có tố chất phù hợp sẽ mang tính quyết định. Những ứng cử viên sáng giá sau khi đã được tuyển chọn thì sẽ trải qua một môi trường khổ luyện để có thể rèn luyện sức chịu đựng và hình thành những kỹ năng cần thiết trong nghề. Trước khi họ chính thức bước chân vào hàng ngũ và trở thành một người chiến sĩ cảnh vệ thực sự thì họ cần phải trải qua nhiều năm thử thách vô cùng khắc nghiệt.

2.1. “Tuổi nghề” của cảnh vệ không cao

Mặc dù mỗi một người cảnh vệ phải trải qua quá trình tôi luyện vô cùng khắc nghiệt trong nhiều năm thế nhưng tuổi nghề của họ lại không cao. Thông thường chỉ chừng khoảng từ 8 cho đến 12 năm. Do tính từ thời điểm tuyển chọn, rèn luyện đến khi bước chân vào nghề, người cảnh vệ đã phải đi trên một quãng đường khá dài thế nên tuổi đời trung bình của mỗi người cảnh vệ khá cao.

Trang bị kỹ thuật cho đội ngũ cảnh vệ lực lượng cảnh vệ Việt Nam luôn được chú trọng nâng cấp, sánh ngang tầm cùng với khu vực và thậm chí có những thiết bị còn hiện đại hơn một số nước láng giềng.   

>>> Xem thêm: hiện nay Đại học Tôn Đức Thằng học phí đã công bố trên nhiều website để cho những thí sinh nào muốn tuyển sinh vào trường có thể cân nhắc kỹ hơn. 

2.2. Nghề của những gian truân

Nếu như bạn đã hiểu cảnh vệ là gì thì ắt bạn sẽ hiểu được rằng nghề cảnh vệ gắn liền với những gian truân, nghề đầy máu và nước mắt. Những anh lính cảnh vệ với trách nhiệm nghề nghiệp sống chết cùng với lãnh đạo, luôn phải chịu những ràng buộc thép, cho nên dù rất hào hùng vậy mà cũng vô vàn gian truân.

Phản ứng nhanh – một đòi hỏi tất yếu

Không chỉ là những anh lính trường giỏi võ, có tài bắn súng vào hàng điêu luyện, cảnh vệ còn đòi hỏi người lính cần phải có được khả năng ứng biến linh hoạt, phải luôn trang bị cho bản thân một nền tảng kiến thức thật phong phú.

Nếu hiểu rõ về nghề cảnh vệ, bạn sẽ thấy một nét đặc trưng của nghề là hình ảnh người lính luôn gắn bó cùng với những người lãnh đạo – tức đối tượng cảnh vệ tựa hình với bóng. Đã có người từng ví von đặc trưng ấy mĩ miều thế này: đó là hai tâm hồn hòa trong cùng một cá thể, hiểu nhau đến độ chỉ cần nhìn nhau thì sẽ hiểu đối phương cần gì. Những anh lính cảnh vệ chỉ cần nhìn vào cử động của người lãnh đạo thì ngay lập tức có thể biết ngay rằng đối tượng cảnh vệ của mình đang cần lấy cái bút hay bất cứ thứ gì?

Nghề của sự khổ luyện

Nếu bạn yêu thích những bộ phim hành động nước ngoài bom tấn, ắt sẽ rất quen thuộc với hình ảnh người lính cảnh vệ với đầu cua, đeo một cặp kính đen đầy dữ dằn và vô cùng thị uy thì ngược lại, người lính cảnh vệ Việt Nam lại khác. Họ là những con người chân phương hết sức, khoác trên mình phong thái của một công chức đĩnh đạc mà vô cùng đáng yêu. Ẩn sâu bên trong lại chứa đựng những tố chất vô cùng đặc biệt, đáng khâm phục mà ít ai biết đến.

Chân dung người lính cảnh vệ

Chân dung người lính cảnh vệ

Miêu tả về sự giản dị, điềm đạm của họ, Đại tá Nguyễn Cường cho hay: với một người sĩ quan bảo vệ tiếp cận, việc ăn mặc lịch lãm là một yêu cầu không thể nào thiếu được trong cuộc đời sự nghiệp của họ.

