Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

CCNA là gì? Liệu nhất thiết phải cần có CCNA hay không?

Tác giả: Nga Nguyễn

Lần cập nhật gần nhất: ngày 18 tháng 06 năm 2024

Theo dõi timviec365 tại google new

Với những bạn đang theo học ngành quản trị mạng hay công nghệ thông tin, ắt hẳn không thể xem nhẹ về chứng chỉ CCNA rồi đúng không nào? Nhưng không phải trong số họ ai cũng hiểu rằng tại sao cần phải có CCNA cho ngành nghề công việc trong tương lai? Còn chần chờ gì nữa, hãy kéo xuống bài viết dưới đây để cùng tìm hiểu về CCNA là gì, cách để đạt được chứng chỉ CCNA cùng những lợi ích to lớn của CCNA đem lại bạn nhé!

1. Xoáy sâu vào định nghĩa CCNA là gì?

Cisco Certified Network Associate là tên đầy đủ của CCNA – một chứng chỉ quốc tế nghề cơ bản chuyên sâu về công nghệ mạng do hãng sản xuất thiết bị mảng nổi tiếng trên thế giới cấp bằng và chứng nhận Cisco System. Trụ sở của công ty được đặt tại Chủng Hợp quốc Hoa Kì, chứng chỉ nghề CCNA đã được sử dụng và công nhận trên 150 quốc gia và điều đặc biệt là theo tạp chí nổi tiếng Certification Magazine thì CCNA được xếp vào top 10 chứng chỉ nghề nghiệp hàng đầu thế giới về kiến thức toàn diện, kĩ năng và mức độ chuyên nghiệp về cả lý thuyết – thực hành công nghệ mạng của những người đăng kí tham gia và lấy được chứng chỉ này. Một thống kê của các nhà nghiên cứu thị trường đã chỉ ra rằng hiên nay Cisco đã thống trị, chiếm lĩnh đến gần 60-70% thị trường về thiết bị công nghệ mạng trên hầu hết các quốc gia trên thế giới. Sự uy tín và chuyên nghiệp của Cisco System đã mang đến mọi nhu cầu của người sử dụng, tất cả đã chứng minh được một điều rằng về lĩnh vực thông tin mạng không một doanh nghiệp nào có thể vượt mặt được Cisco.

Xoáy sâu vào định nghĩa CCNA là gì?
Xoáy sâu vào định nghĩa CCNA là gì?

Khi lựa chọn học và nghiên cứu về công nghệ mạng của Cisco System bạn sẽ có khả năng thâu tóm được toàn bộ những công nghệ mạng tiên tiến nhất hiện nay. Điều đó dẫn đến việc những kỹ sư hay những chuyên viên khi có được chứng chỉ CCNA đều trang bị đầy đủ những nền tảng cơ bản cần thiết về kiến thức mạng bao gồm cả mạng (LAN), (WAN), Switch, CDN, Router và cả Internet Protocol.

Nói tới đây, có lẽ các bạn chắc cũng đang trầm trồ về sự hoành tráng to lớn và những cơ hội tuyệt vời khi sở hữu trong tay chứng chỉ CCNA  rồi đúng không nào!

Vậy các bạn có muốn tìm hiểu kĩ hơn về những chuyên ngành cụ thể cần có để đạt được chứng chỉ CCNA hay không? Đọc tiếp bài viết nhé!

Việc làm it phần cứng - mạng tại Hồ Chí Minh

2. Tìm hiểu về chương trình đào tạo cụ thể của chứng chỉ CCNA là gì?

Tìm hiểu về chương trình đào tạo cụ thể của chứng chỉ CCNA là gì?
Tìm hiểu về chương trình đào tạo cụ thể của chứng chỉ CCNA là gì?

Đối với chương trình học CCNA khi tham gia bạn sẽ được bổ sung vào lượng kiến thức của bản thân những chuyên ngành hệ thống thông tin quản lý mạng một cách đầy đủ và chính xác. Những chuyên ngành cụ thể phải kể đến như:

- Network Fundamental ( OSI, cabling, subnet, network basics, TCP/IP…)

- Switching (Etherchannel, Ethernet LAN, VLAN, Switch, Trunking, HA layer 2,  STP…)

- Routing ( OSPF, EIGRP, HA layer 3, Router, Static Routing, Rip,…)

- Ip services (ICMP, TRACEROUTE, CDP, ACL, ARP, DHCP, TELNET, SSH,…)

- WAN ( Frame – relay, VPN, Leased line (HDLC, PPP), PPPoE,…)

- IPV6

Ngoài ra, còn rất nhiều những chuyên ngành cơ bản xung quanh ngành học.

Xem thêm: IBM là gì? Cơ hội việc làm đầy triển vọng cho giới trẻ tại IBM

Việc làm quản trị mạng

3. Những công việc bạn có thể làm sau khi hoàn thành chứng chỉ CCNA là gì?

Bạn có thể làm được những công việc gì sau khi hoàn thành chứng chỉ CCNA?
Bạn có thể làm được những công việc gì sau khi hoàn thành chứng chỉ CCNA?

