Tác giả: Vũ Bích Phượng
Lần cập nhật gần nhất: ngày 03 tháng 07 năm 2024
Ngành nào cũng được yêu cầu về chuẩn mực đạo đức nhưng cái chuẩn mực đó là gì thì còn tùy thuộc vào mỗi lĩnh vực riêng có những yêu cầu đạo đức riêng. Với nghề kiểm toán, một nghề chịu sự quản lý chặt chẽ của Cơ quan nhà nước, hệ thống chuẩn mực đạo đức phải được tuân thủ nghiêm ngặt. Nếu bạn là một kiểm toán viên thì nhất định phải tìm hiểu để biết rõ những chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kiểm toán gồm những gì?
Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn thông tin đầy đủ về chuẩn mực đạo đức kiểm toán nên cần thiết để theo dõi và tích lũy thêm kiến thức bổ ích cho bản thân mình nhé.
Hệ thống chuẩn mực đạo đức kiểm toán được Bộ Tài Chính ban hành đồng thời công bố dựa trên Quyết định số 87/2024/QĐ-BTC sẽ gồm có 7 nguyên tắc sau đây:
Tính độc lập chính là một nguyên tắc cơ bản mà kiểm toán viên sẽ vận dụng vào trong công việc, nghiệp vụ của mình. Tính độc lập dường như tồn tại ở bất cứ đâu, ai cũng có thể và cần sự độc lập, một đứa trẻ trưởng thành cần độc lập từ những hoạt động nhỏ nhất trong cuộc sống, một học sinh cần độc lập với quan điểm học tập cá nhân của mình, một thanh niên cần sự độc lập để bước ra khỏi vùng an toàn mà bố mẹ chúng tạo ra,… và trong công việc, độc lập để tự giải quyết mọi vấn đề của bản thân.
Vậy với nghề kiểm toán, tính độc lập sẽ được thể hiện như thế nào?
Thứ nhất, kiểm toán viên cần có độc lập về tư tưởng. Có nghĩa là họ phải có chiều hướng đưa ra những suy nghĩ, tư tưởng và ý kiến của mình mà không bị ảnh hưởng bởi bất cứ yếu tố hay nhân tố nào khác, nhất là những sự can thiệu, tác động đó lại đi ngược với nghiệp vụ đánh giá chuyên nghiệp. Dựa vào tính độc lập mà một người kiểm toán viên có thể hành động đảm bảo nguyên tắc khách quan, chính trực và thận trọng.
Thứ hai, người kiểm toán còn cần phải độc lập trong cả cách thức làm việc. Trong công việc, người kiểm toán viên cần tạo dựng niềm tin cho tất cả mọi người để khi họ nhìn vào, họ chắc chắn bạn không có bất cứ hoàn cảnh hay mối quan hệ nào có thể tạo ra sự ảnh hưởng đến quyết định của bạn trong công việc, dẫn đến không tin tưởng đối với tính khách quan, sự chính trực và thận trọng nghề nghiệp.
Thứ hai, người kiểm toán trong quá trình làm việc cần phải đảm bảo xây dựng được sự tin tưởng cho tất cả mọi người, ít nhất là toàn bộ những người đã, đang và sẽ hợp tác cùng để họ biết rằng, bạn hoàn toàn không bị tác động, ảnh hưởng bởi bất cứ hoàn cảnh hay mối quan hệ nào để khiến cho họ nghi ngờ bản thân bạn hoặc công ty bạn không khách quan, không chính trực và không thận trọng trong giải quyết công việc.
Chúng ta đã nhắc nhiều tới tính chính trực trong nội dung trên và có thể thấy rằng, tính chính trực là một yếu tố vô cùng quan trọng trong sự nghiệp của người kiểm toán. Với sự chính trực trong nhiệm vụ, đòi hỏi người kiểm toán phải trung thực, ngay thẳng, luôn có chính kiến rõ ràng trong tất cả các vấn đề.
Bên cạnh đó, tính chính trực cũng quan trọng sự tín nhiệm và công bằng.
