Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Capital market là gì? Phân loại thị trường vốn Capital Market

Tác giả: Vũ Bích Phượng

Lần cập nhật gần nhất: ngày 19 tháng 06 năm 2024

Theo dõi timviec365 tại google new

Capital market là gì? là câu hỏi phổ biến mà những ai hoạt động trong thị trường kinh tế tài chính cũng đều quan tâm. Để trả lời câu hỏi này, Bích Phượng gửi tới bạn những luận bàn trong bài viết dưới đây.

Nếu hoạt động hoặc đang có những mối quan tâm tới thị trường tài chính thì chắc hẳn chúng ta đều đặt ra câu hỏi Capital market là gì. Việc nắm bắt rõ khái niệm này sẽ giúp cho chúng ta hiểu hơn về thị trường tài chính và có nhiều định hướng để tham gia hiệu quả hơn trong lĩnh vực này.

1. Định nghĩa cho bạn hiểu Capital market là gì?

Capital Market là thuật ngữ tiếng Anh chuyên ngành tài chính ngân hàng, dịch nghĩa tiếng Việt là Thị trường vốn. Chúng ta thường nghe đến thị trường tiền tệ (money market), thị trường ngoại hối, thị trường hàng hóa... Thị trường vốn là chúng ta đang bàn tới một bộ phận quan trọng trong thị trường tài chính. Có thể bạn chỉ biết được nhiêu đó và chẳng hề hiểu sâu hơn thị trường vốn là gì, trong thị trường vốn có những thành phần nào nữa hay không? Nếu thực sự quan tâm sâu về lĩnh vực này, hãy đọc ngay những chia sẻ mà Bích Phượng sắp bàn ở nội dung bên dưới đây nhé, nó sẽ rất hữu ích đối với bạn và đặc biệt có giá trị quan trọng cho những ai sắp sửa gia nhập vào « làng » tài chính để tránh những bỡ ngỡ có thể đem tới rắc rối cho mình.

Định nghĩa Capital market
Định nghĩa Capital market

Thị trường vốn (Capital market) hay còn được gọi với nhiều cách khác nhau như thị trường vốn trung hạn, thị trường vốn dài hạn,… là một thị trường có nhiệm vụ cung cấp những nguồn vốn đầu tư trung và dài hạn cho tất cả những chủ thể đang hoạt động ở các khu vực kinh tế trung ương và địa phương cho tới cả những doanh nghiệp nằm trong thành phần kinh tế có nhiệm vụ phục vụ cho nền kinh tế xã hội hay các doanh nghiệp đảm đương nhiệm vụ mở rộng kinh doanh - sản xuất.

Tuyển chuyên viên tư vấn tài chính

2. Bản chất của thị trường vốn là gì?

Thực chất, đinh nghĩa thị trường vốn còn có thể hiểu nó ở quy mô rộng hơn là một nhóm các thị trường tài chính có sự gắn bó mật thiết với nhau. Trong nhóm thị trường này, nguồn vốn tài chính (tiền tệ) trở thành sản phẩm chính được vay và cho vay theo các nguyên tắc nhất định: dựa vào các thời hạn vay và điều kiện vay khác nhau. Thời hạn cho vay tài chính trong thị trường vốn rất linh hoạt, có thể ngắn, cũng có thể dài và thậm chí còn có thể cho vay vô thời hạn (áp dụng phổ biến với loại vốn cổ phần)

Có những thành phần, yếu tố mạnh mẽ có khả năng ảnh hưởng sâu sắc đến thị trường vốn, cụ thể nó có khả năng biến điều kiện ở trong một loại thị trường tài chính nào đó có thể tác động tới nhiều thị trường tài chính khác. Nói như vậy có vẻ khá trừu tượng và khó để hiểu và bạn có thể hình dung đến việc người cho vay và người đi vay vốn luôn muốn chuyển đổi thị trường tài chính để nhằm mục đích tận dụng được nhiều hơn nữa những cơ hội có thể cho vay vốn với lợi tức cao hơn nữa hoặc đi vay vốn được lãi suất thấp hơn.

