Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

CDP là gì? Ứng dụng của CDP trong marketing như thế nào?

Tác giả: Phương Anh Nguyễn

Lần cập nhật gần nhất: ngày 25 tháng 07 năm 2024

Theo dõi timviec365 tại google new

CDP được biết đến là một thuật ngữ trong lĩnh vực marketing. Chính vì thế mà các marketer có lẽ không còn quá xa lại với CDP. Tuy nhiên, với những người mới tiếp xúc hay không hoạt động trong lĩnh vực này thì việc hiểu CDP là gì thực sự rất khó khăn. Vậy, nếu như trong trường hợp bạn gặp phải từ này mà không hiểu bản chất của nó thì phải làm thế nào? Hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây để cập nhật thông tin về CDP cũng như hiểu rõ CDP là gì nhé!

Việc làm Digital marketing

1. Thông tin giải đáp CDP là gì cho bạn đọc

CDP thực chất chính là từ viết tắt của cụm từ tiếng anh sau đây, đó là “customer data platform”. Dịch sang tiếng Việt thì có ý nghĩa là “nền tảng dữ liệu khách hàng”.

Nếu như trong lĩnh vực marketing thì automation marketing được coi là động cơ và dữ liệu chính là nhiên liệu dùng để vận hành động cơ đó thì CDP sẽ đóng vai trò là một ống dẫn nhằm đưa nhiên liệu vào động cơ. Dựa trên việc ví von này thì ta có thể hiểu được phần nào về bản chất và vai trò của CDP trong hoạt động marketing của các doanh nghiệp hiện nay. 

CDP là gì?
CDP là gì?

Về bản chất thì CDP chính là quá trình mà bạn thực hiện việc thu thập các thông tin của khách hàng và sau đó thực hiện việc sắp xếp, chọn lọc để tạo thành các bộ hồ sơ hoàn chỉnh về các khách hàng được thu thập. Thông qua các bộ hồ sơ này thì các marketer có thể tìm hiểu một cách chi tiết, cụ thể và rõ ràng hơn về khách hàng của mình đối với các hoạt động tương tác của họ với thương hiệu ra sao, nhu cầu của họ như thế nào,...

Trong những năm trước đây thì đây được xem là một công đoạn mất rất nhiều thời gian để có thể tìm hiểu sàng lọc và tổng hợp thông tin. Tuy nhiên, với sự phát triển của công nghệ thì với Big data và kết nối API đã giúp cho quá trình tìm hiểu và tạo lập hồ sơ khách hàng trở nên đơn giản hơn rất nhiều.

Với CDP, việc kết nối những thông tin về khách hàng trên một hệ thống là điều có thể xảy ra và thực hiện. Do vậy, CDP cho phép doanh nghiệp có được một góc nhìn bao quát 360 độ về khách hàng với những tương tác mà họ đã có với sản phẩm cũng như brand của công ty, doanh nghiệp mình. 

Xem thêm: Các quan điểm quản trị marketing, ưu nhược điểm của từng quan điểm

2. Những tính năng nổi bật của CDP trong marketing hiện nay?

Ưu điểm của CDP là gì? Các phần mềm trong việc tạo dựng dữ liệu khách hàng có tính năng đặc biệt ra sao? ngay sau đây sẽ là các đáp án dành cho các bạn.

Ưu điểm của CDP?
Ưu điểm của CDP?

- Giúp doanh nghiệp xây dựng tài liệu khách hàng một cách toàn diện

Có bản chất được tạo ra để sử dụng với mục đích thu thập các thông tin về các khách hàng thông qua các kênh khác nhau, CDP đã tập hợp và tạo thành một bản hồ sơ thống nhất những thông tin liên quan tới khách hàng. Từ đó giúp xây dựng tài nguyên khách hàng được thuận lợi hơn với việc có thể truy cập từ các thiết bị hay các kênh khác nhau của doanh nghiệp. 

- Không bao giờ bị lỗi thời

Sử dụng CDP, doanh nghiệp sẽ có được một nền tảng tổng hợp và kết nối các thiết bị về công nghệ với nhau một cách dễ dàng và thuận tiện nhất. Nhất là khi những nền tảng đó có sự thích ứng một cách tối đa với những sự thay đổi trong hành vi của khách hàng hay các xu hướng về công nghệ nói chung.

Với mục đích là tập trung cho việc xây dựng dữ liệu thì CDP sẽ có vai trò cung cấp các nền tảng phục vụ cho việc tìm kiếm và tổng hợp các dữ liệu ở những nguồn khác nhau. từ đó giúp các doanh nghiệp có thể ứng dụng một cách dễ dàng trong triển khai các hoạt động thu thập và tạo lập dữ liệu khách hàng của mình.

- Việc truy xuất được thực hiện một cách đơn giản

Tính năng nổi bật
Tính năng nổi bật

CDP cho phép các thiết bị khác nhau của cùng một doanh nghiệp có thể truy cập và tìm kiếm thông tin khách hàng mà mình mong muốn. Thực tế thì một doanh nghiệp sẽ bao gồm nhiều bộ phận khác nhau và những bộ phận này đều có nhu cầu tìm kiếm và hiểu hơn về khách hàng của mình để đảm bảo sự hiệu quả trong công việc. Do vậy mà với việc truy xuất một cách dễ dàng bởi nhiều thiết bị sẽ giúp doanh nghiệp hoạt động tốt hơn với việc thấu hiểu khách hàng của chính mình.

- Giúp ích cho việc xây dựng các trải nghiệm của khách hàng tốt hơn

Thực tế cho thấy thì khách hàng hiện đang sử dụng khá nhiều kênh tiếp cận khác nhau, từ online cho tới offline. Chính vì thế mà họ luôn mong muốn rằng mình sẽ có những trải nghiệm tốt nhất cho việc sử dụng của mình cho dù ở bất kỳ kênh nào.

Dựa trên CDP, các marketer sẽ có một sự nhìn nhận và đánh giá toàn diện nhất về nhu cầu của khách hàng. Thông qua đó có thể nỗ lực cải thiện và đem lại những trải nghiệm tốt nhất cho người dùng. Để đo lường mức độ hài lòng của trải nghiệm khách hàng có thể dùng chỉ số CSAT.

- Cải thiện được hiệu suất hoạt động trong công việc

Với CDP, các công ty, doanh nghiệp sẽ không mất quá nhiều thời gian cho việc cài đặt hay thực hiện các tùy chỉnh để thiết lập việc sử dụng CDP. Nền tảng này cho phép các phòng ban có thể dễ dàng truy cập dựa trên các cài đặt mang tính nội bộ công ty. Mọi thao tác đều được tích hợp trên hệ thống giúp cho việc sử dụng đơn giản và dễ dàng hơn rất nhiều/ Đồng thời cũng giúp các công ty, doanh nghiệp có thể tiết kiệm được cả về thời gian lẫn công sức và nhân lực thực hiện việc này.

Tổng hợp dữ liệu
Tổng hợp dữ liệu

Xem thêm: Đi tìm câu trả lời đầy đủ nhất cho advertiser là gì?

3. Những trường hợp cần có sự xuất hiện của CDP?

Một doanh nghiệp cần sử dụng CDP trong những trường hợp nào? Việc hiểu rõ hơn về cách sử dụng CDP sẽ giúp doanh nghiệp có cái nhìn tổng thể và chi tiết hơn với công cụ này.

- Sử dụng trong việc tối ưu hóa các quảng cáo

Quảng cáo là hình thức phổ biến đối với marketing để có thể triển khai việc tiếp cận các khách hàng trong việc giới thiệu tới họ những sản phẩm, dịch vụ của thương hiệu mình. Thực tế thì rất nhiều khách hàng đã nhận được những quảng cáo về các sản phẩm mà họ đã mua hay đã sử dụng. Và điều này thực sự lãng phí khi các doanh nghiệp có thể sử dụng các chi phí cho những quảng cáo đó xuất hiện trên thiết bị của những khách hàng mới.