Việc làm kế toán - kiểm toán tại Hà Nội
Khách quan ở đây đồng nghĩa với sự công bằng, luôn tôn trọng sự thật, khi giải quyết công việc sẽ hoàn toàn dựa trên sự khách quan đó tuyệt đối không thiên vị, không thành kiến vì những yếu tố này trực tiếp gây ảnh hưởng tới kết quả kiểm toán. Một khi kết quả đã sai lệch do bị tác động thì hậu quả để lại rất khôn lường, mức độ nhẹ nhất cũng sẽ là vi phạm vào tính khách quan – một trong những nội dung quy chuẩn của đạo đức nghề nghiệp nên chắc chắn sẽ phải tuyệt đối tuân thủ tính chất khách quan.
Bước chân vào nghề kiểm toán, bất cứ ai cũng có thể dễ sa ngã nếu như không giữ vững nguyên tắc khách quan này. Đôi khi chỉ là những cuộc vui đơn giản, không mục đích, không vụ lợi từ bạn hoặc bất cứ ai thế nhưng để đảm bảo chuẩn đạo đức và đồng thời không có những chuyển biến theo chiều hướng tiêu cực đi thì bạn cần phải học cách nói không với việc nhận quà hoặc tặng quà, biết cách từ chối mọi lời mời tham dự các bữa tiệc tùng giao lưu. Vì chỉ cần bạn xa chân vào đó, nó chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng đến sự đánh giá khách quan của bạn trong giải quyết công việc
Một nhân viên kiểm toán cần làm nhiệm vụ của mình khi đã có đủ đầy năng lực chuyên môn quan trọng, đủ đáp ứng hiệu quả công việc cơ bản nhất và kèm theo đó là luôn phải phát huy năng lực cao nhất. Từ trong hoạt động thực tiễn họ sẽ cần phải cập nhật kiến thức thường xuyên và không ngừng nâng cao chúng vì chúng sẽ là nền tảng vững chắc để bạn xây dựng nền móng vững chắc cho sự nghiệp còn nhiều trông gai, nhiều gian truân của mình. Nhất là khi họ luôn làm việc ở trong môi trường pháp ly đòi hỏi những yêu cầu cao về năng lực, về nhân cách cho đến từng lời ăn tiếng nói.
Đi bên cạnh sự khách quan, tính chính trực thì một đòi hỏi nữa cũng vô cùng quan trọng buộc người kiểm toán phải luôn ghi nhớ khi thực hành nghề. Đó chính là bảo mật thông tin. Bởi kiểm toán là nghề thực hiện theo những yêu cầu về chuẩn mực đạo đức từ pháp luật và nhà nước ban hành, làm việc trong môi trường pháp lý và toàn bộ kết quả kiểm toán được liên quan đến pháp luật cho nên kiểm toán viên phải đảm bảo tất cả các thông tin liên quan đến nghiệp vụ kiểm toán cần được bảo mật.
Nguyên tắc bảo mật ở đây là không được làm rò rỉ thông tin, không tiết lộ thông tin ra bên ngoài nếu như chưa có sự cho phép từ cơ quan có thẩm quyền. Trừ trường hợp cần phải công khai dưới sự yêu cầu từ pháp luật hoặc phạm vị quyền hạn của nghề nghiệp cho phép bạn có thẩm quyền làm điều đó.
Tất cả những chuẩn mực đạo đức nghề kiểm toán trên đều đi đến hình thành uy tín cho kiểm toán viên. Và do đó, việc giữ uy tín nghề nghiệp, trau đồi và bảo vệ nó cũng là một chuẩn mực để người kiểm toán luôn ý thức làm tốt từng chuẩn mực. Chuẩn mực về tư cách luôn là khung xương vững chắc để mỗi người biết nên “bồi da đắp thịt” cho sự nghiệp của mình như thế nào cho đúng.
Cùng như chuẩn mực về tư cách, ở giá trị chuyên môn sẽ là phần “da thịt” mà kiểm toán viên cần bồi dưỡng mỗi ngày. Hiệu suất công việc được thể hiện rất rõ qua cách bạn làm nhiệm vụ, cách thức ở đây bao gồm các kỹ thuật hành nghề, quy định pháp luật được đảm bảo như thế nào. Để các nguyên tắc hành nghề được duy trì và đảm bảo tính nhất quá thì nhân viên kiểm toán sẽ phải không ngừng học hỏi, không ngừng trau dồi những kiến thức nghiệp vụ chuyên môn để đáp ứng hiệu quả công việc theo đúng yêu cầu từ đơn vị và theo các chuẩn mực đạo đức nghề kiểm toán.
