Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Creamcheese là gì? Bạn đã biết làm Creamcheess đúng cách chưa?

Tác giả: Nguyễn Ánh Tuyết

Lần cập nhật gần nhất: ngày 24 tháng 05 năm 2024

Theo dõi timviec365 tại google new

Creamcheese là một thuật ngữ được sử dụng rất phổ biến trong công thức nấu ăn, xuất hiện trong nguyên liệu làm bánh, pha chế đồng uống như trà sữa nhưng không phải ai sử dụng cũng biết Creamcheese là gì? Bạn có thắc mắc về những thông tin liên quan đến Creamcheese mà mình vẫn sử dụng hàng ngày không? Hãy cùng timviec365.vn tìm hiểu để không bị lạc lõng trên bước hành trình tìm hiểu nhé!

 

1. Tìm hiểu khái niệm về Creamcheese là gì?

Creamcheese là gì
Creamcheese được gọi là phô mai kem

Creamcheese có nguồn gốc từ Châu Âu xuất hiện vào đầu năm 1583 tại Anh, 1651 tại Pháp. Bí quyết làm được ghi lại ngay sau năm 1754. Đến giữa những năm của thế kỷ 18 Creamcheese cập bến tại Mỹ xuất hiện trong sách dạy nấu ăn và báo chí. Creamcheese trở nên phổ biến trong ẩm thực Do Thái của thành phố New York sử dụng trên bánh mì tròn.  

Người phương Tây sử dụng đồ ăn rất chú trọng tới sức khỏe chứng tỏ Creamcheese phải có một công dụng gì đó mới được họ ưa chuộng đến vậy. Cheese dịch sang tiếng Việt là phô mai hay pho mát là sản phẩm khá gần gũi trong nhiều năm gần đây. Thành phần của Cheese có chưa nhiều protein và chất béo từ sữa, thường được sử dụng từ sữa bò, sữa dê, dùng nhiều trong nấu ăn, làm bánh, pha chế đồ uống. Mỗi sản phẩm đồ ăn lại được sử dụng một loại Cheese khác nhau và trong đó Creamcheese cũng là một loại Cheese phổ biến và được sử dụng thông dụng nhất. 

Creamcheese dịch sang tiếng Việt là phô mai kem. Đây là loại phô mai tươi, có màu trắng, mềm, có vị chua và mặn dịu đặc trưng vì thế mà những món ăn sử dụng phô mai kem thường sẽ cho người dùng cảm nhận béo ngậy nhưng không bị ngấy. Hương vị của nó rất phù hợp để kết hợp với nhiều loại món ăn tại nên hương vị khó quên. Việt Nam dù không phải là quốc gia ưa chuộng loại thực phẩm này từ sớm nhưng trong thời gian gần đây việc xuất hiện Creamcheese trong nhiều loại đồ ăn thức uống trên thị trường đã nhận được sự đón nhận tích cực từ phía người dùng bởi hương vị thơm ngon, giá trí dinh dưỡng cao đối với những bạn học dinh dưỡng ra làm gì

Tìm việc nhanh

>> Xem thêm: bed and breakfast là gì

2. Công dụng của Creamcheese

công dụng creamcheese là gì
Creamcheese có nhiều công dụng đặc biệt 

Creamcheese xuất hiện trong rất nhiều tên gọi của đồ ăn, đồ uống và bánh như: Spaghetti Sốt Kem Phô Mai Nấm Mỡ, Bánh mì hấp kem phô mai đường nâu, Creamcheese Custard, Bánh Nuttella Creamcheese, Pudding Creamcheese, Cookies Creamcheese,…

Là một trong những nguyên liệu chính để làm nên những chiếc bánh Cheesecake, Japanese Cotton Cheese Cake, Tiramisu cheesecake, Creamcheese brownies,… và là nhân phô mai bánh mì, sốt bông lan trứng muối. Hoặc Creamcheese cũng có thể được ăn tươi kèm với một số loại bánh mì, Cracker,…

Trong công thức nấu ăn: Creamcheese được các bà nội trợ sử dụng thường xuyên trong các món thịt xông khói, mỳ ống, Creamcheese trong món mỳ Spaghetti,… đây là một trong những bí quyết tạo hương vị đặc trưng, lưu dấu ấn trong cảm nhận người dùng giúp các món ăn ngon hơn, có độ béo ngậy. Ngoài ra Creamcheese hiện nay còn trở thành một trong những nguyên liệu làm nên những ly trà sữa giúp không biết bao cửa hàng tăng doanh thu nhờ hương vị thơm ngon của loại đồ uống này. Chỉ cần nhắc tên Creamcheese thôi cũng khiến nhiều đọc giả liên tưởng đến ly trà sữa kem cheese, Trà Earl kem cheese, Trà Ôlong kem cheese, Lục trà xoài kem cheese,…mát lạnh. 

