Tác giả: Lại Trang
Lần cập nhật gần nhất: ngày 30 tháng 05 năm 2024
Sự bùng nổ của Internet và sự lớn lên như thổi của nền kinh tế toàn cầu đã đưa làn sóng tiếp thị liên kết (affiliate marketing) trở thành một trong những lựa chọn hàng đầu của doanh nghiệp trong chiến dịch “đưa quân” tiếp cận thị trường nhằm thực hiện sứ mệnh thu hút khách hàng và nâng cao doanh số, tìm hiểu kỹ affiliate là gì? chắc hẳn rất thú vị. Một trong những chủ thể bắt buộc có mặt để đảm bảo cho chiến dịch quảng bá thương hiệu hiện đại này diễn ra đó là những Advertiser. Vậy Advertiser là gì? Advertiser có vai trò thế nào trong đời sống quảng cáo hiện nay. Hãy cùng Lại Trang cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
Là một trong 3 thành phần cơ bản của quá trình tiếp thị liên kết, cho nên trước khi tìm hiểu về Advertiser là gì, chúng ta hãy dành một chút thời gian để tìm hiểu về tiếp thị liên kết nhé.
Có bao giờ bạn ngồi trước màn hình máy tính, bật Youtube triệu view lên xem và tự hỏi những đường link của một website khác được chính chủ Youtuber đặt bên dưới những video của họ. Chả lẽ họ chỉ đặt cho vui? Không hề, đấy chính là một trong những ví dụ điển hình nhất cho hình thức affiliate marketing hay còn gọi là tiếp thị liên kết. Đây được xem hình thức tiếp cận khách hàng hiệu quả nhất hiện nay dựa trên nền tảng Internet và sức hút những những website có số lượng người truy cập cao.
Trong đó những website được ví dụ như những kênh Youtube triệu view kia được ví là những nhà phát hành nội dung mang thông điệp để quảng cáo cho một website khác cần tiếp cận khách hàng và trực tiếp kiếm tiền từ lượt truy cập từ Fan của mình. Phương án này được xem là hiệu quả hơn nhiều vì không bị giới hạn bởi thời gian cũng như tần suất quảng cáo so với hình thức quảng cáo truyền thống.
Trong quá trình đó, những người "nhờ" các Youtuber phát hành quảng cáo của họ được gọi là những Advertiser, Người phát hành quảng cáo chính là các Publisher và nhà cung cấp dịch vụ liên kết đóng vai trò cầu nối để các advertiser tiếp cận với Publisher.
Advertiser là gì chỉ có thể câu hỏi đặt ra bởi những ai còn “lờ mờ” với những từ vựng tiếng Anh những ngày đầu tiên và khi được dịch ra với nghĩa đơn giản là nhà quảng cáo. Tuy nhiên, với dân Marketing online chuyên nghiệp, Advertiser được hiểu một cách bài bản hơn. Nó chỉ những nhà quảng cáo nhưng với vai trò là người mua quảng cáo nhằm thực hiện các chiến dịch quảng bá thương hiệu, sản phẩm với da dạng những mục tiêu xúc tiến quá trình bán hàng, tăng doanh số đến tăng độ phủ sóng của thương hiệu thông qua các chương trình tiếp thị liên kết. Họ là người chi tiền cho những tiếp thị liên kết hoặc các nhà làm quảng cáo (Publisher). Trước kia, khi chưa xuất hiện những trung tâm “môi giới quảng cáo” mang tên nhà cung cấp dịch vụ liên kết, các advertiser tự tìm đến những publisher để mua quảng cáo trực tiếp và thương lượng giá cả. Ngày nay, số lượng những các đơn vị quảng cáo phát triển nhanh chóng cùng nhịp đập của thị trường và tỷ lệ cạnh tranh lớn giữa các doanh nghiệp, cùng với sự tốn kém, hiệu quả không cao của các hình thức Marketing truyền thống (Outbound Marketing), số lượng Advertiser ngày càng tăng lên theo cấp số nhân.
