Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

CEO học ngành gì? Nắm bắt để chinh phục vị trí “đỉnh của chóp”

Tác giả: Phương Anh Nguyễn

Ngày cập nhật: 28/08/2021

Trở thành CEO, trở thành Sếp có lẽ là mục tiêu của rất nhiều người hiện nay. Vị trí này thể hiện được tài năng cũng như tầm quan trọng của bạn đối với sự phát triển của cả một công ty, doanh nghiệp hay một tập đoàn lớn. Không chỉ vậy, CEO sẽ còn là vị trí đem lại cho bạn nhiều điều hơn là một mức thu nhập hấp dẫn. Với những “ánh hào quang” lóe ra từ vị trí này thì đây sẽ là niềm khao khát chinh phục với những ứng viên có hoài bão lớn. Vậy nhưng, trước tiên, câu hỏi được đặt ra chính là CEO học ngành gì? Để trở thành người lãnh đạo thì bằng cấp và kiến thức là điều không thể thiếu. Do vậy, bạn cần biết được câu trả lời CEO học ngành gì để làm hành trang trên chặng đường chinh phục vị trí “đỉnh của chóp” này cho mình. Cùng khám phá bài viết dưới đây để nắm được đáp án cho bản thân mình nhé!

Việc làm quản lý điều hành

1. Thông tin khái quát về vị trí CEO 

CEO là từ viết tắt của cụm từ tiếng Anh Chief Executive Officer, dịch ra tiếng Việt có ý nghĩa là Giám đốc điều hành. Đây được xem là vị trí quản lý cấp cao, là người đứng đầu, thuộc hội đồng quản trị và có sự ảnh hưởng mạnh mẽ tới việc phát triển của một công ty, doanh nghiệp hay tập đoàn hiện nay. 

CEO học ngành gì?
CEO học ngành gì?

CEO không đơn giản chỉ là người có năng lực và kiến thức chuyên môn chuẩn. Thực tế, vị trí này đòi hỏi nhiều hơn thế, một CEO “chuẩn không cần chỉnh” cần là một người đa năng với việc hội tụ các phẩm chất, yếu tố khác nhau như khả năng lãnh đạo, phong cách giao tiếp, cách xử lý tình huống kinh doanh và khắc phục hậu quả,...

Có thể nhận thấy được rằng vị trí CEO đòi hỏi người đảm nhận cần có kinh nghiệm và kỹ năng. Do vậy, để có thể hội tụ được đầy đủ các phẩm chất cho một CEO tài ba thì bên cạnh những yếu tố mang tính bẩm sinh thì các chương trình đào tạo CEO sẽ là điều mà các bạn cần quan tâm. 

CEO học ngành gì? Những ngành nào phù hợp với việc trở thành CEO? Sau đây sẽ là những thông tin giúp bạn có được câu trả lời cho mình.

CV kinh doanh

2. Giải đáp thắc mắc “CEO học ngành gì?”

Thực tế thì CEO là vị trí mà gắn với lĩnh vực kinh doanh. Nhắc tới CEO là nhắc tới một căn phòng đầy đủ tiện nghi nằm trong một tòa nhà cao cao. Do vậy, việc lựa chọn đúng ngành phù hợp sẽ là một bước đệm hoàn hảo để bạn có thể tiến xa hơn trong công việc của mình và từng bước đặt chân vào căn phòng cao cấp đó.

Tìm lời giải đáp
Tìm lời giải đáp

Khối thi và ngành học nào sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo cho các ứng viên của vị trí CEO trong tương lai?

Thực tế cho thấy, Quản trị kinh doanh được xem là một ngành “sản sinh” ra nhiều CEO nhất hiện nay. Hay nói một cách khác thì việc học Quản trị kinh doanh sẽ là ngành học giúp bạn có thể tiến gần hơn với vị trí CEO này. Lý do là tại sao? Tại sao lại là Quản trị kinh doanh mà không phải một ngành khác?

Không phải tự nhiên mà Quản trị kinh doanh là ngành học đào tạo ra các Sếp. Điều này xuất phát từ các nguyên nhân sau đây:

- Thứ nhất, đó là xuất phát từ ý nghĩa của ngành học này. Quản trị kinh doanh có ý nghĩa là việc quản trị điều hành các hoạt động kinh doanh để có thể duy trì, phát triển các công việc kinh doanh trong công ty, doanh nghiệp nhằm mục đích đạt được các mục tiêu về lợi nhuận và hiệu suất kinh doanh một cách tốt nhất.