Bên cạnh đó Creamcheese được sử dụng trong nấu ăn để làm bánh pho mát và làm nước sốt cho chúng có dạng kem, được sử dụng thay thế bơ khi làm bánh hoặc bánh quy. Trở thành món khai vị trong menu tại các nhà hàng Trung Quốc, Hoa Kỳ. Nếu muốn chọn Creamcheese có hàm lượng chất béo thấp hơn thì có thể lựa chọn loại mang thương hiệu Mỹ. 

Tìm việc làm phụ bếp bánh bán thời gian

>> Xem thêm: Fine dining là gì

3. Cách làm Creamcheese tại nhà đúng cách

cách làm creamcheese là gì
Hãy là bà nội trợ đảm đang với cách làm creamcheese

Creamcheese không khó để làm tại nhà với nhiều phương pháp, nguyên liệu có thể tìm kiếm đơn giản, chỉ cần sữa tươi có đường, sữa chua và một cái khăn xô trẻ em. Rồi thực hiện tiến trình làm như sau: 

- Cho sữa tươi và nồi nhỏ, đun trong khoảng từ 5 – 7 phút với lửa to đủ cho sữa âm không để sôi vì khi sôi sẽ làm tính chất hóa học của sữa chuyển sang dạng khác có thể cho ra hương vị khác biệt của Creamcheese. Khi sữa đã ấm, tiếp tục cho sữa chua không lạnh vào khuấy đều đến khi tan hoàn toàn thì tắt bếp. 

- Đổ hỗn hợp vừa nấu vào dụng cụ chứa rồi đậy kín nắp. Rồi đặt hỗn hợp vào ủ trong nồi cơm hoặc thùng xốp theo tỉ lệ lạnh/ nóng = ½ cho đến khi nào hỗn hợp đông lại thành sữa chua trong khoảng thời gian từ 5 – 7 tiếng. 

- Sau khi đã có kết quả từ bước trên, lấy hỗn hợp này cho ra chiếc khăn xô đã chuẩn bị trước đó rồi bọc kín, dùng dây buộc khăn xô treo lên cao và đặt một âu nhỏ phía dưới để nước từ khăn nhỏ ra – đây chính là creamcheese bạn thu được. Bạn đợi đến khi hỗn hợp đã chảy nhỏ giọt hết là có thể sử dụng được ngay mà không cần thông qua bất kỳ bước chế xuất nào nữa rồi. 

Có thể thấy để làm ra thành phẩm Creamcheese làm tốn không ít thời gian, không phù hợp với những người bận rộn công việc nhưng với những bà nội trợ chú trọng tới sức khỏe của gia đình việc làm Creamcheese trở thành một thú vui trong công tác chuẩn bị nguyên liệu cho những món đồ ăn ngon sắp tới. Creamcheese được làm tại nhà bằng phương pháp thủ công với những nguyên liệu đơn giản vì thế nó sẽ không đạt được vị thơm ngon như creamcheese bày bán trên thị trường. 

Việc làm đầu bếp, phụ bếp tại Hà Nội

>> Xem thêm: BBQ nghĩa là gì

4. Cách bảo quản Creamcheese lâu nhất

bảo quan creamcheese là gì
Creamcheese cần được bảo quản đúng cách

Creamcheese sau khi làm sẽ không bảo quản được lâu bằng Creamcheese bạn mua trên thị trường bởi trong quá trình sản xuất công nghiệp với dây chuyền sản xuất hiện đại Creamcheese đã được bổ sung thêm chất bảo quản an toàn với người sử dụng. Nhưng dù vậy cả Creamcheese làm thủ công và Creamcheese mua bên ngoài bạn cũng cần sử dụng đúng cách để đảm bảo sử dụng được lâu nhất nhé!