Bản chất của Capital Market
Bản chất của Capital Market

Trong thị trường Capital Market có thể diễn ra hành vi đảo hối (hành vi thực hiện đồng thời cả hai hoạt động mua - bán chứng khoán nào đó trên cả hai loại thị trường, đây là cách mà các nhà đầu tư kiếm lợi nhuận thông qua việc chênh lệch giá cả, đồng thời làm cho các thị trường trở nên gắn bó với nhau một cách chặt chẽ.

Khi mới tìm hiểu về thị trường vốn, bạn hãy nhận định ở phương diện thị trường vốn là kiểu loại nằm trong thị trường tài chính mà trong đó, người chủ sở hữu chứng khoán vốn hoặc nợ dài hạn được phép tiến hành các giao dịch mua – bán. Nó là giải pháp tuyệt vời để các doanh nghiệp có thể đem nguồn tài chính của mình vào các chiến lược đầu tư tài chính ngắn hạnđầu tư tài chính dài hạn.

Tham gia vào thị trường vốn, có ba nhóm đối tượng chính. Thứ nhất là bên dư vốn (cung vốn) đó có thể là nhà đầu tư (investor), doanh nghiệp, chính phủ... Thứ hai, bên cần vốn, đó là doanh nghiệp vừa nhỏ, cá nhân kinh doanh, tổ chức chính phủ, đối tượng có yếu tố nước ngoài như công ty fdi... Để dòng tiền (cash flow) chảy từ bên cung vốn đến bên có nhu cầu về vốn, cần đến nhóm đối tượng thứ 3 là trung gian tài chính, đó có thể là công ty tài chính, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng, quỹ tương hỗ (mutual fund).

Tìm hiểu về thị trường vốn Capital market
Tìm hiểu về thị trường vốn Capital market

Thị trường vốn sẽ chịu sự giám sát của các doanh nghiệp là ngân hàng Trung ương, các dàn giao dịch chứng khoán, ủy ban chứng khoản đẻ hạn chế các gian lận tài chính có thể diễn ra.

Để đầu tư đúng trong thị trường vốn thì các bạn cần phải phân chia rạch ròi các thị trường nhỏ nằm bên trong đó. Việc này có ý nghĩa vô cùng quan trọng để chúng ta định hướng nguồn vốn đầu tư ở thị trường nào phù hợp và đầu tư (invest) thời điểm nào. Thông qua rất nhiều tài liệu chính thống, Bích Phượng sẽ gửi tới bạn thông tin chia sẻ hữu ích về việc phân loại các thị trường vốn hiện nay.

Tuyển dụng chuyên viên tư vấn tài chính

3. Các loại thị trường vốn hiện nay

Không phải quốc gia nào cũng có sự phân chia rõ ràng thị trường vốn. Nhưng về cơ bản, ở những quốc gia phát triển, ngành tài chính đã làm được điều đó. Nhiều thị trường vốn (Capital Market) đã được phân loại rạch ròi để định hướng sự đầu tư có hiệu quả. Vậy nhìn từ phương diện của những quốc gia phát triển thì thị trường vốn có những loại nào?

3.1. Thị trường chứng khoán

Trên thế giới, người ta gọi chung thị trường chứng khoán với tên gọi quốc tế là The Securities Market, có nghĩa rộng được đồng nhất với khái niệm Capital Market (Thị trường vốn) nhưng vẫn được xếp loại thuộc thị trường vốn. Trong thị trường chứng khoán diễn ra hoạt động mua bán đối với các loại công cụ tài chính: giấy nợ trung hạn, nợ dài hạn và cổ phiếu.

Phân loại thị trường vốn
Phân loại thị trường vốn

Nhiều công cụ được sử dụng ở thị trường chứng khoán, người chơi chứng khoán nhất định phải nắm bắt và hiểu được các loại công cụ này bao gồm: Cổ phiếu, trái phiếu công ty, trái phiếu chính phủ, trái phiếu địa phương. Những công cụ này nhìn chung được xếp vào hai nhóm công cụ phổ biến là công cụ có thời gian dài gọi là trái phiếu và công cụ vô hạn gọi là cổ phiếu. Hai nhóm công cụ có sự giao động giá cả chênh lệch tương đối lớn, nếu so sánh với các công cụ trên thị trường tiền tệ thì sẽ rộng hơn. Điều đó cũng kéo theo mức độ rủi ro của thị trưởng chứng khoán cao hơn.