Và để thực hiện được điều này thì công ty cần có một thiết bị cho phép các marketer có thể hạn chế được những khách hàng không cần thiết sử dụng các quảng cáo đó dựa trên việc liên kết các dữ liệu khách hàng tiềm năng với lịch sử mua hàng để có thể tối ưu hóa được những chi phí cần thiết. 

Trường hợp vận dụng
Trường hợp vận dụng

Lúc này vai trò của CDP trong marketing không đơn giản là việc đưa ra các định hướng về những khách hàng tiềm năng hay khách hàng mục tiêu, mà ở đó, CDP còn giúp các marketer hạn chế cũng như tránh cho việc hướng tới những nhóm khách hàng cụ thể nhất.

- Thực hiện trong việc cá nhân hóa

Sử dụng CDP sẽ mang lại hiệu quả về sự tương tác giữa khách hàng với thương hiệu cao gấp 5 lần với việc đưa ra được những quảng cáo hay các thông tin phù hợp với nhu cầu và sự quan tâm của họ.

Bạn có thể lấy ví dụ với việc khách hàng thực hiện việc truy cập vào một website chỉ để tìm kiếm về một sản phẩm duy nhất. Và sẽ tốt hơn nếu như ngay sau đó họ có thể nhận được những thông tin khuyến mãi hay các voucher giảm giá liên quan tới sản phẩm mà họ đang quan tâm. Để thực hiện được việc này thì đòi hỏi công ty, doanh nghiệp sẽ cần có một thiết bị để có thể thực hiện việc đồng bộ các dữ liệu khách hàng marketing với danh tính của họ. Và lúc này CDP sẽ đóng vai trò tạo nên một bộ hồ sơ thống nhất với tính cá nhân hóa từng khách hàng cụ thể ở mức cao nhất.

- Năm bắt insight của khách hàng

Tìm insight
Tìm insight

Insight là yếu tố giúp cho chiến lược marketing có thể hoạt động và thực hiện một cách có được hiệu quả tốt nhất. Tuy nhiên, việc nắm bắt được insight của khách hàng đôi khi không hề đơn giản một chút nào khi các thông tin và dữ liệu về khách hàng nằm ở những tệp khác nhau. 

Việc liên kết và kết nối các thông tin về khách hàng với nhau sẽ giúp doanh nghiệp có được sự đánh giá tổng quát nhất về khách hàng của mình. Qua đó có thể thực hiện việc phân tích và nghiên cứu tâm lý khách hàng một cách dễ dàng hơn. CDP chính là yếu tố tạo nên sự kết nối và liên kết chặt chẽ các dữ liệu của khách hàng với công ty và doanh nghiệp. Không những vậy, yếu tố này còn tạo nên sự cân bằng trong hoạt động kinh doanh với việc tổng hợp các dữ liệu về khách hàng một cách chi tiết và cụ thể nhất.

Quả thật dữ liệu khách hàng vô cùng quan trọng, tài sản giá trị nhất chính là dữ liệu khách hàng. Vì vậy khi bạn thuê cứ kì một công ty truyền thông nào cũng không được để họ nắm hết được toàn bộ thông tin khách hàng của bạn. Trên đây chính là các thông tin chi tiết về CDP mong rằng, với những chia sẻ trên đã giúp các bạn hiểu được CDP là gì và các trường hợp nên sử dụng CDP trong doanh nghiệp mình.

Xem thêm: Bạn hiểu được nghề quảng cáo là gì không? Nó mang đến cơ hội và thách thức lớn cho những người mới bắt đầu.

Những điều cần biết về lý thuyết hành vi người tiêu dùng

Lý thuyết hành vi người tiêu dùng là một lĩnh vực nghiên cứu trong khoa học. Vậy định nghĩa của nó là gì? Những yếu tố xung quanh quyết định đến hành vi người tiêu dùng gồm những yếu tố nào? Và cách để áp dụng lý thuyết này trong các hoạt động kinh doanh ra sao? Tất cả sẽ có trong bài viết dưới đây của Timviec365.vn, mời bạn đọc đón xem!

Lý thuyết hành vi người tiêu dùng

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Tài Sản Doanh Nghiệp-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Đánh giá nhân viên-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý
;