Là một sản phẩm được làm từ sữa có tính chất biến đổi trong thời gian khá nhanh vì thế cần phải có cách thức bảo quản đúng cách để tránh làm biến đổi tính chất ảnh hưởng đến chất lượng và đặc biệt là một số loại kem phô mai khi biến đổi sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe người dùng. Có thể gây rối loạn tiêu hóa, ngộ độc thực phẩm,..  Khi các bạn theo học ngành đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm đã biết, trong môi trường sữa vi khuẩn rất dễ sinh sôi, là môi trường thích hợp để vi khuẩn sinh sống cho nên khi sử dụng bạn nên dùng vật dụng đã được rửa sạch lau khô như dao hoặc thìa để cắt tốt nhất là trước khi cắt nên sát khuẩn vật dụng qua nước nóng, sau đó bọc kín Creamcheese lại tránh tiếp xúc lâu với không khí cho vào bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh giúp cho thực phẩm an toàn

Hoặc không cắt trực tiếp mà cắt qua mang bọc thực phẩm bằng cách bọc quanh lưỡi dao sau khi cắt cũng tiếp tục bọc màng áp sát thực phẩm để hạn chế vi khuẩn tiếp xúc. Nếu trường hợp Creamcheese bị đông bạn không nên để ngoài lâu cho giã đông mà hãy cho một chút sữa tươi có đường rồi cho vào máy xay sinh tố, xay mịn là có thể sử dụng như bình thường. Lưu ý lượng sữa cho vào tùy theo độ đặc của Creamcheese thành phẩm mà bạn muốn. 

>> Xem thêm: Kosher là gì

5. Sự khác biệt giữa Creamcheese với các loại Cheese khác 

khác biệt của creamcheese là gì
Creamcheese khác với các loại cheese khác như thế nào

Creamcheese có đặc tính khác hẳn với những loại Cheese khác, với những đặc tính Creamcheese đã được nêu trên đây kết hợp với một số thông tin của các loại Cheese khác để bạn đọc có thể tự so sánh công dụng của nó.

- Parmesan: Là loại phô mai cứng được làm từ sữa bò với tên đầy đủ là Parmigiano – Reggiano. Ban đầu, chỉ phô mai được sản xuất tại một số tỉnh của nước Ý mới được dán nhãn Parmigiano – Reggiano nhưng hiện nay cũng đã có nhiều nơi khác sản xuất phô mai Parmesan. Công dung phổ biến của nó được dùng phổ biến để làm ra món pasta, pizza, các món đút lò,…

- Mozzarella: loại phô mai khá mềm, có màu từ trắng đến ngả vàng được làm từ sữa trâu, thường được dùng làm lớp phủ của món bánh pizza, khi nướng lớp phô mai chảy ra thành lớp dai dai, dính dính tạo mùi thơm ngon cho món bánh. 

- Cheddar: Là một loại phô mai có màu vàng nhạt hoặc vàng sậm tùy thuộc vào thời gian ủ, càng lâu thì màu càng đậm. Đặc tính của loại phô mai này là và cứng, dùng để làm món ăn kèm hoặc gia vị nêm nếm các món ăn và được sử dụng phổ biến để làm pizza hoặc pasta nướng. 

- Blue cheese: Là loại phô mai đặc trưng với những đốm màu xanh lam hoặc xanh xám hoặc xanh pha màu lam tạo nên hương vị cho Blue cheese. Nguyên liệu chính để sản xuất ra loại phô mai này là sữa cừu, sữa bò hoặc sữa dê thường được dùng ăn kèm với bánh quy giòn nhâm nhi ly rượu vang cùng vài miếng hoa quả.  

- Ricotta: Có nguồn gốc từ Italia và được làm từ nước tách từ sữa bì hoặc sữa cừu. Loại phô mai này mềm, có màu trắng, vị hơi ngọt và rất ít béo, được dùng để làm các món tráng miệng của Ý cheesecake, cookie hoặc một số loại pizza, pasta.

Creamcheese mang nhiều lợi ích sử dụng trong các công thức nấu ăn được ưa chuộng dùng nhiều tại các quốc qua phương tây bởi công dụng có lợi cho sức khỏe của loại Cheese này. Với hương vị thêm ngon, có vị ngậy nhưng không ngấy phù hợp với nhiều đối tượng sử dụng. Tuy nhiên nếu bạn trẻ nào có tâm lý sợ mình “mũm mĩm” thì cũng nên hạn chế sử dụng đừng vì hương vị quá tuyệt vời mà không kiềm chế được bản thân nhé!

>> Xem thêm: Food court là gì

Hy vọng những thông tin chia sẻ trên đây không những giúp bạn giải đáp được thắc mắc Creamcheese là gì? Thông qua đó, bạn sẽ được cung cấp nhiều thông tin hữu ích để tự chế biến sản phẩm Creamcheese đảm bảo vệ sinh an toàn. Chúc bạn có thất nhiều bí quyết nấu ăn ngon với Creamcheese.

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Tài Sản Doanh Nghiệp-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Đánh giá nhân viên-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý
;