- Thứ hai, các môn học của chuyên ngành Quản trị kinh doanh có thể được xem là bao quát và phù hợp nhất dành cho CEO. Học ngành này, bạn sẽ được trang bị các kiến thức và kỹ năng một cách tổng hợp cũng như chuyên sâu nhất về từng vấn đề cụ thể của các lĩnh vực như kinh tế tài chính, xã hội,... 

Ngành học nào phù hợp nhất?
Ngành học nào phù hợp nhất?

Thêm vào đó chính là việc bổ sung các kiến thức liên quan đến những nguyên lý, triết lý trong hoạt động kinh doanh, những nhiệm vụ cơ bản và các nguyên tắc hoạt động, tổ chức của các phòng ban trong công ty ra sao,...  Đặc biệt là được trang bị những tri thức về lập kế hoạch, xây dựng tầm nhìn, chiến lược, đề ra các giải pháp cụ thể và việc đào tạo chuyên sâu về các lĩnh vực như Quản trị nhân lực hay Quản trị doanh nghiệp,...

- Thứ ba, với việc học quản trị kinh doanh, ngành học này sẽ yêu cầu bạn cần có sự tìm tòi, cập nhật xu hướng của nền kinh tế và thị trường. Qua đó, bạn có thể cập nhật thêm các kiến thức chuyên môn về ngành cho bản thân, nâng cao được các kỹ năng và khả năng của mình như tư duy chiến lược, logic, phân tích và phán đoán,...

- Thứ tư, Quản trị kinh doanh sẽ là ngành giúp bạn có thể định vị được chính bản thân trước nhà tuyển dụng. Bạn sẽ có thể tự đánh giá được khả năng của mình ra sao, thế mạnh của mình là gì. Đây được xem là một trong những nền tảng cần có của một CEO tương lai, “biết mình biết ta, trăm trận trăm thắng”.

Tự chung lại, ta có thể nhận thấy rằng ngành quản trị kinh doanh sẽ là chuyên ngành đem lại những sự phù hợp và bao quát nhất đối với một CEO. Từ kiến thức, kỹ năng cho tới các tố chất và năng lực cần có. Hiện nay, cơ hội việc làm quản trị kinh doanh cũng rất nhiều cho cả những bạn mới ra trường và những anh chị đã có kinh nghiệm trong nghề. 

Chuyên ngành Quản trị kinh doanh
Chuyên ngành Quản trị kinh doanh

Một sự thật là trước khi trở thành một CEO thì bạn có thể là một Giám đốc nhân sự, làm việc làm giám đốc kinh doanh,...thế nhưng, việc học Quản trị kinh doanh vẫn luôn là điều cần thiết để bắt đầu cho hành trang trở thành vị trí quản lý cấp cao hơn là CEO.

3. Các CEO công nghệ hàng đầu thế giới học ngành gì?

Nếu như Quản trị kinh doanh được xem là một ngành học giúp cho ứng viên có thể tiến gần hơn với vị trí CEO thì thực tế, những CEO công nghệ hàng đầu thế giới hiện nay họ học chuyên ngành gì?

Dưới đây sẽ là những vị CEO hàng đầu của giới công nghệ và chuyên ngành của họ trước khi là trở thành người đứng đầu của các Tập đoàn tầm cỡ thế giới.

- CEO Alibaba

CEO của tập đoàn Alibaba chính là vị tỷ phú Jack Ma, người được xem là truyền cảm hứng lớn dành cho rất nhiều doanh nhân trẻ của Trung Quốc và các nước khác. 

Trước đó, tỷ phú Jack Ma đã theo học chuyên ngành tiếng Anh của trường Đại học Sư phạm Hàng Châu. Sau đó, ông theo học thạc sĩ chuyên ngành Quản trị kinh doanh tại trường trường Kinh doanh Cheung Kong.

CEO trên thế giới
CEO trên thế giới

Một sự thật là trước khi có được tấm bằng MBA thì ông đã phải nộp đơn và dự thi tới 4 lần mới được nhận.

- CEO Paypal

CEO người Mỹ Dan Schulman đã theo học chuyên ngành Kinh tế ở trường Middlebury College và theo học MBA tại trường Đại học New York. Thế nhưng, vị CEO Paypal đã có 6 tháng làm nghề lái xe tải khi ở trường Đại học Princeton trước khi vào Middlebury.

- CEO Uber

Dara Khosrowshahi, một vị doanh nhân người Mỹ gốc Iran. Ông theo học ngành Kỹ thuật điện ở trường Đại học Brown. 

- CEO Tesla & SpaceX 

Elon Musk là một vị CEO với hoài bão lớn về việc đưa con người lên sao Hỏa. Ông có hai bằng cử nhân với 2 chuyên ngành là Vật lý và Kinh tế của trường Đại học Pennsylvania.  

