Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

[Giải đáp thắc mắc] Có nên quay lại công ty cũ làm việc không?

Tác giả: Hồng Nguyễn

Lần cập nhật gần nhất: ngày 22 tháng 07 năm 2024

Theo dõi timviec365 tại google new

Nhảy việc vẫn luôn là vấn đề hết sức bình thường, diễn ra thường xuyên trong cuộc sống hiện nay để tìm kiếm cho mình một môi trường làm việc, công ty phù hợp hơn. Tuy nhiên, trường hợp muốn “nối duyên” và trở lại làm việc ở công ty cũ cũng không ít. Vậy câu hỏi đặt ra ở đây là có nên quay lại công ty cũ làm việc hay không? Điều này có ảnh hưởng như thế nào đến công việc, các mối quan hệ của bạn? Để giải đáp cho thắc mắc này, mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây nhé.

Cần tìm việc làm

1. Trả lời câu hỏi “có nên quay lại công ty cũ làm việc không?"

Có thể thấy, việc đã từng rời bỏ rồi muốn quay lại không còn là vấn đề quá xa lạ đối với chúng ta cả trong công việc lẫn cuộc sống đời thường. Cũng giống các đôi trẻ yêu nhau, cứ giận dỗi hay gặp vấn đề gì là chia tay rồi quay lại, thế nhưng đến cuối cùng vẫn nhiều trường hợp đường ai nấy đi vì vẫn không thể tìm được điểm chung hay xác nhận lý do rõ ràng để quay trở lại. Và vấn đề trong công việc của nhiều người hiện nay cũng tương tự như vậy.

Trước khi đưa ra được câu trả lời cuối cùng về việc có nên quay lại công ty cũ làm việc hay không, các bạn cần phải liệt kê ra các lý do tại sao bạn rời bỏ môi trường làm việc hiện tại và muốn trở về chốn cũ? Hay bạn có thể đem lại những lợi ích gì cho công ty cũ nếu họ chấp nhận bạn thêm một lần nữa bởi đây là vấn đề khá quan trọng, bạn cần đầu tư về thời gian, tinh thần để đưa ra quyết định.

Trả lời câu hỏi có nên quay lại công ty cũ làm việc không
Trả lời câu hỏi có nên quay lại công ty cũ làm việc không?

Đó có thể là do phong cách lãnh đạo của Sếp, môi trường làm việc hay chế độ phúc lợi khiến bạn quyết định nghỉ việc ở đó hay sự độc tài, tiêu cực của Ban lãnh đạo. Một cách giải quyết an toàn đó là bạn muốn dành thời gian để nghỉ ngơi và khám phá những cơ hội nghề nghiệp, định hướng nghề nghiệp bản thân mới cho mình trên con đường sự nghiệp. Mặt tốt bạn nhận được khi quay lại làm việc tại công ty cũ là mức lương cao hơn, vị trí tốt hơn, có lợi cho sự nghiệp sau này,…

Tuy nhiên, theo nghiên cứu cho thấy, trung bình một nhân viên sau khi quay lại công ty cũ làm việc sẽ chỉ gắn bó thêm được nhiều nhất là một năm. Nguyên nhân cơ bản là do các mâu thuẫn khiến nhân viên không thể thỏa mãn với công việc và chưa thể giải quyết triệt để dù chế độ đãi ngộ tốt hơn, mối quan hệ của nhân viên với công ty sẽ vẫn ở tình trạng “dậm chân tại chỗ”. Hơn nữa, nếu bạn quay trở lại công ty cũ với mức lương cao hơn thì họ sẽ đánh giá bạn đơn thuần chỉ làm việc vì tiền bạc và sẽ ít nhận được tin tưởng trong tương lai.

Chính vì vậy, cũng khá khó cho việc đưa ra câu trả lời rằng có nên quay lại công ty cũ làm việc hay không? Tuy vậy thì dựa vào tình hình thực tế của mỗi người để có thể đưa ra quyết định phù hợp, chính xác.

Nối duyên với chốn cũ - nên hay không
Nối duyên với chốn cũ - nên hay không?

Nếu bạn là người có khát vọng, chí tiến thủ, mong muốn phát triển sự nghiệp với những cơ hội mới hơn thì lời khuyên chân thành là không nên quay trở lại. Vì thực tế bạn đã làm ở công ty cũ một thời gian, đã quen với tác phong, tính chất công việc và nó sẽ không có gì mới lạ, đặc biệt là những vấn đề không hay xảy ra trước đó là lý do khiến bạn ra đi. Ngược lại, nếu bạn muốn một công việc ổn định và đi theo lối mòn mình đã xây dựng được, trước đó ra đi trong hòa bình và có mối quan hệ tốt đẹp với công ty thì cũng có thể lựa chọn quay trở lại để làm việc.