Bạn hãy cứ yên tâm rằng sau khi hoàn thành chứng chỉ này bạn có thể làm vô vàn it việc khác nhau với mức lương đáng mong đợi! Chững chỉ CCNA được bao gồm nhiều mảng về công nghệ mạng nên để có được chứng chỉ này không phải điều dễ dàng, bạn phải có những kiến thức về lý thuyết và thành thạo về thực hành mới có thể qua được. Nên, nếu đã có trong tay chứng chỉ CCNA thì bạn đích thực là người cực kì giỏi và may mắn đấy! Dưới đây, chúng tôi list ra những công việc bạn có thể làm sau khi có chứng chỉ CCNA:

- Bạn sẽ có đủ khả năng thi công và thiết kế những hệ thống mạng hay những hệ thống cáp tường, thậm chí là có khả năng thiết kế đến những cấu hình của thiết bị, ứng dụng.

- Biết cách thiết lập các cấu hình của hệ thống trên những trang thiết bị có định tuyến Routers và chuyển mạch Switches cho mạng nội bộ và mạng diện rộng.

- Khi kết thúc chứng chỉ bạn hoàn toàn xử lý được những sự cố mạng thường gặp, nâng cấp và bảo mật an toàn cho các hệ thống thông tin máy tính.

- Có nền tảng kiến thức diện rộng về thiết bị mạng tiến tiến như ISDN, Fram-relay, ADSL hay những khái niệm về định tuyến như: RIP, OSPF, EIGRP.

- Bạn hoàn toàn có thể nâng cấp chứng chỉ của mình lên trình độ CCNP, CEH, CCIE nếu muốn.

Vậy có ai vẫn còn đang thắc mắc rằng “ Học chứng chỉ này có lợi ích gì hay không?” Chúng tôi sẽ bật mí một chút cho bạn về lợi thế khi học chứng chỉ này.

Vì thị phần thiết bị của Cisco đứng đầu thế giới nên những nền tảng về kiến thức mạng của Cisco luôn là ưu thế cho nhà tuyển dụng, giúp bạn có những công việc tốt để phát triển.

Khi sở hữu chứng chỉ CCNA thì hình tượng bạn trong mắt nhà tuyển dụng sẽ khác, họ sẽ dựa trên bằng cấp để cho rằng bạn đã có những kiến thức chuyên sâu về networking và có những kinh nghiệm trên các thiết bị thực tế.

4. Cùng điểm danh những vị trí, công ty tuyển dụng ưu tiên chứng chỉ CCNA là gì?

Cùng điểm danh những vị trí, công ty tuyển dụng ưu tiên chứng chỉ CCNA là gì?
Cùng điểm danh những vị trí, công ty tuyển dụng ưu tiên chứng chỉ CCNA là gì?

Tại Việt Nam những nhân viên thiết kế, thi công hay làm công việc quản trị hệ thống mạng về những sản phẩm của Cisco System đều cần phải có chứng chỉ CCNA.

Một số nhà cung cấp mạng hay dịch vụ internet hầu hết đều sử sụng các sản phẩm của Cisco System như: VNPT, FPT, Viettel…hoặc những tập đoàn doanh nghiệp lớn trong nước đều có sử dụng hệ thống, thiết bị của Cisco. Điều đó cho thấy rõ rằng nếu bạn muốn làm việc tại những doanh nghiệp cung cấp mạng lớn, hàng đầu của cả nước thì bạn cũng cần phải có chứng chỉ CCNA.

Một điều đáng chú ý rằng Cisco chiếm đến trên 50% công nghệ và thiết bị hạ tầng của mạng Internet, nên chính vì lẽ đó nếu sở hữu chứng chỉ CCNA bạn đã được ưu tiên hơn những đối thủ khác về xứng tầm rồi đó.

Hơn vậy bạn có thể làm việc tại những doanh nghiệp quốc tế bởi chứng chỉ này được thịnh hành trên 150 quốc gia toàn thế giới. Tại những doanh nghiệp đó họ luôn cần những nhân lực về chuyên viên, chuyên gia về quản trị mạng, an ninh mạng nên có thể đây là những cơ hội tuyệt vời cho bạn.

Việc làm chuyên viên an ninh mạng

5. Cùng tìm hiểu về những bước để có được chứng chỉ CCNA là gì?

Cùng tìm hiểu về những bước để có được chứng chỉ CCNA là gì?
Cùng tìm hiểu về những bước để có được chứng chỉ CCNA là gì?

Bước 1: Nếu có điều kiện hãy lấy những chứng chỉ nhập môn

Mặc dù chính thức rằng, chứng chỉ CCNA không yêu cầu bạn cần có chứng chỉ nhập môn, nhưng ai đảm bảo cho bạn rằng nếu có bạn sẽ thực hiện được những bước tiến xa hơn đúng không nào?

Chứng chỉ CCENT( Cisco Certified Entry Networking Technician) sẽ là bước khởi đầu tốt để bạn có thể thâu tóm được CCNA. CCENT sẽ được cấp khi bạn vượt qua kì thi ICND1.