Xuất phát từ mức độ rủi ro cao hơn như vậy, thị trường chứng khoán hình thành một cơ chế khá chặt chẽ trong việc lưu thông và phát hành để mua bán. Mục đích để giảm thiểu sự biến động, tránh những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình hoạt động, đảm bảo không gây ra những thiệt hại đáng tiếc cho nền kinh tế xã hội nói chung.

Việc làm Tài chính tại Hà Nội

3.2. Thị trường thế chấp

Nếu bạn đã từng nghe ở đâu đó nói về thị trường cho vay vốn trung dài hạn thì đó cũng chính là thị trường thế chấp, được viết với tên tiếng Anh là Mortgage market. Trong thị trường thế chấp, các tổ chức tài chính sẽ thực hiện việc cho vay vốn đối với những đơn vị kinh tế để nhằm phục vụ cho nhiều mục đích như mục đích đầu tư xây dựng và phát triển dự án, thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa việc áp dụng dây chuyền công nghệ,… nhưng việc cho vay vốn này ở thị trường thế chấp cần kèm theo điều kiện.

Thị trường vốn được phân loại như thế nào?
Thị trường vốn được phân loại như thế nào?

Vậy điều kiện đó là gì? Những dự án đầu tư cần phải có dự thảo về việc tính toán rõ ràng các mức độ hiệu quả kinh tế có thể đạt được, chứng minh được khả năng hoàn vốn, có đủ lực để trả nợ cho ngân hàng,… và để đảm bảo các trường hợp rủi ro về những điều kiện trên, đơn vị vay vốn cần có tài sản thế chấp. Tài sản thế chấp này sẽ là yếu tố quyết định doanh nghiệp có được vay vốn hay không, là cách mà các ngân hàng hay các tổ chức tài chính « nắm chắc đằng chuôi » để khi có bất cứ rủi ro nào xảy ra cũng giảm thiểu được sự thua lỗ.

Đối với những trường hợp dự án xin vay vốn có đạt được những hiệu quả phát triển tốt, có khả năng chứng thực mức độ an toàn cao thì hoàn toàn không cần phải thế chấp cho ngân hàng. Nhưng đổi lại, những doanh nghiệp này sẽ được ngân hàng cấp cho tín dụng trung dài hạn thông qua hình thức tín chấp.

3.3. Thị trường cho thuê tài chính

Đúng theo tên gọi, thị trường cho thuê tài chính có nghĩa là diễn ra các hoạt động cho thuê lại nguồn tài sản là các thiết bị. Đối tượng tham gia vào loại thể trường này bao gồm: những nhà cho thuê (được đánh giá chuyên nghiệp) – các công ty chuyên mảng cho thuê tài chính (gọi là Financial Leasing Company) và người thuê – cá nhân, tổ chức có nhu cầu thuê các thiết bị, vật dụng chuyên phục vụ cho hoạt động kinh doanh sản xuất.

Vậy thị trường này trong thị trường vốn có vai trò, ý nghĩa quan trọng như thế nào?

Financial Leasing Market sẽ giúp cho từ cá nhân đến các đơn vị có nhu cầu thuê có điều kiện được tiếp cận, được dùng chính xác các loại thiết bị sản xuất kinh doanh phù hợp nhất với yêu cầu và mục đích sử dụng của mình từ đó thúc đẩy việc sản xuất kinh doanh đạt được những hiệu quả như mong muốn, thậm chí là vượt xa cả sự mong đợi.

