Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

[GIẢI ĐÁP] Ethernet là gì và những vấn đề xoay quanh!

Tác giả: Lại Trang

Lần cập nhật gần nhất: ngày 03 tháng 07 năm 2024

Theo dõi timviec365 tại google new

Nhắc đến thành tựu lớn nhất về công nghệ mạng máy tính, chắc chắn không ít những tín đồ đến người sử dụng công nghệ dành những lời khen có cánh cho Internet hay mạng máy tính thông tin toàn cầu. Nhưng không phải ai cũng biết rằng, trong gia đình nhà mạng máy tính, Internet còn có một người anh em, mang tên Ethernet. Công nghệ mạng này được loài người phát minh ra từ những năm 70 và được sử dụng rộng rãi đến nay. Vậy, bạn hiểu Ethernet là gì? Ethernet hoạt động như thế nào và có những ưu, nhược điểm gì? Chúng ta hãy cùng khám phá ngay trong bài viết sau nhé. 

1. Bạn đã hiểu Ethernet là gì?

Bạn đã hiểu Ethernet là gì?
Bạn đã hiểu Ethernet là gì?

Nếu gắn bó với nghiệp văn phòng, liên tục truy cập mạng chạy với tốc độ cao và am hiểu một chút về mạng máy tính, chắc chắn những cụm từ mạng dây hay WAN không còn quá xa lạ với bạn nữa. Thực chất, “hồn cốt”của mạng dây hay WAN, chính là Ethernet. Ethernet có thể được hiểu là một loạt công nghệ mạng hoặc hệ thống có khả năng kết nối các máy tính trong một không gian vật lý.

Tên Ethernet được các nhà vật lý phát âm gần giống như cụm từ Ête - ý tưởng được phác thảo trên mẩu giấy nhớ được ghi lại cha đẻ của nó - tiến sĩ  Robert Metcalfe. Công  nghệ này chính thức ra đời năm 1973 tại Xerox Parc  bởi  Robert Metcalfe,David Boggs, Chuck Thacker, và Butler Lampson. Ethernet ra trước Internet gần một thập kỷ, khoảng vào những năm 80 của thế kỷ XX, Ethernet được giới thiệu thương mại nhằm mục đích giao tiếp và truyền dữ liệu qua máy tính. Đến năm 1983, Ethernet được chuẩn hóa và hỗ trợ bit rate cao hơn để phục vụ nhu cầu khai thác thông tin ngày càng cao của con người. 

 Ethernet là gì?
 Ethernet là gì?

Vào năm 1980, cha đẻ của Ethernet đã dự trù được tiềm năng của công nghệ, quyết định rời Xerox Parc và thuyết phục 3 công ty khủng về công nghệ thời điểm đó là Intel, Xerox và Digital equipment corporation phối hợp để phát hành quảng bá. Nhờ sự “nhúng tay” của ông hoàng công nghệ, chẳng bấy lâu, Ethernet tăng trưởng mạnh mẽ và vượt mặt và hai ứng dụng có khả năng truyền thông tin đã được đăng ký bản quyền bao gồm Token Ring và token Bus. Công ty 3com của Robert Metcalfe cũng trở thành nhà phân phối các nốt mạng lớn nhất thế giới.

Các công ty công nghệ hợp tác với tiến sĩ Robert bắt đầu đi vào sử dụng các phụ kiện kết nối Ethernet trong nội bộ công ty của họ. DEC đối tác của 3com, thậm chỉ đã tự tạo nên một hệ thống kết nối mạng lớn nhất trên khắp thế giới với hơn 10.000 nốt mạng vào năm 1986. Tính đến năm 1985, 3com đã bán được hơn 100.000 chiếc note mạng. Với sự phát triển mạnh mẽ này, các cơ sở sản xuất các thiết bị, phụ kiện máy tính đã sản xuất đính kèm thêm những ổ để cắm nối mạng để truyền dẫn Ethernet.

Từ đó Ethernet xuất hiện ngày càng phổ biến và ứng dụng rất lớn vào công nghiệp và đang dần thay thế các hệ thống truyền dữ liệu hiện có trong nền viễn thông hiện đại. Ethernet dùng để liên kết các thiết bị, công cụ di động cá nhân. Tính đến năm 2024, lợi nhuận do họ mạng máy tính này mang lại đã vượt con số 16 tỷ Đô la mỗi năm. 

Việc làm it phần cứng - mạng tại Hồ Chí Minh

2. Ethernet hoạt động như thế nào?

Ethernet hoạt động như thế nào?
Ethernet hoạt động như thế nào?

Bạn chắc không còn xa lạ gì mấy với những dây mạng cắm vào laptop hay máy tính để bàn mình rồi đúng không? Thật ra, Ethernet thực chất là bộ định tuyến kết nối với các thiết bị khác có thể kể đến như máy tính, laptop, máy in, máy quét qua các thiết bị có dây. Các thiết bị này khi được kết nối với nhau, Ethernet có thiết bị kết nối chờ, các thiết bị này sẽ tìm thời gian rảnh để giao tiếp trong mạng. Trong thời điểm không có dữ liệu truyền qua, những thiết bị kết nối sẽ chờ để đón nhận dữ liệu truyền qua để thực hiện tác vụ. Dĩ nhiên, để có Ethernet bạn bắt buộc phải mua gói dữ dữ liệu từ các nhà mạng và cắm vào máy tính. Trong trường hợp người dùng không trả phí, Ethernet sẽ không tự động chạy. 

