Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Fine dining là gì? Bạn biết gì về “bữa tiệc của những giác quan”?

Tác giả: Lại Trang

Lần cập nhật gần nhất: ngày 24 tháng 05 năm 2024

Theo dõi timviec365 tại google new

Nếu là một tín của đồ ẩm thực phương Tây chắc chỉ mất chừng vài giây để bạn định nghĩa Fine dining là gì. Nhưng đối với những ai chưa từng trải từng tìm hiểu về văn hóa ẩm thực Ấn Âu, đây thực sự là câu hỏi không dễ chút nào. Cùng Lại Trang khám phá câu trả lời trong bài viết sau đây nhé.

1. Bạn hiểu Fine dining là gì?

Bạn hiểu Fine dining là gì?
Bạn hiểu Fine dining là gì? 

Fine Dining là gì? Không thể làm khó được những ai sành ẩm thực, nhưng với những người không phải fan của lịch sử ẩm thực phương Tây hay xu hướng phát triển của kinh doanh nhà hàng, khách sạn này, đó là một câu hỏi không dễ trả lời. Bạn đã bao giờ hòa mình vào những chương trình ẩm thực phương Tây và trầm trồ về những bữa tiệc thịnh soạn, không gian lãng mạn bởi những ánh đèn và hoa, rượu vang, những bộ xiêm y lộng lẫy và tò mò không rõ người ta gọi những bữa yến tiệc đó là gì? Những buổi tiệc như thế được gọi là Fine Dining. 

Fine Dining là từ tiếng Anh được kết hợp bởi tính từ “Fine”(ngon, đẹp) và từ Dine (thiết đãi). Tuy nhiên, Khái niệm Fine Dining không chỉ được hiểu đơn thuận là một bữa ăn ngon hay một bữa tiệc hoành tráng, mà hiện nay nó đang chinh phục dân kinh doanh thế giới nhà hàng, khách sạn và tín đồ ẩm thực bằng nhiều cái tên “bữa tiệc của các giác quan” hay “dịch vụ hoàn hảo”. Có nhiều cách hiểu về Fine Dining là gì, song nghĩa phổ biến nhất của nó được hiểu là xu hướng dịch vụ cao nhất trong những khách sạn và nhà hàng sang trọng được tạo nên bởi hai yếu tố: bữa tiệc ẩm thực với nhiều món ăn ngon nhất và dịch vụ chuyên nghiệp để mang lại sự hài lòng tuyệt đối cho khách hàng. Bên cạnh đó, đây cũng là một phần quan trọng trong ngành quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống.

Khái niệm Fine Dining chưa thực sự phổ rộng tại Việt Nam và chỉ xuất hiện tại những khách sạn có tên tuổi và chuyên phục phục vụ đồ ăn Âu hướng đến đối tượng là tầng lớp thượng lưu hay khách nước ngoài như JW Marriott hay Square one. Nhưng thực tế là, khái niệm Fine Dining đã chính thức trình làng ẩm thực cách đây hơn 300 năm. Nhưng điểm xuất phát của nó không phải là những nhà hàng mà trong chính bữa yến tiệc xa xỉ với những đầu bếp riêng và những nhiều người phục vụ của những gia đình giàu có ở nước Pháp những năm 1700. Những bàn tiệc hội tụ những món ăn ngon nhất với ngỗng quay, đùi cừu mỡ nướng đặt trên những lớp khăn trải bàn trắng muốn, âm nhạc dập dìu được Andersen tái hiện trong “Cô bé bán diêm” hay những bữa tiệc với âm nhạc du dương để khiêu vũ, dàn phục vụ chuyên nghiệp, ánh nến dập dìu, những ly rượu vang… được James Cameron tái hiện dành cho những vị khách trên khoang thuyền hạng sang trong Titanic, đó chính là những ví dụ điển hình nhất cho sự phát triển của loại hình dịch vụ Fine Dining lấy cảm hứng từ những bữa tiệc, banquet của người pháp. Ngày nay, với nhu cầu tận hưởng ngày càng tăng của người tiêu dùng, sự phát triển nổi bật của mô hình nhà hàng, khách sạn cao cấp, Fine Dining dự kiến sẽ phát triển mạnh mẽ tại nhiều quốc gia để mang lại những trải nghiệm mới lạ nhất cho người dùng. Đặc biệt, một nước có thị hiếu người dùng cao như tại Việt Nam, chắc chắn một điều rằng, bạn sẽ không phải chờ đợi quá lâu để trải nghiệm thêm và trả lời cho câu hỏi Fine Dining là gì nữa đâu.

