Tác giả: Vũ Bích Phượng
Lần cập nhật gần nhất: ngày 22 tháng 07 năm 2024
Những cụm từ như định chế xã hội, định chế tài chính, định chế chính trị,… vẫn thường được nhắc tới rất nhiều nhưng chắc hẳn chẳng có mấy người có thể hiểu được định chế là gì? Thậm chí tai hại hơn, có người còn hiểu sai về thuật ngữ dẫn đến việc nhầm lẫn khái niệm định chế với chế định. Để dễ dàng hiểu và sử dụng từ ngữ này một cách chính xác thì bạn đọc hãy cùng Bích Phượng khám phá bài viết dưới đây nhé.
Định chế chính là mối quan hệ tổng hòa theo dạng thức tương ứng nhau của hai hệ thống là tổ chức thiết chế xã hội và chế định điều tiết cá nhân, cộng đồng. Theo định nghĩa này thì mỗi một định chế đều được xây dựng, tạo nên bởi hai yếu tố, một là tổ chức thiết chế xã hội và hai là chế định.
Trong trường hợp này, cơ sở thiết kế xã hội chính là các cơ quan, tổ chức thành lập để tuân thủ các quy định pháp luật. Còn chế định chính là một hệ thống bao gồm những quy phạm pháp luật nhằm mục đích điều chỉnh chính những hoạt động mà các chủ thể đã thực hiện ở trong định chế. Các văn bản quy phạm pháp luật thì được ban hành dựa trên cơ sở pháp lý. Văn bản luật chính là cách gọi chung dành cho tất cả những văn bản có chứa nội dung bên trong là quy phạm pháp luật.
Định chế được phân biệt rõ ràng với thuật ngữ chế định và tổ chức. Nói một cách dễ hiểu hơn thì chế định và tổ chức chính là nền tảng quan trọng để cấu thành nên định chế. Nếu xã hội chỉ tạo ra duy nhất một hệ thống quy phạm pháp luật phục vụ cho một lĩnh vực nhất định mà thiếu đi sự tham gia, tác động của những tổ chức hoạt động ở lĩnh vực đó thì hệ quả sẽ là không hình thành được định chế. Ngược lại, nếu có sự tồn tại của tổ chức nhưng không xây dựng được định chế cho các hoạt động của tổ chức thì kết quả cũng tương tự, định chế không được hình thành.
Xem thêm: Cảnh sát kinh tế làm gì? Những điều liên quan đến nghề cảnh sát
Hiểu rõ định chế là gì sẽ phục vụ hiệu quả hơn cho bạn trong việc khám phá về các phương diện của định chế một cách sâu sắc và toàn diện hơn. Và cũng không đơn thuần chỉ dừng lại việc hiểu khái niệm, đi từ đây, mọi người còn muốn biết được định chế sẽ bao gồm những loại nào vì nó sẽ ảnh hưởng lớn đến mục đích hoạt động của mỗi tổ chức.
Trong một xã hội, không chỉ tồn tại một định chế mà còn có rất nhiều định chế song song cùng tồn tại và thể hiện những tác động, giá trị riêng. Chúng ta có thể điểm qua những loại định chế này ở dạng thông tin khái quát nhất, đủ để giúp cho bạn nắm bắt được từng loại:
- Định chế kinh tế: gồm có tất cả mọi tổ chức kinh tế được hình thành cùng cả một hệ thống chế định xã hội tương ứng.
- Định chế chính trị: là sự tổng hòa của hai yếu tố gồm những thiết chế xã hội kèm thiết chế chính trị tương ứng và những phương thức quan hệ. Các định chế xã hội có thể kể tới như tổ chức nhà nước, chính đảng, đoàn thể chính trị, bộ máy nhà nước,… đi kèm một hệ thống chế định tương ứng với đó.
- Định chế xã hội: gồm 3 nhóm
+ Định chế xã hội cộng đồng dân cư: tập hợp dân cư theo lãnh thổ cư trú, theo dòng họ, gia đình. Hình thức này tồn tại theo hình thức thôn/ấp/làng//bản/tổ dân phố, gia tộc,… đi kèm các chế định xã hội tương ứng.
+ Định chế xã hội phi chính phủ: là toàn bộ những tổ chức không nằm bên trong bộ máy nhà nước, được lập ra hợp pháp và tự nguyện nên có tư cách pháp nhân, đồng thời không theo đuổi các mục tiêu về chính trị, không hoạt động hướng đến mục đích lợi nhuận. Định chế này sẽ đi kèm với hệ thống của chế định xã hội tương ứng. Định chế xã hội phi chính phủ tồn tại với 3 dạng là tổ chức phi chính phủ có tính quốc gia, có tính quốc tế và có tính chính phủ.