Xem thêm: Có rất nhiều việc làm công ty hiện nay có nhu cầu tuyển dụng. Nên Bạn hoàn toàn có thể tin tin tìm việc khi sở hữu CV đẹp của timviec365.vn

2. Những vấn đề cần xem xét trước khi quyết định quay lại công ty cũ

Đối với việc quay trở lại công ty cũ, các bạn trước khi đưa ra quyết định cuối cùng sẽ cần lưu ý, xem xét về một số vấn đề quan trọng, cơ bản như sau:

2.1. Quy định của công ty có cho phép bạn quay lại?

Dù anh/chị từng tỏa sáng, là một nhân viên xuất sắc tại công ty cũ, nhưng cũng không thể chắc chắn sẽ được tái đánh giá. Vì bất kỳ công ty nào cũng sẽ có sự cân nhắc về việc sau khi trở lại, liệu bạn có ra đi hay không? Hoặc ở vị trí đó đã có người thay thế bạn hoặc là chưa có, công ty cũng sẽ mong muốn tìm một nhân sự mới thay vì “quay lại với người cũ”.

Quy định của công ty có cho phép bạn quay lại
Quy định của công ty có cho phép bạn quay lại?

Một điều các bạn cần hết sức lưu ý đó là đừng bao giờ thỏa mãn bằng tư tưởng công ty chắc chắn sẽ nhận lại bạn. Đối với nhiều công ty, họ đã đưa ra quy định rõ ràng là sẽ không tuyển lại nhân viên cũ dù có tài giỏi, xuất chúng đến đâu. Họ sẽ luôn nắm phần an toàn cho mình vì nhân viên và công ty cũng chỉ là mối quan hệ hợp tác, không có gì đảm bảo bạn sẽ luôn tận tâm, tận lực, làm việc đến suốt đời. Do đó, các bạn cần xem xét, cân nhắc về quy định của công ty liên quan đến vấn đề này.

Xem thêm: Có nên nhảy việc vì lương? Bí quyết giúp bạn có lựa chọn đúng

2.2. Tự đánh giá năng lực của bản thân có còn phù hợp không?

Trước đây khi làm việc tại công ty cũ, năng lực nghề nghiệp của bạn như thế nào? Sếp có chê trách, không hài lòng ở điểm gì không? Nếu như bạn là người có năng lực tốt, được trọng dụng thì nên nghĩ đến chuyện quay lại bởi người ta cũng chỉ cần những nhân viên có thể làm được việc cho họ mà thôi.

Tự đánh giá năng lực của bản thân có còn phù hợp không
Tự đánh giá năng lực của bản thân có còn phù hợp?

Thực tế, sẽ không ai thích người đã từng ra đi rồi quay lại. Dù là trước đây bạn ra đi vì lý do gì thì khi muốn quay trở lại, hãy chuẩn bị thật tốt năng lực làm việc. Hãy luôn hiểu rằng, không ai muốn nhận lại một người chỉ biết dậm chân tại chỗ, không có sự cố gắng, không có thành tích. Khi bạn quay về, công ty sẽ có quyền đòi hỏi, yêu cầu năng lực của bạn cao hơn những người khác.

Xem thêm: Có nên nghỉ việc khi chưa có việc mới

2.3. Những mối quan hệ trước đây tại công ty cũ như thế nào?

Một vấn đề nữa mà các bạn cần phải xem xét lại đó chính là mối quan hệ giữa bạn với đồng nghiệp, Sếp và công ty như thế nào? Bạn đã từng nói chuyện với Sếp rồi chứ? Từ ngày rời khỏi công ty, bạn đã gọi điện về hỏi thăm lần nào chưa? Bạn vẫn còn thân thiết với các đồng nghiệp hay mâu thuẫn, khúc mắc với họ?

Đây là vấn đề rất quan trọng mà bạn nên cân nhắc vì nếu ngày xưa, bạn rời đi bởi lý do căng thẳng với đồng nghiệp, văn hóa doanh nghiệp không phù hợp thì khi quay trở lại bạn chắc chắn sẽ vẫn rơi vào tình trạng đó.

Những mối quan hệ trước đây tại công ty cũ như thế nào
Những mối quan hệ trước đây tại công ty cũ như thế nào?

Nếu như bạn vẫn giữ được mối quan hệ tốt đẹp thì có thể mời mọi người đi cà phê, gặp gỡ để nhận lời tư vấn từ họ. Khi đã quyết định quay trở lại thì bạn nên chủ động liên hệ với phía nhân sự để đề nghị, tuyệt đối không nhờ qua đồng nghiệp.