Trước đó, khi còn là một cậu sinh viên năm cuối, Elon Musk đã từng thuê một căn nhà với 12 phòng ngủ để hô biến nó thành một hộp đêm thu hút 500 khách mỗi tối. Đây được xem là một điều thể hiện cho đầu óc nhanh nhạy của một vị CEO trong tương lai.

Theo học chuyên ngành nào?
Theo học chuyên ngành nào?

- CEO IBM

CEO của IBM là nữ doanh nhân Ginni Rometty. Bà được biết đến là một cựu sinh viên của trường Đại học Northwestern với chuyên ngành chính là Khoa học máy tính và Kỹ thuật điện.

- CEO LinkedIn

Jeff Weiner theo học chuyên ngành kinh tế tại Trường Đại học Pennsylvania.

- CEO Microsoft

Microsoft là một tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới hiện nay. CEO của tập đoàn này hiện nay chính là Satya Nadella, một doanh nhân người Mỹ gốc Ấn. 

Satya Nadella sở hữu cho mình 3 tấm bằng của 3 chuyên ngành và 3 trường đại học khác nhau. Một tấm bằng Kỹ thuật điện của Học viện Công nghệ Manipal,  một tấm bằng thạc sĩ khoa học tự nhiên của trường Đại học Wisconsin-Milwaukee và tấm bằng MBA của trường Đại học Chicago.

- CEO Google

Vị doanh nhân người Mỹ gốc Ấn Sundar Pichai cũng có cho mình 3 tấm bằng. Chuyên ngành Kỹ thuật luyện kim của trường Học viện Công nghệ Kharagpur, thạc sĩ chuyên ngành Khoa học Vật liệu và Kỹ thuật ở trường Đại học Stanford, cuối cùng là MBA của trường Đại học Wharton thuộc Đại học Pennsylvania.

Đa dạng các lĩnh vực
Đa dạng các lĩnh vực

- CEO Youtube

Susan Wojcicki, nữ CEO người Mỹ là cựu sinh viên của trường Đại học Harvard với chuyên ngành Văn học và Lịch sử. Sau đó, bà theo học thạc sĩ chuyên ngành Khoa học tự nhiên và MBA tại Đại học California.

- CEO Apple

Với việc trở thành một nhân vật, doanh nhân tầm cỡ thế giới, Tim Cook trong khoảng thời gian học đại học của mình đã có thành tích thuộc top 10%. Ông sở hữu cho mình 2 tấm bằng là Kỹ thuật công nghiệp ở Đại học Auburn và MBA tại trường Đại học Duke.

Trên đây là những chia sẻ về CEO học ngành gì. Thực tế thì cho dù bạn học ngành gì đi chăng nữa thì việc trở thành CEO sẽ cần hội tụ nhiều yếu tố khác nhau. Do vậy, để có thể tiến tới được vị trí đứng đầu này bạn cần có cho mình một quá trình phát triển cũng như sự cố gắng nỗ lực không ngừng để trở nên hoàn thiện hơn. Mong rằng, qua bài viết này, các bạn sẽ có được sự lựa chọn đúng đắn cho việc học chuyên ngành gì để trở thành Sếp trong tương lai.

Chủ tịch WHO là ai? Người cầm quyền của tổ chức Y tế thế giới

Chắc có lẽ khi nhắc tới WHO thì không có ai là quá xa lạ về tổ chức này, nhất là trong khi dịch bệnh covid-19 đang khiến cho cả thế giới phải “lao đao” thì vai trò của WHO lại được chú ý hơn cả. Là tổ chức Y tế thế giới, WHO có vai trò trong việc cảnh báo cũng như hỗ trợ các nước trên thế giới trong lĩnh vực y tế, sức khỏe cộng đồng. Có vai trò quan trọng như vậy thì người đứng đầu WHO sẽ nhận được khá nhiều sự chú ý từ toàn bộ công chúng trên thế giới. Vậy, chủ tịch WHO là ai? Người lãnh đạo tổ chức này có ý nghĩa ra sao? Các bạn cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé!

Chủ tịch WHO là ai?

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết thành công trong công việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Câu chuyện nghề nghiệp-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Tài liệu gia sư-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Danh mục văn thư lưu trữ-Tài Sản Doanh Nghiệp-KPI Năng Lực-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Chuyển văn bản thành giọng nói-Giới Thiệu App Phiên Dịch-Quản Lý Kênh Phân Phối-Đánh giá nhân viên-Quản lý ngành xây dựng-Hóa đơn doanh nghiệp-Quản Lý Vận Tải-Kinh nghiệm Quản lý mua hàng-Danh thiếp cá nhân-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý