
Tạo CV online có ngay việc làm mơ ước
[3500+] mẫu CV "tuyệt đẹp", chỉnh sửa dễ dàng trong 3 phút
Trang việc làm ứng dụng sâu AI
Tạo cv – tìm việc làm
Tác giả: Nguyễn Loan
Kinh doanh thương mại giống như người ta đánh một ván bạc, nếu như ván bạc đó thắng thì không sao, thế nhưng không phải lúc nào bạn cũng chiếm vị trí ưu thế trên thị trường. Trong các hoạt động kinh doanh sẽ có những rủi ro, những rủi ro như vậy thì doanh nghiệp sẽ phải dùng đến các công cụ tài chính để giảm thiểu rủi ro cho mình. Vậy công cụ tài chính là gì? Cùng nhau tìm câu trả lời trong bài viết này nhé!
Trong bất kỳ một doanh nghiệp nào cùng đều cần phải có công cụ tài chính, đó như là một tấm “bùa hộ mệnh” để giúp cho doanh nghiệp mỗi khi khó khăn ập đến. Đặc biệt với những doanh nghiệp trẻ thì bạn càng cần phải chuẩn bị một công cụ tài chính cho mình. Đó cũng là sự thể hiện các doanh nghiệp đang có sự chuẩn bị cho tương lai, vậy thì các công cụ tài chính là gì mà lại thu hút được nhiều sự chú ý của doanh nghiệp đến như vậy.
Trong bất kì một hoạt động kinh doanh nào, người thực hiện hoạt động đó đều muốn đem về lợi nhuận cho mình, đều muốn hoạt động kinh doanh của mình không còn gặp rủi ro nào, cũng sẽ không gặp biến cố. Thế nhưng thương trường như chiến trường, cuộc cạnh tranh ngày càng gay gắt của các doanh nghiệp trẻ hiện nay thì không thể nói trước được điều gì? Chính vì thế mà các doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ, dù có thâm niên lâu năm hay còn non trẻ nhưng lại luôn phải chuẩn bị tâm lý đối đầu với những rủi ro như: Rủi ro về lãi suất, tỷ giá, tín dụng, biến động giá cả,... và vô số những rủi ro khác nữa. Trước những rủi ro về tài chính doanh nghiệp như vậy thì công cụ tài chính đã ra đời như một sự cần thiết kịp thời.
Công cụ tài chính ra đời để giúp các doanh nghiệp đang có hoạt động sản xuất kinh doanh hạn chế những rủi ro mà doanh nghiệp đang gặp phải, bên cạnh đó đồng thời phải làm nhiệm vụ là tạo điều kiện cho các doanh nghiệp và các nhà đầu tư (investor) có cơ hội kết hợp với nhau, kết hợp giữa phòng ngừa, đầu cơ và tạo ra lợi nhuận.
Công cụ tài chính không phải chỉ là sự chuẩn bị trước của doanh nghiệp để phòng ngừa những rủi ro, mà nó còn là sự phát sinh công cụ tài chính khi đã xảy ra rủi ro. Đó chính là công cụ tài chính phát sinh.
Công cụ tài chính phát sinh được hiểu là một hợp đồng phát sinh tài chính hai chiều hoặc giữa nhiều bên với nhau để giao dịch một loại tài sản nào đó trong tương lai và nó đã được ấn định một mức giá nhất định và không thay đổi vào thời điểm trong tương lai đó.
+ Trong đó tài sản được thực hiện trong giao dịch đó chính là những hàng hóa, ngoại tệ, chứng khoán, chỉ số chứng khoán,...những tài sản này được giao dịch thỏa thuận trong hợp đồng được gọi là tài sản cơ sở, hay còn được biết đến với cái tên quốc tế là: Underlying asset.
+ Trong hợp đồng công cụ tài chính phát sinh này thì bên mua công cụ đó được gọi là người có “vị thế dài” hay còn được gọi với cái tên tiếng anh là “long position”, người bán tài sản đó chính là người có vị thế ngắn, và có tên tiếng anh là “short position”. Không giống như trong hợp đồng mua bán bình thường, chỉ đơn giản gọi các bên là bên mua và bên bán hoặc bên A và bên B, chứ không gọi tên giữa các bên giống như trong hợp đồng công cụ tài chính này.
Công cụ tài chính phát sinh được gọi với cái tên như vậy không phải ngẫu nhiên mà đó chính là có cơ sở phụ thuộc vào những giá trị của một hay một số tài sản khác. Với thị trường biến động như vậy, giá cả hàng hóa cũng có thể thay đổi theo thời gian, chính vì thế mà nếu trường hợp giá trị tài sản thay đổi thì giá trị của công cụ tài chính phát sinh cũng thay đổi theo. Đó chính là hiện tượng bình thường đối với hợp đồng. Chính vì có sự thay đổi như vậy mà giá của công cụ tài chính cũng sẽ rất khác so với công cụ tài chính thông thường.
Với mỗi doanh nghiệp khi xảy ra rủi ro thì có thể sử dụng sản phẩm tài sản để giảm thiểu mức độ rủi ro xuống thấp nhất, và người ta gọi đó chính là bảo hiểm rủi ro. Tuy nhiên thì các doanh nghiệp cũng có thể đánh cược rủi ro bằng cách sử dụng sản phẩm tài chính để đánh cược với sự biến động của giá cả trên cơ sở tìm kiếm lợi nhuận. Hoạt động đầu tư đó của doanh nghiệp chính là hoạt động đầu cơ. Bên cạnh đó thì doanh nghiệp có thể sử dụng các sản phẩm để thực hiện đầu tư đem lợi nhuận mà không có xảy ra rủi ro, tuy nhiên hoạt động đầu tư (invest) này sẽ đem về lợi nhuận không lớn. Đó chính là cách doanh nghiệp thực hiện tìm kiếm thị trường và tham gia vào nhiều thị trường vốn (capital market) khác nhau để thu về lợi nhuận khi có sự chênh lệch giá cả.
Để đánh giá khả năng sinh lời - mức độ khả quan trong đầu tư của mỗi công cụ tài chính, nhà đầu tư thực hiện các phân tích tài chính theo các chỉ số như IRR, chỉ số ROA, CBA, b/c... Các số liệu khả quan cho kỳ vọng lợi nhuận cao về công cụ tài chính đó.
Việc làm Ngân hàng - Chứng khoán - Đầu tưHiện nay có hàng trăm nghìn doanh nghiệp Việt Nam đang hoạt động kinh doanh, đối với mỗi một doanh nghiệp Việt Nam thì đều thực hiện chuẩn bị cho mình công cụ tài chính cụ thể để phòng ngừa rủi ro đến với chính mình. Hiện nay ở Việt Nam có khá nhiều công cụ tài chính để các doanh nghiệp có thể lựa chọn như: Hợp đồng có kỳ hạn, hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn và hợp đồng hoán đổi. Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu từng loại công cụ tài chính mà doanh nghiệp Việt đang ưa chuộng sử dụng nhé.
Hợp đồng có kỳ hạn được hiểu là các sự thỏa thuận của doanh nghiệp với bên mua hoặc bán một tài sản cơ sở nào đó, tại thời điểm xác định trong tương lại gần hoặc xa, đã được các bên thỏa thuận và ấn cho một mức giá nhất định trước ngày tại thời điểm thỏa thuận của hợp đồng.
Với hợp đồng có kỳ hạn thì giá cả hàng hóa trong hợp đồng có thể không thay đổi kể cả khi giá trị hàng hóa thay đổi, vì đã có những thỏa thuận và ấn định hàng hóa từ trước. Tuy nhiên với loại hợp đồng này có thể đem đến cho doanh nghiệp những lợi ích nhưng cũng có thể là tác hại.
Hợp đồng tương lai, khi nghe đến đây có thể bạn sẽ nghĩ ngay đến đó chính là hợp đồng được thực hiện và trong tương lai mới đem ra sử dụng. Liệu có phải như vậy hay không? Hợp đồng tương lai được hiểu là những thỏa thuận giữa bên mua và bên bán với hàng hóa cơ sở nào đó theo một mức giá nhất định khi chuyển giao tài sản để một thời gian có hiệu lực trong tương lai mà trong hợp đồng quy định. Và các hoạt động chuyển giao tài sản này sẽ được thực hiện chuyển giao theo quy định của pháp luật và quy định của Sở giao dịch tổ chức.
Hợp đồng quyền chọn là loại hợp đồng thể hiện theo ý chí và nguyện vọng của người mua và người bán. Theo đó thì hợp đồng cho phép người sở hữu tài sản đó, được gọi là chủ sở hữu có quyền mua hoặc bán tài sản cơ sở với một cái giá đã được ấn định từ trước, hoặc có thể là đúng ngày đã được thỏa thuận trong hợp đồng.
Hợp đồng hoán đổi chính là sự thỏa thuận, trao đổi giữa hai bên với nhau, theo đó bên đối tác sẽ thực hiện hoán đổi một dòng tiền này sang một dòng tiền khác của bên còn lại. Những dòng tiền (cash flow) này được gọi chính là nhánh của dòng swap, các dòng tiền này đã được tính toán và dựa trên một con số nhất định trong tương lai.
Đây chính là những công cụ tài chính mà doanh nghiệp Việt Nam thực hiện để tăng cường khả năng phòng chống rủi ro của doanh nghiệp. Cho dù thực hiện các công cụ nào đi chăng nữa thì các công cụ này cũng đều thực hiện nhiệm vụ của mình là giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp. Các công cụ tài chính ở trên đều thực hiện dựa trên hợp đồng thì có nghĩa phải tuân thủ theo quy định của hợp đồng là dựa trên nguyên tắc bình đẳng và tự nguyện.
Các loại công cụ tài chính này sẽ có những ưu nhược điểm riêng của chúng. Sẽ không có một công cụ nào hoàn hảo cả, chính vì thế mà mỗi doanh nghiệp cần phải thực hiện các công cụ thật linh hoạt và hợp lý.
Việc làm Quản lý điều hànhNhư là một tấm bùa hộ mệnh của các doanh nghiệp hiện nay thì chứng tỏ công cụ tài chính có vai trò cũng như lợi ích vô cùng lớn đối với các doanh nghiệp hiện nay. Nếu như bạn có một tấm bùa hộ mệnh thì bạn có trân trọng và luôn đem theo bên mình hay không. Công cụ tài chính cũng giống như vậy, nó được doanh nghiệp chuẩn bị sẵn và luôn đem theo trên chặng đường phát triển của chính mình.
Công cụ tài chính giúp doanh nghiệp ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro cho chính mình. Quá trình phát triển rất lâu với một doanh nghiệp được thành lập và đi vào hoạt động, chứng tỏ doanh nghiệp đó đã xác định cho mình những bước tiến, sự hoạt động lâu dài trên thị trường chứ không phải là chỉ thành lập lên để hoạt động ngày một ngày hai là thôi. Bên cạnh đó, khi xã hội ngày một phát triển không ngừng và nhanh chóng thì có vô vàn doanh nghiệp mới được thành lập, sự cạnh tranh của các doanh nghiệp với nhau lại càng gay cấn. Ai cũng muốn doanh nghiệp của mình vươn lên thành “doanh nghiệp siêu việt”. Chặng đường kinh doanh đầy những gian nan và thử thách và không thể tránh khỏi như những lần rủi ro, gặp phải vấn đề. Những lúc như vậy thì công cụ tài chính sẽ giúp cho doanh nghiệp của bạn thoát khỏi nguy cơ phá sản.