Xem thêm: A/B Testing là gì? Thử nghiệm một lần hiệu quả nhân đôi
Thời điểm hiện tại, khi mà hành trình mua hàng của khách hàng ngày càng khó kiểm soát bởi nhiều lựa chọn, việc tiếp cận khách hàng chỉ thông qua một hình thức quảng cáo duy nhất được xem là chưa đủ hiệu quả.
Theo nghiên cứu từ giới chuyên gia, 70% người dùng tin tưởng những review của chuyên gia trước khi mua sản phẩm hơn là xem những quảng cáo, trong khi đó theo thống kê của Business insider, 74% người dùng nói rằng, họ sẽ tham khảo khoảng 3,4 website trước khi mua sản phẩm mà không để những quảng cáo làm ảnh hưởng đến quyết định của mình. Nếu trong vai trò của của Advertiser, bạn có lo lắng rằng, công sức, tiền bạc mình đầu tư cho quá trình tiếp cận khách hàng và thúc đẩy doanh số bị đổ sông đổ biển? Thực ra nguy cơ này diễn ra rất cao, nếu bạn không thể tìm ra cho mình được một một giải pháp marketing đúng đắn. Performance marketing được giới chuyên gia đánh giá cao trong loạt những đề cử vì nó cho phép các advertiser sử dụng các giữ liệu của Publisher mang lại như một kênh truyền thông tự quảng bá thương hiệu để từ đây gia tăng ngân sách.
Nói cách khác, nhờ có Performance marketing, advertiser có thể đong đếm được hiệu quả tiếp thị do chính mình tự chạy. Bằng việc phối hợp thực hiện nhiều hình thức truyền thông như Paid ads, Native Ads, Display, Email marketing, từ đây theo dõi hiệu quả bằng việc tính toán chính xác số lượng người truy cập hay các đơn hàng được ghi nhận.
Để bắt đầu chiến lược performance marketing của mình, các advertiser có những hai gợi ý:
Đầu tiên, họ có thể tự phát triển hoặc mua lại nền tảng tiếp thị liên kết và trực tiếp quản lý hoặc thuê lại chúng từ những nhà cung cấp ( các trung tâm phát hành liên kết tiếp thị) có thể kể đến như Amazon, Alibaba hay Tiki, lazada ở Việt Nam.
Thứ hai, trong trường hợp các Advertiser hợp tác cùng với Affiliate network. Từ đây, các Affiliate network sẽ tạo ra những ID riêng và gắn vào từng link khi được phát hành bởi Publisher. Khi link đó được truy cập, điều này đồng nghĩa với việc publisher kiếm được tiền, cũng như một lượt truy cập từ khách hàng được tính cho nhà quảng cáo. Nghe có vẻ phức tạp song, bạn có thể đơn giản hóa chúng bằng việc kiếm tiền trên Youtube. Các Affiliate network mà các advertiser tin tưởng hiện nay có thể kể đến như CJ, Rakuten Linkshare. Ở Việt Nam, bạn cũng biết đến Masoffer, Ecombi…Đến đây, bạn đã hiểu một số thuật ngữ quan trọng của marketing online cũng như phương án tối ưu hiệu quả quảng cáo cho các advertiser rồi chứ, nhưng chưa hết đâu, trong vai trò của Advertiser, bạn bắt buộc cần thêm bước này nữa để hoàn thiện chiếc lược truyền bá thương hiệu của bạn. Đó là xây dựng chân dung khách hàng. Ngoài ra bạn còn phải xây dựng customer journey để xác định việc đặt link liên kết ở vị trí nào là hợp lí.