Nếu có dịp được “tham quan” thao trường” trong những giờ tập luyện tại đơn vị, bạn sẽ được chứng kiến tận mắt những động tác vô cùng mạnh mẽ và chuẩn xác khi cảnh vệ tập võ hay những khi các anh tập bắn sũng với những động tác nhanh như tên bay, chỉ trong chớp đã có thẻ hạ gục hàng loạt các mục tiêu khiến cho chúng ta vô cùng thán phục.

Để trở thành người hùng trong mắt của mọi người và đảm đương tốt trọng trách được giao phó thì những anh lính cảnh vệ đã phải trải qua rất nhiều thử thách, khổ luyện với rất nhiều bài tập tình huống vô cùng khó khăn. Từ chuyện nhỏ nhặt nhất ví như chuyện đi đứng, các động tác mở cửa xe cho tới kỹ năng xử lý tình huống bất ngờ diễn ra,...từ kỹ năng giao tiếp đến nghiệp vụ an ninh mọi thứ lúc nào cũng đã sẵn sàng xuất hiện trong đầu do đó, bản thân những người cảnh vệ luôn ở trong tư thế chủ động.

Cảnh vệ với nguyên tắc “3 không”

Các binh lính cảnh vệ luôn tuân thủ tinh thần "ba không". Đó hẳn giống như một câu thần chú trong nghề của họ vậy.  Vậy nguyên tắc ba không mà người cảnh vệ luôn tâm niệm đó là gì?

Không làm phiền người được mình bảo vệ, không lên tiếng trước trong cuộc trò chuyện, không nở nụ cười cầu cạnh.

Suốt một đời trong nghề, người lính cảnh vệ luôn tâm niệm rằng, sống để bụng, chết mang đi. Điều đó nói lên rằng, mọi bí mật an ninh quốc gia sẽ không bao giờ được thổ lộ. Bởi vậy mà sự kín tiếng chính là một trong những đặc điểm tính cách nổi bật của người lính cảnh vệ.

>>> Không có công việc nào là không có những khó khăn và những đặc thù riêng. Và một nhân viên làm các công việc trong lĩnh vực xuất nhập khẩu cũng sẽ không ngừng rèn luyện những phẩm chất và học hỏi những kiến thức liên quan. Với những kiến thức đơn giản như purchase là gì và hàng loạt những khái niệm chuyên ngành sẽ không làm khó họ. Bởi điều này đã rất đỗi quen thuộc. Nếu bạn đang có ý định tìm hiểu hay muốn đầu quân cho lĩnh vực này thì hãy bắt đầu từ những khái niệm cơ bản nhất: purchase là gì, PO hay TPP là gì?...

3. Những đối tượng được áp dụng cảnh vệ

Có đội ngũ cảnh vệ đồng nghĩa với việc có đối tượng được cảnh vệ. Vậy nên khi hiểu cảnh vệ là gì thì nhất định chúng ta cũng cần hiểu đối tượng được cảnh vệ là gì?

Tại Quốc Hội khóa XIV, Luật Cảnh Vệ đã được thông qua với 92,67% số đại biểu tán thành. Trong luật bao gồm 6 chương và 33 Điều, chính thức có hiệu lực kể từ ngày 1/7/2024. Trong đó:

Theo Điều số 2 của Luật quy định, đối tượng cảnh vệ chính là chỉ các đối tượng sau: những người đang giữ chức danh, chức vụ vào hàng cấp cao của Đảng và Nhà nước, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban cơ yếu chính phủ; những vị khách quốc tế đến thăm; người làm việc tại Việt Nam; những sự kiện đặc biệt quan trọng áp dụng chế độ cảnh vệ,... Cụ thể như sau:

3.1. Thực hiện bảo vệ cho các quan chức, lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước Việt Nam, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc.

Họ là ai?

  • Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương của Đảng
  • Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
  • Chủ tích Quốc Hội
  • Thủ tướng Chính phủ
  • Nguyên Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản, Nguyên Chủ tịch nước, chủ tịch Quốc hội, Nguyên Thủ tướng Chính phủ
  • Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng
  • Bí thư Trung ương Đảng
  • Chủ tích Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó Chủ tích Nước, Phó Chủ tịch Quốc Hội, Phó Thủ tướng Chính phủ

>>> Tìm hiểu về mặt trận tổ quốc Việt Nam qua bài viết: Sự hình thành và phát triển Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là gì?