+ Định chế xã hội tôn giáo, tín ngưỡng: thành viên, tổ chức theo định chế này là những người hoạt động theo chế định xã hội diện đặc biệt, có vai trò phản ánh chức năng xã hội, bản chất của tín ngưỡng, tôn giáo.
Trong khi hai thuật ngữ định chế và chế định là hoàn toàn khác nhau như hai thực thể độc lập thì vẫn có những người hiểu lầm và đánh tráo khái niệm giữa chúng. Chúng hoàn toàn độc lập về mặt giá trị, thực thể nhưng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Vậy mối quan hệ này thể hiện cụ thể như thế nào?
Dựa vào khái niệm đã được nêu rất rõ trên đây thì chúng ta có thể thấy rằng, định chế sẽ bao gồm chế định. Chế định là "tập con", là một trong những yếu tố có vai trò, tác dụng cấu thành định chế. Rõ ràng, định chế không phải là chế định và phải có chế định thì mới có định chế.
Nhà nước chính là ví dụ điển hình đầu tiên Phượng muốn nhắc tới. Nhà nước thuộc vào nhóm loại định chế chính trị, đồng thời cũng là một trung tâm có vai trò điều tiết và kết nối mọi định chế khác đang tồn tại ở trong xã hội để nhằm mang đến sự tồn tại ổn định cho xã hội, làm cho mọi thứ bên trong đó hoạt động bình thường.
Các chế định trong định chế Nhà nước gồm một hệ thống của những văn bản pháp lý, đó là Hiến Pháp, là những bộ luật được ban hành, những văn bản dưới luật, nghị định, pháp lệnh,… tất cả đều mang vai trò và nội dung quan trọng liên quan tới vấn đề mang tính trọng đại quốc gia, dân tộc.
Xét về tổ chức thiết chế, định chế Nhà nước gồm có Quốc hội, Chính phủ,… các cấp dưới quyền tiếp theo như Tòa án, Viện kiểm sát,… Thể chế nước ta chia ra làm 3 nhánh: lập pháp, hành pháp, tư pháp. Tương ứng với các cơ quan tư pháp, cơ quan hành pháp và cơ quan lập pháp.
Khi cả hai phương diện này hợp lại với nhau thì tạo ra được một cấu trúc xác định, mang tới cho nhà nước pháp quyền nhiều vai trò, vừa thành một bên trong mối quan hệ lại đồng thời trở thành yếu tố có năng lực quyết định đối với vấn đề xác lập chính xác cơ chế trong mối quan hệ của chính nó với những định chế khác trong xã hội, chẳng những vậy nó còn có thể chi phối mọi mối quan hệ giữa những định chế khác nhau, đặc biệt là trong việc quản lý nhà nước thông qua luật pháp. Người dân có thể nộp đơn khiếu nại đến các cơ quan có thẩm quyền để giải quyết. Người dân có quyền được mời luật sư bào chữa cũng như ủy quyền cho luật sư.
Nội dung thông tin trên đây đã giúp bạn không chỉ hiểu rõ định chế là gì mà còn biết cách phân loại định chế. Dựa vào những điều Phượng đã chia sẻ, hy vọng mỗi chúng ta sẽ có cái nhìn toàn diện hơn về định chế, vì một khi bạn có đầy đủ kiến thức hiểu biết về nó, bạn sẽ hiểu hơn về sự vận hành của xã hội, của tổ chức từ đó có thể xác lập được hướng đi đúng đắn và cần thiết cho bản thân cũng như cho chính tổ chức của mình.
Quy chế là gì?
Khám phá các thông tin kiến thức liên quan đến quy chế, bất kể ai trong chúng ta, khi được nắm giữ vai trò nào trong một tổ chức cũng đều sẽ dễ dàng xác lập được các yếu tố phục vụ cho việc xây dựng tổ chức trở nên hiệu quả hơn. Vậy thì quy chế là gì và những giá trị quy chế mang lại hay cách xây dựng quy chế xã hội chính là điều mà chúng ta sẽ tìm thấy trong bài viết dưới đây. Hãy nhanh tay click và khám phá, đọc hiểu để cập nhật mọi thông tin bên trong bài viết này nhé.
Về Timviec365
Dành cho ứng viên
Dành cho nhà tuyển dụng
Việc làm theo khu vực
Việc làm theo ngành nghề
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
App CV365
App JobChat365
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
Tải app để tìm việc siêu tốc Tạo CV đẹp với 365+ mẫu CV xin việc