Những chuyên môn nghiệp vụ nhất định nhân viên kiểm toán phải nắm được sẽ bao gồm:
- Đảm bảo kiến thức nghề nghiệp, kinh nghiệm trong công việc
- Ý thức cập nhật thường xuyên trình độ chuyên môn
- Quy định đối với các bộ máy điều hành, quản lý doanh nghiệp
- Chuẩn mực hành nghề, quy định kiểm soát
- Quy trình kiểm soát
- Các biện pháp xử lý vi phạm và kỷ luật
- …
Có sự điều chỉnh so với Quyết định số 87 và dựa trên sự ra đời của Luật kiểm toán độc lập số 67/2024-QH12 thì các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của kiểm toán sẽ bao gồm các yếu tố nội dung sau đây:
- Tính chính trực: Sự chính trực đòi hỏi người kiểm toán phải luôn trung thực và thẳng thắn đối với mọi mối quan hệ, dù đó là quan hệ kinh doanh hay chuyên môn, không có sự phân biệt.
- Tính khách quan: Không cho phép bản thân có tư tưởng thiên vị trong giải quyết công việc. Trong quá trình làm việc không tạo ra các xung đột về mặt lợi ích, hay khiến cho những tác động bên ngoài chi phối đến các đnáh giá chuyên môn, đánh giá về hoạt động kinh doanh.
- Năng lực chuyên môn, sự thận trọng trong giải quyết công việc:
Luôn học hỏi để mở rộng sự hiểu biết, năng cao kỹ năng chuyên môn trong phục vụ khách hàng để từ đó tạo ra lòng tin tưởng nơi khách hàng về việc bạn có thể cung cấp các dịch vụ kiểm toán tốt nhất cho họ. Họ hoàn toàn yên tâm vì bạn là một người kiểm toán viên luôn đi đúng với từng nhịp phát triển của thời đại. Bạn luôn tuân thủ pháp luật chính là nền tảng vững chắc của niềm tin, là nơi khách hàng có thể gửi gắm sự thật, tính minh bạch vì biết chắc chắn quyền lợi của họ sẽ được bảo vệ một cách chính đáng.
- Tính bảo mật trong công việc: về nguyên tắc, mọi thông tin hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đều cần phải được giữ kín, bao gồm cả các mối quan hệ đi kèm trong quá trình thực hiện kiểm toán. Vậy nên, khi không có sự cho phép từ phía đơn vị, người có thẩm quyền hoặc không có nghĩa vụ cung cấp thông tin theo sự yêu cầu đến từ phía pháp luật thì người kiểm toán viên tuyệt đối không cung cấp các thông tin đó cho bên thứ 3 bất kỳ nào khác.
- Tư cách nghề nghiệp: Bản thân người kiểm toán viên trong quá trình làm việc cần nghiêm chỉnh thực hiện đúng mọi quy định và pháp luật, tránh tất cả mọi hành vi sai phạm gây ảnh hưởng đến uy tín của nghề.
Như vậy có thể nói, đạo đức nghề nghiệp của kiểm toán viên có ý nghĩa quan trọng vô cùng. Khi là một kiểm toán viên thì bạn nhất định phải tìm hiểu kỹ chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kiểm toán để đảm bảo hành nghề luôn trong sạch và trong điều kiện tốt nhất.
Kiểm toán báo cáo tài chính là gì?
Tìm hiểu về kiểm toán báo cáo tài chính khi bạn đang chuẩn bị đứng ở ngã ba đường hướng nghiệp. Sẽ rất khó khăn để theo đuổi công việc này nếu như thực sự bạn không hiểu được kiểm toán báo cáo tài chính là gì? Câu trả lời rõ ràng nhất dưới đây sẽ khiến bạn hài lòng.
Về Timviec365
Dành cho ứng viên
Dành cho nhà tuyển dụng
Việc làm theo khu vực
Việc làm theo ngành nghề
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
App CV365
App JobChat365
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
Tải app để tìm việc siêu tốc Tạo CV đẹp với 365+ mẫu CV xin việc