Tìm việc làm đầu bếp nhà hàng Nhật

>> Xem thêm: Bếp lạnh là gì

2. Điều gì tạo nên sự khác biệt giữa Fine Dining chính hiệu và một bữa tiệc sang trọng thông thường?

Điều gì tạo nên sự khác biệt giữa Fine Dining chính hiệu và một bữa tiệc sang trọng thông thường?
Điều gì tạo nên sự khác biệt giữa Fine Dining chính hiệu và một bữa tiệc sang trọng thông thường?

Nhắc đến Fine Dining có lẽ vẫn nhiều người nghĩ đến những bữa tiệc đông người theo phong cách nhộn nhịp rồi cùng nhau chúc tụng rượu vang hay những bữa tiệc nhảy sôi động sau khi thưởng thức những món ăn ngon cùng nhau, nhưng điều này không phản ánh thực tế, của Fine Dining. Thực chất, Fine Dining chủ yếu hướng thực khách đến những trải nghiệm tinh tế chuẩn phong cách quý tộc. Khi đó, những thực khách có mặt trong những bữa tiệc đó cùng nhau thưởng thức món ăn ngon vừa nhâm nhi những ly rượu vang và trò chuyện một cách nhẹ nhàng khoan thai. Đó là lý do vì sao, những người “trong ngành” vẫn gọi nó là những bữa tiệc không dành cho những người vội vàng. 

Đối với những bữa tiệc thông thường, bạn có thể tự lên lịch cho những món ăn của mình và thưởng thức những dịch vụ tốt từ những nhà hàng hay khách sạn cao cấp nhưng không có nghĩa là bạn đang thưởng thức một buổi Fine Dining đúng điểu, vì để tổ chức được một Fine Dining, chúng buộc tuân thủ những tiêu chuẩn hướng đến sự sự tinh tế và hoàn mỹ. Nói như những chuyên gia ẩm thực, những tiêu chuẩn của Fine dining là hướng thực khách đến những bữa tiệc kích thích mọi giác quan.

2.1. Ăn bằng… mắt

Chúng ta vẫn thường nghĩ đến nhân tố vị ngon đầu tiên khi nhắc đến ẩm thực hay nhà hàng, khách sạn, tuy nhiên, không gian của Fine Dining lại là nhận tố được chăm chút tỉ mỉ nhất. Tất cả mọi đường nét từ hình họa trang trí trên trường, trên hoa văn của tấm khăn trải bàn, ánh đèn, màu của đĩa đựng đồ ăn…đều phải toát lên vẻ sang trọng, đậm màu sắc cổ điển. Không gian này đối lập hoàn toàn với những bữa ăn gia đình hay những bữa tiệc đông người tại nhiều nhà hàng và khách sạn. Món ăn trong những địa điểm chuyên phục vụ Fine Dining cũng được để ý chăm chút đến từng milimet trong cách đặt và kết hợp những món chính và nguyên liệu để trang trí để đảm bảo sự vừa mắt và ngon miệng. 

Tìm việc làm pr nhà hàng

>> Xem thêm: Florist là gì

2.2. Nhân viên phục vụ chuyên nghiệp

Khái niệm nhân viên phục vụ chuyên nghiệp không phải chỉ được nhắc đến khi Fine Dining trở nên thịnh hành mà là yêu cầu về cách phục vụ nhà hàng của hầu hết mọi địa điểm nhà hàng, khách sạn. Tuy nhiên, tiêu chuẩn của nhân viên tại Fine Dining được đo bởi chính trang phục và sự am hiểu, hỗ trợ khách hàng nhiệt tình và tinh ý. Trong đó, nhân viên sẽ để ý đến độ đầy vơi của món ăn, nhu cầu về đồ uống của khách mà không để khách trực tiếp order. 