Xem thêm: Có nên về quê lập nghiệp

3. Yếu tố không thể ngăn cản bạn trở về công ty cũ làm việc

Như đã phân tích ở trên, sẽ có những trường hợp mà bạn nên và có thể quay trở lại làm việc tại công ty cũ. Cụ thể, một số yếu tố là động lực và không thể ngăn cản bạn quay lại đó là:

3.1. Ra đi trong hòa bình, chuyên nghiệp

Bạn nghỉ việc trong hòa bình và có cách xử lý chuyên nghiệp. Đây sẽ là một điểm cộng lớn giúp bạn dễ dàng quay trở lại làm việc tại công ty cũ hơn.

Có những người khi xác định nghỉ việc thường có tâm lý chán nản, không tập trung làm việc dẫn đến các sai sót trong công việc, không tuân thủ theo quy định của công ty. Đây là một điều không nên mắc phải, dù bạn ra đi cũng phải trong tư thế ngẩng cao đầu, giữ được hình tượng tốt trong mắt Sếp và đồng nghiệp.

Ra đi trong hòa bình, chuyên nghiệp
Ra đi trong hòa bình, chuyên nghiệp

Do đó, bạn hãy làm sao để tạo được không khí hòa bình hết sức có thể, chứng tỏ mình là người chuyên nghiệp, làm việc có tâm cho đến giây phút cuối cùng cũng như hỗ trợ đào tạo nhân viên mới sẽ thay thế mình hay đơn giản là viết thư chia tay đồng nghiệp. Điều này sẽ giúp bạn được đánh giá cao về tác phong chuyên nghiệp và cũng sẽ là ưu điểm giúp bạn có thể dễ dàng quay trở lại làm việc sau này nếu mong muốn.

Xem thêm: Tự ý nghỉ việc có được trả lương không

3.2. Vẫn luôn giữ được mối quan hệ tốt đẹp với công ty

Nếu như việc chia tay giữa đôi bạn trẻ, cắt đứt liên lạc với người yêu cũ là điều nên làm để tốt cho cả 2 thì vấn đề nghỉ việc lại hoàn toàn khác. Bạn không nên cắt đứt mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp hay Sếp cũ vì rất có thể đồng nghiệp sẽ là cầu nối giúp bạn có thể nắm bắt các cơ hội tốt đẹp tại công ty cũ.

Vẫn luôn giữ được mối quan hệ tốt đẹp với công ty
Vẫn luôn giữ được mối quan hệ tốt đẹp với công ty

Chính vì vậy, giữ được mối liên hệ, quan hệ thân thiết, tốt đẹp với mọi người sẽ là một yếu tố quan trọng giúp bạn có thể nắm lấy cơ hội quay trở lại công ty cũ làm việc, phát triển sự nghiệp của mình.

Có thể bạn chưa biết: Thất nghiệp nên làm gì? để nhanh chóng có được tinh thần, sức khỏe và công việc mới tuyệt vời

3.3. Quay lại công ty cũ bằng sự chân thành

Khi quyết định quay trở lại công ty cũ làm việc, bạn hãy đảm bảo rằng đây là điều đúng đắn và đừng bao giờ có suy nghĩ nó chỉ là biện pháp nhất thời khi bạn đang thất nghiệp. Hãy luôn chứng minh cho công ty, cho Sếp thấy dù có ra đi rồi quay lại, bạn sẽ luôn làm việc bằng cả đam mê, nhiệt huyết, bạn chân thành và thực sự muốn được quay lại làm việc, thậm chí bạn có khả năng tìm được công việc khác ở công ty mới nhưng vẫn muốn quay lại để cống hiến.

Hơn bất cứ điều gì, mong muốn thực sự và chân thành chính là yếu tố cốt lõi giúp công ty cũ tin tưởng, tín nhiệm và chấp nhận bạn quay trở lại. Do đó, hãy đảm bảo yếu tố này để công việc của mình được suôn sẻ, thuận lợi nhé.

Quay lại công ty cũ bằng sự chân thành
Quay lại công ty cũ bằng sự chân thành

Trên đây là toàn bộ thông tin giải đáp cho thắc mắc “có nên quay lại công ty cũ làm việc không?” Hy vọng rằng những phân tích, chia sẻ của timviec365.vn sẽ giúp các bạn có câu trả lời chính xác và đưa ra quyết định thật đúng đắn, phù hợp với mình để phát triển sự nghiệp nhé.

Liệu có nên nghỉ việc trước khi có việc mới hay không?

Bạn đã nhiều lần có ý định từ bỏ công việc này nhưng lại lo lắng liệu có tìm được công việc mới ngay hay không? Đây là vấn đề đang được rất nhiều người quan tâm. Vậy liệu có nên xin nghỉ việc trước khi có việc mới hay không? Hãy cùng chúng tôi phân tích và giải đáp nhé!

Có nên nghỉ việc trước khi có việc mới không?

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Tài Sản Doanh Nghiệp-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Đánh giá nhân viên-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý
;