Việc làm chuyên viên quảng cáo
Bạn có biết, khi các advertiser hình thành ý tưởng về chiến dịch tiếp thị sản phẩm, có một nhân tố quan trọng mà nêu không nắm ngay từ đầu, nó sẽ làm lệch hướng cả chiến dịch Marketing, đó là nhóm khách hàng lý tưởng. Với các marketer, thuật ngữ này được gọi là chân dung khách hàng ( Buyer Personas). Thực chất, đó là bức tranh tổng quát bao gồm những thông tin quan trọng của khách hàng như tên tuổi, giới tính, thu nhập, nơi sinh sống, hành vi người tiêu dùng, động lực mua hàng và các mối quan hệ ảnh hưởng đến việc mua hàng. Việc này gần giống bạn lạc giữa sa mạc nhưng có bản đồ vậy.
Những am hiểu về chân dung khách hàng sẽ là tài liệu để bạn thay đổi phương thức tiếp cận làm sao để khách hàng cảm thấy hài lòng và có ấn tượng tốt với sản phẩm của bạn nhất, biết được thời điểm đúng đắn để tung ra những chương trình khuyến mại hiệu quả và thu hút người dùng nhất. Đặc biệt, một khi nắm bắt được tâm lý khách hàng, advertiser có thể có thể hiểu được cụ thể điểm chưa được của dịch vụ của mình để nâng cấp hoặc có hướng điều chỉnh.
Khi nắm bắt được xu hướng mua sắm của khách hàng, bạn sẽ đủ cơ sở để kết luận được địa nào họ thường lui tới và bỏ tiền ra cho những sản phẩm có đặc điểm thế nào. Đối với những sản phẩm có thói quen nhìn giá đầu tiên, click vào giá trên những quảng cáo đầu tiên, họ sẽ phù hợp với những chương trình khuyến mại thường xuyên và những mặt hàng từ rẻ đến tầm trung. Một chương trình ưu đãi giảm sâu có thể cực kỳ phù hợp để nâng tỷ lệ chốt deal thành công.
Việc làm Tiếp thị - Quảng cáo tại Hà Nội
Chân dung khách hàng là cơ sở cung cấp thói quen mua sắm của khách hàng từ đó giúp các advertiser có phương hướng tiếp cận khách hàng thật tự nhiên và hiệu quả nhất. Hơn nữa, đây cũng là gợi ý quan trọng cho nội dung quảng cáo.
Chi khi nào advertiser thấu hiểu được tâm lý khách hàng (insight khách hàng) thì khi đó, bạn có thể hình dung được nội dung thu hút bởi lượng khách hàng mục tiêu. Nói cách khác, bạn có thể nắm được đâu là những giá trị đối với khách hàng của bạn. Từ đấy để để định hướng nội dung đích và đẩy mạnh chiến lược cho content Marketing. Từ đây, tiết kiệm được chi phí, thời gian và các nguồn lực khác đầu tư cho quảng cáo.
Chân dung khách hàng có vai trò quan trọng song để xây dựng được bức chân dung đó, các advertiser cũng phải đầu tư không ít công sức, để thu thập những dữ liệu…Trong trường hợp muốn thúc đẩy nhanh hiệu quả, không cách nào khác họ phải học cách sống chung với các advertising acengy.
Hi vọng những thông tin trên đây đi lý giải Advertiser là gì và những chiến lược Marketing hiệu quả nhất thúc đẩy hiệu quả quảng bá thương hiệu của Advertiser sẽ thực sự hữu ích với bạn và doanh nghiệp của bạn. Đừng quên thường xuyên cập nhật những tin tức mới nhất trên timviec365.vn nhé. Thân ái!
Xem thêm: Automation marketing có nghĩa là gì và cách triển khai hiệu quả nhất là gì
Về Timviec365
Dành cho ứng viên
Dành cho nhà tuyển dụng
Việc làm theo khu vực
Việc làm theo ngành nghề
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
App CV365
App JobChat365
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
Tải app để tìm việc siêu tốc Tạo CV đẹp với 365+ mẫu CV xin việc