2.3. Đầu bếp danh tiếng

Một điểm khác của dịch vụ Fine Dining để phân biệt với những dịch vụ còn lại là kinh nghiệm của một đầu bếp. Để có thể đáp ứng được tiêu chuẩn của dịch vụ cao cấp này phải làm đầu bếp lành nghề, có tiếng trong giới ẩm thực. Họ tự lên thực đơn và chuẩn bị với phong cách riêng.  Và một trong những điển hình về hình tượng, dịch vụ Fine dining nổi tiếng đó chính là đầu bếp Gordon Ramsay.

>> Xem thêm: CV bếp trưởng

2.4. Rượu thượng hạng

Bước vào những khách sạn hay nhà hàng chuyên phục vụ Fine Dining, dù ở bất kỳ một địa điểm nào trên thế giới, ấn tượng đầu tiên của bạn sẽ là không gian phảng phất dự vị cung đình và lưu giữ một phần không thể thiếu trong ẩm thực quê hương nước Pháp: Rượu vang thượng hạng. Rượu vang được xem là chất xúc tác quan trọng để làm món ăn trở nên ngon hơn, đậm vị hơn. Bên cạnh đó, ở nhiều nơi sẽ còn cung cấp các dịch vụ gợi ý rượu vang cho bữa ăn từ các sommelier chuyên nghiệp nhằm đảm bảo đem đến cho người dùng trải nghiệm toàn diện về fine dining.

2.5. Cách thưởng thức tinh tế với ẩm thực ngon nhất

Được ví là chuẩn mực cao cấp nhất trong ngành dịch vụ nhà hàng, Fine Dining là sự kết hợp hoàn hảo giữa người thưởng thức và ẩm thực ngon nhất. Tại những nhà hàng, khách sạn chuyên Fine Dining, bạn sẽ được trải nghiệm những khâu phục vụ như được giới thiệu về thực đơn của họ, lựa chọn và bắt đầu được phục vụ. Bữa ăn sẽ được đi lần lượt từ các món khai vị đậm chất phương Tây như Súp hoặc salad sau đó là các món ăn nhẹ như các món thịt gà và thịt lợn được hấp, có thể là hải sản, tiếp theo là những món chính có thể là thịt bò hoặc thịt cừu và những món tráng miệng. Theo loại thịt được phục vụ trong những nhà hàng Fine dining thường được lọc theo những tiêu chuẩn riêng và thường được nhập từ nước ngoài. 

Chắc nghe đến đây, nếu là một fan lớn của ẩm thực Âu, nhưng chưa có nhiều cơ hội để trải nghiệm thực tế Fine Dining là gì, bạn đã muốn nếm trải dự vị trong một nhà hàng và khách sạn Fine dining trong không gian cực kỳ đặc biệt này lắm rồi đúng không? Tuy nhiên, vẫn còn một bước quan trọng nữa, đó là những xác định xem là những yếu tố nào làm bạn được công nhận là thực khách Fine Dining chuẩn nghĩa?

>> Xem thêm: Ăn buffet là gì

3. Bạn sẽ trở thành một thực khách Fine Dining đúng nghĩa nếu đáp đáp ứng những yếu tố này?

Cần tiêu chuẩn gì để trở thành thực khách của nhà hàng fine dining
Nếu bạn đáp ứng đầy đủ những tiêu chí này, bạn sẽ trở thành một khách hàng Fine Dining đích thực đấy.

Chúng ta đã quá quen với câu “khách hàng là thượng đế” và thường thì không có một tiêu chuẩn nào để quy định rằng, thượng đế cần phải làm gì. Nhưng điều đó là hoàn toàn khác biệt khi bạn muốn xuất hiện trong một bữa tiệc Fine Dining chính hiệu. Trong một bữa yến tiệc được chỉn chu từ không gian và cách thức phục vụ, món ăn, theo phong cách quý tộc thì sẽ có vài nhân tố bắt buộc xuất phát từ phía bạn, Cùng khám phá xem là: nhân tố quan trọng làm nên một thực khách Fine dining là gì nhé. 