Không chỉ là giúp cho doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn, thoát khỏi trước vực sâu của sự thất bại, mà công cụ tài chính còn giống như một cách để doanh nghiệp kiếm lợi nhuận sinh lời mà không sợ gặp rủi ro. Doanh nghiệp dựa vào những công cụ tài chính này sẽ thực hiện đầu tư vào nhiêu thị trường tiềm năng khác nhau, sau đó sẽ thu được về một khoản lợi nhuận từ chính giá cả chênh lệch đó mà không sợ doanh nghiệp gặp rủi ro về tài chính.
Có nhiều công cụ tài chính khác nhau, chính vì thế mà doanh nghiệp có thể thoải mái lựa chọn các công cụ tài chính khác nhau. Các công cụ tài chính phù hợp với doanh nghiệp của mình nhất thì doanh nghiệp có thể lựa chọn để làm tăng khả năng thành công của nó nhất. Khi có nhiều công cụ tài chính thì doanh nghiệp cũng sẽ đa dạng được lựa chọn của mình trong việc ngăn ngừa rủi ro.
Một lợi ích nữa mà có thể nói nó không hiện hữu ra bên ngoài, chính vì thế mà các doanh nghiệp có thể ít khi để ý đến. Tuy nó không hiện hữu ra bên ngoài, thế nhưng lại là một trong những lợi ích giúp doanh nghiệp khá nhiều. Đó chính là tạo sự an toàn và tin tưởng cho doanh nghiệp. Khi có những công cụ tài chính này thì doanh nghiệp sẽ cảm thấy yên tâm, không còn quá lo lắng khi gặp vấn đề nữa. Nó tạo cảm giác an toàn cho doanh nghiệp, chính vì thế mà mỗi doanh nghiệp sẽ yên tâm hoạt động kinh doanh hơn.
Đem lại khá nhiều lợi ích cho doanh nghiệp như vậy, tuy nhiên theo bạn, doanh nghiệp có nên dựa hoàn toàn vào công cụ tài chính này hay không? Nếu như doanh nghiệp của bạn là một doanh nghiệp mới thành lập và còn “non trẻ”.
Mặc dù công cụ tài chính ra đời nhằm mục đích giảm thiểu và ngăn ngừa rủi ro cho doanh nghiệp thế nhưng với những công cụ như vậy thì đều có những hạn chế nhất định, thậm chí còn có thể phản tác dụng nếu như doanh nghiệp quá lạm dụng chúng. Vì đó cũng chỉ là những công cụ hỗ trợ và giúp đỡ chứ nó cũng không hoàn hảo và đảm bảo tuyệt đối của cho doanh nghiệp, và bạn cũng nên hiểu một điều rằng không có một thứ gì là hoàn hảo cả mà nó chỉ là tương đối thôi.
Chính vì thế nếu là một doanh nghiệp, với các công cụ tài chính này thì bạn cần phải linh hoạt và thật tỉnh táo khi sử dụng công cụ. Dựa vào những đặc điểm cũng như những tính chất của doanh nghiệp bạn hãy lựa chọn cho doanh nghiệp mình những công cụ tài chính hợp lý nhất và tạo hiệu quả cao nhất cho mình. Tuy nhiên cũng không nên quá dựa dẫm vào các công cụ này, mà bạn cần phải chủ động với những phương thức kinh doanh của mình nếu như chưa là cuối cùng thì chưa nên sử dụng các công cụ này. Nếu là một nhà lãnh đạo giỏi thì bạn cần phải linh hoạt trong những bước đi của mình.
Mong rằng với những thông tin mà timviec365.vn đem đến cho bạn trên đây thì bạn đã hiểu hơn về công cụ tài chính là gì? Và các công cụ tài chính như thế nào để tăng thêm cho mình những hiểu biết.
Chia sẻ
Bình luận