3.2.  Áp dụng cảnh vệ cho khác quốc tế và người làm việc tại Việt Nam

  • Những người đứng đầu Nhà nước và Chính phủ, cơ quan lập pháp
  • Cấp phó của người đứng đầu Nhà nước, Chính phủ và cơ sở lập pháp dựa vào cơ sở có đi có lại
  • Khách mời của Tổng Bí thư Đảng, của Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội và Thủ tướng Chính phủ
  • Những vị khách mời theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, dựa vào cơ sở có đi có lại.

3.3. Áp dụng cảnh vệ cho các khu vực trọng yếu

Những đối tượng được áp dụng cảnh vệ

Những đối tượng được áp dụng cảnh vệ

Ngoài con người, những địa điểm quan trọng cũng sẽ được xem xét như là điểm cảnh vệ. Vậy đối tượng này bao gồm những khu vực nào?

  • Khu vực làm việc của Trung Ương Đảng
  • Khu vực làm việc của Chủ tích nước
  • Khu vực làm việc của Quốc Hội
  • Khu vực làm việc của Chính phủ
  • Các khu vực thiêng liêng bao gồm: Lăng Bác, Khu di tích Phủ Chủ tịch. Bảo tàng Hồ Chí Minh, Quảng Trường Ba Đình, Đài tưởng niệm những vị Anh hùng liệt sĩ trên đường Bắc Sơn, Quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.

Phạm vi cảnh vệ khu vực trọng yếu được Bộ trưởng của Bộ Công an quy định tại các điểm a, b, c, d, đ của khoản này.

3.4. Áp dụng cảnh vệ cho những sự kiện vô cùng quan trọng

Các sự kiện mang ý nghĩa vô cùng quan trọng cần áp dụng cảnh vệ được quy định trong Luật Cảnh vệ bao gồm các sự kiện được nêu dưới đây:

  • Đại hội đại biểu toàn Quốc của Đảng Cộng sản Việt Nam
  • Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam
  • Kỳ họp Quốc Hội
  • Phiên họp của các Ban, Hội đồng bao gồm: Ban Bí Thư, Bộ Chính trị, Ủy ban Thường vụ Quốc Hội, Hội đồng quốc phòng – an ninh, Chính phủ.
  • Hội nghị và lễ hội do Trung ương Đảng và Nhà nước tổ chức; Đại hội Đại biểu toàn quốc, Hội nghị quốc tế được tổ chức tại đất nước Việt Nam

4. Các chế độ đối với người chiến sĩ cảnh vệ

Tại Nghị định số 90/2024/NĐ-CP đã đưa ra những quy định chi tiết trong đó có chế độ và chính sách dành cho cảnh vệ. Những điều luật cụ thể như sau:

- Về phụ cấp: người chiến sĩ cảnh vệ sẽ được hưởng phụ cấp từ 15 cho đến 30% tính theo mức lương trả theo hàm, hưởng ngoài chế độ phụ cấp khác.

- Mức phụ cấp 30% được áp dụng cụ thể cho đối tượng là cán bộ thực hiện các nhiệm vụ sau:

  • Bảo vệ tiếp cận và bảo vệ khách quốc tế đến thăm và làm việc tại Việt Nam
  • Tiến hành tuần tra và canh gác ở nơi ở, nơi làm việc hoặc tại các khu vực trọng yếu
  • Cán bộ làm lãnh đạo, chỉ huy
  • Cán bộ và chiến sĩ không giữ chức vụ  nhưng có cấp bậc từ Trung úy trở lên hoặc người hưởng mức lương tương đương cấp bậc hàm Trung úy trở xuống
  • Người chiến sĩ hưởng phụ cấp bậc hàm

- Mức phụ cấp 25% sẽ được áp dụng cho đối tượng là các chiến sĩ thực hiện nhiệm vụ:

  • Bảo vệ lái xe tiếp cận, lái xe nghiệp vụ, hộ tống, dẫn đường
  • Kiểm tra các chất cháy nổ, chất phóng xạ, các vật nguy hiểm khác
  • ...

Nếu bạn muốn gia nhập lực lượng cảnh vệ, bạn có thể tham gia kỳ thi tuyển sinh vào Học viện An ninh nhân dân hoặc bắt đầu thực hiện nghĩa vụ công dân rồi sau đó đăng ký chuyển ngành. quân nhân chuyên nghiệp là bạn đã có thể ở trong lực lượng cảnh vệ.

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Tài Sản Doanh Nghiệp-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Đánh giá nhân viên-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý
;