Tìm việc làm online

3.1. Ăn mặc sang trọng, lịch sự nhưng không quái dị

Bạn đang ghim một suy nghĩ về những “bộ cánh” đắt đỏ, cầu kỳ, mỹ miều của những tiểu thư hay thiếu gia quý tộc khi đề cập đến phong cách ăn mặc sang trọng của những thực khách Fine Dining? Thực ra không phải quá cầu kỳ như thế. Đến những bữa tiệc quan trọng, nếu là nam, hãy diện cho mình một áo sơ mi và quần âu , thêm áo vest, nếu muốn, trong khi đó, nữ sẽ có nhiều lựa chọn theo sở thích. Đó có thể là chiếc váy trang nhã. Trang phục tối giản và không rườm rà và đương nhiên không phản cảm. Đối với một số nhà hàng, khách sạn nổi tiếng, thực khách bắt buộc phải làm theo những yêu cầu chuẩn như áo vest kèm theo nơ hoặc váy dáng dài chuẩn phong cách quý tộc. Bạn có thể thấy hơi kỳ ở điểm này đúng không? Đơn giản thôi, đối tượng mà các nhà hàng hướng tới là số ít thực khách ưa chuộng phong cách phục vụ Ấn Âu và hướng đến sự hoàn hảo từ món ăn đến phục vụ trong quá trình thưởng thức ẩm thực.

>> Xem thêm: Food court là gì

3.2. Nghệ thuật đối thoại

Sẽ hơi khó để bạn hình dung khi rằng, để có thể biết được tiêu chuẩn để trở thành một thực khách của Fine Dining là gì nếu như chưa bao giờ trải nghiệm nó. Bạn phải đáp ứng được yếu tố nghệ thuật trong cuộc nói chuyện. Nhưng thực tế đối với loại hình phục vụ cao cấp, bạn sẽ khó lòng đạt được mục tiêu sở hữu một bữa yến tiệc Fine Dining đúng nghĩa nếu thiếu đi yếu tố nói nhẹ nhàng, tránh đề cập đến những vấn đề tế nhị hay những vấn đề gây bàn cãi bởi vì… nó sẽ ảnh hưởng đến bữa tiệc đúng gu hoàn hảo của nhà hàng hoặc thực khách khác.

3.3.  Có thái độ lịch sự với nhân viên nhà hàng và đầu bếp 

Dĩ nhiên, trong những bữa tiệc thông thường hiếm nhà hàng hay khách hàng nào đề ra tiêu chuẩn cho khách hàng của họ. Song, với những người muốn tận hưởng một Fine Dining thực thụ, các yếu tố về văn hóa được đặt đến đỉnh cao. Bên cạnh việc lựa chọn trang phục phù hợp, có thể là theo yêu cầu bắt buộc của nhà hàng, khách sạn, bạn phải là nhân tố chính lan tỏa văn hóa Fine Dining. Điều này thể hiện trong thái độ lịch sự với nhân viên và lời cảm ơn đến đồng bếp vì họ đã chuẩn bị cho bạn những món ăn tuyệt hảo. 

Hi vọng những thông tin trên đây về Fine Dining sẽ thực sự thú vị với bạn trước khi đi trải nghiệm Fine Dining là gì đồng thời những kiến thức liên quan đến nghiệp vụ nhà hàng, khách sạn sẽ giúp bạn hoàn thành kỹ năng, chuyên môn cho “dịch vụ cho các giác quan” tốt nhất. Đừng quên thường xuyên cập nhật những tin mới nhất từ timviec365.vn nhé. Thân ái!

Việc làm khách sạn - nhà hàng tại Hồ Chí Minh

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết thành công trong công việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Câu chuyện nghề nghiệp-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Tài liệu gia sư-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Danh mục văn thư lưu trữ-Tài Sản Doanh Nghiệp-KPI Năng Lực-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Chuyển văn bản thành giọng nói-Giới Thiệu App Phiên Dịch-Quản Lý Kênh Phân Phối-Đánh giá nhân viên-Quản lý ngành xây dựng-Hóa đơn doanh nghiệp-Quản Lý Vận Tải-Kinh nghiệm Quản lý mua hàng-Danh thiếp cá nhân-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý
;