Bước 2: Chuẩn bị những kiến thức cần thiết để vượt qua kì thi CCNA

Để vượt qua được kì thi này, bên cạnh việc cung cấp những lý thuyết bên lề bạn cần có những giờ thực hành qua các phần mềm giả lập. Bạn có thể tự học thông qua sách giáo khoa hya những chương trình học tại các khóa học trực tuyến được ủy quyền đối tác với Cisco. Đối với những ai có được chứng chỉ CCENT thì sẽ phải vượt qua phần thứ 2 là ICDN2 của chương trình đào tạo và khi vượt qua phần này bạn sẽ có được CCNA.

Còn đối với những cá nhân không có chứng nhận có thể tham gia những khóa học kết hợp cả 2 ICND1 và ICND2

Tại Việt Nam hay những quốc gia hầu hết trên toàn thế giới, chương trình đào tạo CCNA được thiết kế rất chuẩn với những bài thi theo yêu cầu của Cisco.

Bước 3: Trực tiếp tham gia thi

Kỳ thi này sẽ được tổ chức tại những trung tâm được ủy quyền đối tác với Cisco. Thí sinh có thể đăng kí trực tiếp với Cisco hoặc thông qua trung tâm để đăng kí. Về quá trình thi CCNA sẽ kéo dài trong vòng 120 phút nên những thí sinh cần lưu ý về lượng thời gian để hoàn thành bài thi đúng giờ.

Kỳ thi sẽ kiểm tra những kiến thức hoặc kỹ năng mà ứng viên cần có để khắc phục, thiết kế, vận hành những sự cố mạng tại công ty, doanh nghiệp.

Một vài chủ đề bạn có thể tham khảo như:

Thực hiện bảo mật mạng

Network media

Công nghệ mạng WAN và kết nối với 1 mạng WAN

Quản lý lưu lượng IP bằng danh sách truy cập

Định tuyến và chuyển mạch cơ bản

Vận hành và cấu hình các thiết bị IOS

Xác định tuyến IP

Thiết lập kết nối point-to-point và thiết lập kết nối Frame Relay

Trực tiếp tham gia thi
Trực tiếp tham gia thi

Các chủ đề cụ thể của chứng chỉ CCNA như:

- Mô tả về cách thức hoạt động của mạng: giải thích về cơ cấu sơ đồ mạng, phân biệt những tính năng và hoạt động của mạng cục bộ hay mạng diện rộng, xác định đường dẫn giữa máy chủ, mô tả những tác động của một vài ứng dụng hay mô tả mục đích/chức năng của những thiết bị mạng khác nhau.

- Xác minh và khắc phục sự cố giao tiếp của switch với VLAN: Mô tả những công nghệ chuyển mạch nâng cao, giải thích phân đoạn mạng/phương pháp kiểm soát truy cập media/khái niệm chuyển mạch cơ bản…

- Tạo IP scheme và IP Service: Mô tả địa chỉ IPv6, triển khai service gán địa chỉ tĩnh và động, xác định và sửa các vấn đề phổ biến liên quan đến việc gán địa chỉ IP, tính toán và áp dụng kế hoạch gán địa chỉ…

-  Khắc phục sự cố hoạt động và định tuyến cơ bản của router trên thiết bị Cisco: Cấu hình, xác minh và khắc phục sự cố RIPv2, quản lý Cisco IOS, thực hiện bảo mật router cơ bản, quản lý file cấu hình IOS, cấu hình, xác minh và khắc phục sự cố OSPF/ EIGRP, mô tả các khái niệm định tuyến cơ bản, khắc phục sự cố định tuyến…

- Chọn những tác vụ phù hợp cần thiết cho mạng WLAN và giải thích: Xác định những vấn đề phổ biến trong việc triển khai các mạng không dây, mô tả các tiêu chuẩn liên quan đến phương tiện không dây,…

- Cần xác định những mối đe dọa về bảo mật tông tin và đưa ra những phương pháp chung: giải thích các phương pháp chung để giảm tối đa những mối đe dọa bảo mật phổ biến cho thiết bị mạng, máy chủ và ứng dụng, Mô tả các thực tiễn bảo mật được đề xuất bao gồm những bước ban đầu để bảo mật các thiết bị mạng…

- Khắc phục sự cố NAT và ACL: Giải thích hoạt động cơ bản của NAT, Mô tả mục đích và loại ACL, Xác minh và giám sát ACL trong môi trường mạng…

- Xác minh những liên kết với mạng WAN: Cấu hình và xác minh Frame Relay trên router của Cisco, Cấu hình và xác minh kết nối PPP giữa các router của Cisco…

Bài viết trên đây của timviec365.vn đã giải đáp cho bạn đọc những thông tin cơ bản nhất xoay quanh câu hỏi “ CCNA là gì”. Hy vọng thông qua bài viết của chúng tôi bạn sẽ có được những định hướng nghề nghiệp đúng đăn nhất với sự lựa chọn của mình. Chúc bạn thành công!

Xem thêm: Góc công nghệ thông tin CISSP là gì? Cơ hội quan trọng cho bạn!

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Tài Sản Doanh Nghiệp-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Đánh giá nhân viên-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý
;