Tìm hiểu về những loại thị trường vốn
Tìm hiểu về những loại thị trường vốn

Điều đặc biệt hơn cả khi nhận diện vai trò của loại thị trường cho thuê tài chính này đó chính là những tác động tuyệt vời của nó đối với những đơn vị có quy mô « khiêm tốn ». Đó là các cá nhân kinh doanh tự do, các doanh nghiệp có quy mô từ vừa đến nhỏ có được sự trợ giúp kịp thời và hiệu quả để đảm bảo mục tiêu mở rộng sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả tốt nhất có thể, giải quyết sự trăn trở trong các hướng phát triển doanh nghiệp của nhà quản lý.

Nếu bạn biết rõ về những thông tin này, có thể bạn sẽ chằng mấy quan tâm nhưng có một điều chắc chắn dù người biết nhiều đi chăng nữa cũng chẳng thể lơ là, đó chính là làm sao để thâm nhập vào thị trường vốn tài chính một cách hiệu quả khi mà trong bộ óc siêu việt của mình có rất nhiều kiến thức ngành nghề này. Đây chính là bài toán tìm việc vô cùng nan giải cho tất cả những ai đang quan tâm đến việc làm ngành tài chính ngân hàng. Và cũng tại bài viết này, Bích Phượng sẽ chỉ cho bạn bí quyết.

Việc làm Tài chính tại Hồ Chí Minh

4. Bí quyết tìm việc làm tài chính hiệu quả trên timviec365.vn

Phượng có thể không phải là chuyên gia tài chính, không có nhiều hiểu biết về lĩnh vực này nhưng có một điều Phượng chắc chắn có thể khẳng đinh, bí quyết để tìm việc làm tài chính bản thân có được nhiều và hiệu quả hơn. Cái « nhiều » Phượng vừa nói tới gói gọn tất cả trong một từ timviec365.vn, và tất cả sự hiệu quả cũng đều nằm ở trong đó. Vì sao có thể khẳng định như vậy?

Đơn giản thôi, timviec365.vn ai cũng biết đó là một website thương mại điện tử số 1 hỗ trợ tìm việc làm và tuyển dụng hiệu quả. Với rất nhiều tính năng hiện đại như hỗ trợ tìm việc theo ngành nghề có thể giúp cho bạn chọn lọc các thông tin việc làm của riêng lĩnh vực tài chính. Bạn chỉ cần đưa vào thanh search danh mục ngành nghề, chọn đúng ngành Tài chính là có rất nhiều công việc được hiển thị. Tùy vào nhu cầu của bạn muốn tìm kiếm ở vị trí cụ thể nào, tỉnh thành nào để bạn sử dụng các tác vụ tìm kiếm sâu hơn.

Tuyển dụng

Bí quyết tìm việc làm ngành tài chính
Bí quyết tìm việc làm ngành tài chính

Nhưng điều quan trọng hơn cả, sau khi tìm được vị trí phù hợp, timviec35.vn sẽ giúp bạn nhanh chóng đến gần với nhà tuyển dụng mục tiêu hơn bằng tiện ích ứng tuyển online. Để tăng sức cạnh tranh, bạn có thể sử dụng thêm nhiều tính năng hỗ trợ khác như dùng 365+ mẫu CV ngành nghề, trong đó nên chọn mẫu CV ngành tài chính để giúp bạn thể hiện rõ nhất đặc trưng nghề nghiệp; cũng có thể dùng tiện ích so sánh lương để tìm kiếm những công việc phù hợp với nhu cầu về lương của bạn,… Còn rất nhiều điều thú vị trên timviec365.vn có thể giúp cho bạn nhanh chóng ứng tuyển thành công một việc làm trong lĩnh vực tài chính, hãy trực tiếp ghé thăm site và trải nghiệm điều tuyệt vời có ở đây.

CV mẫu

Như vậy, qua bài viết này, Phượng đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin bổ ích về lĩnh vực tài chính, không chỉ là hiểu biết về khái niệm Capital Market là gì mà hơn hết, bạn có thể hiểu được bản chất, các loại thị trường vốn của tài chính và biết cách làm sao để tìm việc hiệu quả với ngành nghề này. Hy vọng, sau bài viết này, bạn sẽ lựa chọn timviec365.vn để đồng hành cùng bạn trên những chặng đường tìm việc của mình.

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Tài Sản Doanh Nghiệp-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Đánh giá nhân viên-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý
;