Tác giả: Vũ Thoa
Lần cập nhật gần nhất: ngày 14 tháng 05 năm 2024
Công đoàn cơ sở là gì? Công đoàn cơ sở có trách nhiệm như thế nào trong việc làm đại diện và bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho người lao động?... là những thắc mắc mà hầu hết những người lao động muốn tìm hiểu. Bài viết sau đây sẽ giúp các bạn giải đáp các thắc mắc và hiểu hơn về công đoàn cơ sở nhất là trong môi trường việc làm lao động phổ thông hiện nay.
Để hiểu rõ về Công đoàn cơ sở thì trước hết chúng ta cần hiểu được Công đoàn là gì?
Theo điều 1 của Luật Công đoàn được ban hành năm 2024 theo luật số 12/2024/QH13, Công Đoàn được định nghĩa như sau:
“Công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và của người lao động, được thành lập trên cơ sở tự nguyện, là thành viên trong hệ thống chính trị của xã hội Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; đại diện cho cán bộ, công chức, viên chức, công nhân và những người lao động khác (sau đây gọi chung là người lao động), cùng với cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội, tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp; tuyên truyền, vận động người lao động học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”. (Điều 1, Luật Công đoàn số 12/2024/QH13).
Từ đó, chúng ta tìm hiểu về định nghĩa của Công đoàn cơ sở.
“Công đoàn cơ sở là tổ chức cơ sở của Công đoàn, tập hợp đoàn viên công đoàn trong một hoặc một số cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, được công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở công nhận theo quy định của pháp luật và Điều lệ Công đoàn Việt Nam”.(Theo điều 4 của Luật Công đoàn được ban hành năm 2024).
Công đoàn cơ sở dược thành lập tại các doanh nghiệp thuộc những thành phần kinh tế, những đơn vị sự nghiệp và các cơ quan Nhà nước, những tổ chức Chính trị - xã hội, những tổ chức chính trị - xã hội, những tổ chức xã hội có từ 5 đoàn viên trở lên, được công đoang cấp trên các quyết định được công nhận.
Công đoàn cơ sở được tổ chức theo 4 loại hình cơ bản sau đây:
>>> Xem thêm: Kinh phí công đoàn là gì? Các quy định về kinh phí công đoàn
+ Tuyên truyền về đường lối và chủ trương, chính sách và pháp luật của Nhà nước.
+ Giáo dục nâng cao trình độ chính trị, văn hóa, pháp luật, khoa học kỹ thuật, chuyên môn, nghiệp vụ.
+ Thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chính sách, chế độ, pháp luật, đảm bảo thực hiện các quyền lợi của đoàn viên, các cán bộ và công viên chức Nhà nước cùng người lao động.
+ Ngăn chặn những tiêu cực, nạn tham nhũng và các tai tệ nạn xã hội, phổ biến chính sách tiết kiệm, chống lãng phí. Giải quyết các khiếu nại, những tố cáo, giải quyết các tranh chấp lao động.
+ Phối hợp với người đứng đầu cơ quan, đơn vị và tổ chức thực hiện quy chế dân chủ.
+ Hướng dẫn và giúp đỡ người lao động thực hiện nhiệm vụ theo hợp đồng. Kết hợp với người đứng đầu doanh nghiệp, tổ chức cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động.
+ Phối hợp với chủ doanh nghiệp, tổ chức thực hiện các quy chế dân chủ, tổ chức các buổi đại hội Công nhân viên chức.
+ Đại diện cho tập thể lao động, thương lượng và ký kết, giám sát thực hiện thỏa ước lao động. Tham gia vào việc xây dựng các quy định, quy định nội bộ và kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty.
+ Tập hợp những nguyện vọng chính đáng của công nhân viên chức, các tổ chức để thực hiện thông tin 2 chiều, tổ chức các cuộc đối thoại giữa người lao động và các chủ doanh nghiệp.
+ Hướng dẫn người lao động giao kết hợp đồng lao động, cử đại diện tham gia những hội đồng xét duyệt và giải quueets những vấn đề của người lao động.
+ Quản lý các đoàn viên, xây dựng Công đoàn cơ sở một cách vững mạnh và tham gia vào công tác xây dựng Đảng.
+ Giám sát việc thực hiện các chế độ, chính sách đối với các xã viên. Đại diện cho người lao động có thể ký kết và giám sát việc thực hiện các thỏa ước lao động tập thể.
+ Tham gia cùng với ban quản trị để đưa ra các biện pháp về cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao thu nhập, giải quyết nếu có tranh chấp lao động.
+ Tuyên truyền và phổ biến đến xác xã viên và người lao động có thể thực hiện các chủ trương và đường lối, chính sách của pháp luật.
+ Là đại diện cho tập thể những người lao động thương lượng, ký kết và giám sát việc thực hiện các thỏa ước lao động tập thể.
+ Phối hợp với người sử dụng lao động hoặc là người đại diện thực hiện các quy chế dân chủ, mở các cuộc hội nghị người lao động, xây dựng và ký kết các quy chế phối hợp hoạt động và hướng dẫn người lao động có thể giao kết hợp đồng lao động.
+ Kiểm tra và giám sát việc thực hiện pháp luật liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người lao động cùng với công đoàn. Tham gia hội đồng doanh nghiệp theo quy định của pháp luật, điều lệ doanh nghiệp.
+ Xây dựng những nội quy và quy chế có liên quan đến quyền lợi và lợi ích của người lao động.
+ Đại diện cho tập thể lao động tham gia hòa giải trong đội ngũ lao động, giải quyết những tranh chấp trong quá trình lao động của người lao động.
Công đoàn là thành viên trong hệ thống chính trị xã hội Việt Nam:
Vai trò của Công đoàn Việt Nam không ngừng phát triển, trong xã hội ngày càng phát triển như hiện nay thì vai trò của Công đoàn ngày càng quan trọng.
Dưới đây là vai trò của công đoàn trong quá trình phát triển của đất nước:
+ Đối với Chính trị: Công đoàn góp phần xây dựng và nân cao hiệu quả hệ thống chính trị - xã hội. Tăng cường các mối liên hệ mật thiết giữa Đảng và dân, phát huy quyền làm chủ của người lao động, đảm bảo tính ổn định về chính trị.
+ Đối với lĩnh vực Kinh tế: Công đoàn góp phần xây dựng cơ chế về quản lý kinh tế, nhằm xóa bỏ sự quan liêu, bao cấp. Góp phần củng cố nền kinh tế, văn hóa và khoa học kỹ thuật, nâng cao thành hiệu quả hoạt động của các thành phần kinh tế.
Trong lĩnh vực văn hóa - tư tưởng, trong nền kinh tế đa dạng cơ cấu, Công đoàn đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục, nâng cao nhận thức giai cấp, và tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc,...
+ Đối với lĩnh vực xã hội: Công đoàn tham gia xây dựng các giai cấp công nhân vững mạnh cả về số lượng lẫn chất lượng, nâng cao trình độ giác ngộ chính trị, trình độ văn hóa và tổ chức kỷ luật.
Công đoàn Việt Nam có 3 chức năng chính như sau:
Công đoàn là một chỉnh thể, là hệ thống đồng bộ đan xen và tương tác với nhau. Trong đó, chức năng bảo vệ quyền lợi và lợi ích của người lao động là chức năng chính.
Về Timviec365
Dành cho ứng viên
Dành cho nhà tuyển dụng
Việc làm theo khu vực
Việc làm theo ngành nghề
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
App CV365
App JobChat365
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
Tải app để tìm việc siêu tốc Tạo CV đẹp với 365+ mẫu CV xin việc