Muốn tìm việc làm

3. Những lý do cho sự phát triển mạnh mẽ của Ethernet 

Những lý do cho sự phát triển mạnh mẽ của Ethernet
Những lý do cho sự phát triển mạnh mẽ của Ethernet 

Trong thời buổi thịnh trị của sóng wifi khắp nơi, dùng cho cả những thiết bị kết nối di động từ điện thoại di động đến những máy tính, máy tính bảng...Nhiều người hoài nghi về sự thịnh hành của Ethernet có thể bị ảnh hưởng hay không thì câu trả lời là không. Không những vậy, những chuyên gia về máy tính, còn cho rằng, sẽ rất lâu nữa, những cổng Ethernet mới bị xóa bỏ bởi máy tính. Vậy lý do là gì?

Một trong những căn nguyên lớn nhất tạo ra sức mạnh thống trị cho Ethernet trong vòng hơn 50 năm qua,đó chính là tốc độ. Thời điểm Internet còn chưa được thịnh hành, tốc độ ban đầu được đo của Ethernet mới chỉ đạt tầm 10 Mb/s. Phiên bản Fast Ethernet đã tích hợp cải tiến để nâng tốc độ truy cập lên đến hơn 100 Mbps. Nhưng đó vẫn chưa phải là kết quả duy nhất. Hiện nay, nhờ sự ra đời của nhiều ứng dụng công nghệ yêu cầu tốc độ truy cập cao lẫn những bước tiến quan trọng của công nghệ, đã đầy tốc độ của Gigabit Ethernet  lên đến hơn 1.000 Mbps.

Dù trong quy mô một khu vực nhỏ, chỉ cần 10 Gigabit Ethernet thôi thì đảm bảo rằng, hàng “tấn”dữ liệu vẫn có thể truyền dẫn một cách dễ dàng mà không phải mất thời gian để load hay đợi. 

Lợi ích của Ethernet
Lợi ích của Ethernet

Tính bất tiện dễ thấy nhất của Ethernet cáp dây là sự cố, thiếu linh động. Nhưng nhờ vậy, chúng ta có thể nắm rõ được những thiết bị, trường hợp nào đặc thù để sử dụng Ethernet. Với tốc độ truyền khủng, Ethernet là lựa chọn tuyệt vời cho bạn để duy trì tốc độ trong game và củng cố được vị trí của mình trong đó, bởi chất lượng của Ethernet cáp cực kỳ ổn định. Nó cho phép một mình máy của bạn hoạt động độc lập mà không phải chia sẻ những máy còn lại giống như wifi. Trong văn phòng luôn phải đảm bảo về tốc độ truyền tải di động trực tuyến cao ổn định liên tự  thì mạng dây Ethernet là lựa chọn đáng đồng tiền bát gạo. 

Bên cạnh tốc độ mạng nhanh chóng và độ ổn định,tính bảo mật và nỗi lo sợ bị đánh cắp dữ liệu khi sử dụng Ethernet tốt hơn rất nhiều so với wifi. Với kết nối vật lý, bạn có thể duy trì quyền kiểm soát những thành viên được kết nối với Ethernet trong phạm vi vật lý.

Ví dụ cụ thể như trong phòng làm việc, trong nhà của bạn. Phạm vi cho phép linh hoạt của cap dây có thể đến 100 mét nội bộ nhưng chất lượng tín hiệu, không thể nào vượt qua ngoài bức tường vách ngăn cách, đo vậy, nhưng mối lo ngại vì wifi bị bẻ khóa hay rò rỉ dữ liệu có thể giải quyết triệt để. Điều này, cũng nằm trong phương án giúp doanh nghiệp nâng cao tính bảo mật, an minh tiềm ẩn. 

Việc làm chuyên viên quản trị mạng

4. Nhược điểm của Ethernet  gồm những gì?

Nhược điểm của Ethernet  gồm những gì?
Nhược điểm của Ethernet  gồm những gì?

Mặc dù sở hữu những ưu điểm này, những tất cả chúng ta không thể không thừa nhận những nhược điểm dễ nhận thấy của Ethernet.

Wifi nổi tiếng với khả năng truy cập dễ dạng trong khi để sử dụng hệ thống Ethernet cho máy tính, bạn buộc phải lắp đặt, mất thời gian bởi những người thợ có am hiểu sâu sắc về mạng máy tính. Trong khi đó, wifi không dây, người dùng chỉ cần ra những địa chỉ cung cấp bộ định tuyến Modem wifi và đăng ký dịch vụ là sử dụng được luôn. Hơn nữa ngày càng nhiều thiết bị động được lắp đặt tính năng bắt wifi tự động. Do vậy, dù có linh hoạt đến hơn 100 mét thì Ethernet vẫn không thể vượt qua được Wifi. 

Một điểm bất cập khác khi sử dụng Ethernet, đó chính là chi phí. Chúng ta sẽ không nói quá nhiều đến chi phí lắp đặt, cho một người sử dụng một cáp nối với một máy tính. Tuy vậy, nếu mong muốn duy trì được một chất lượng tín hiệu ổn định và tốc độ cao liên tục trong nội bộ văn phòng phục vụ công việc, điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp phải bỏ ra chi phí lắp đặt, cáp dây, tường lửa, máy chủ, công tắc lẫn phí lắp đặt chuyên nghiệp...Chi cùng lúc như vậy, chi phí phát sinh là khá tốn kém. 

Những đặc điểm chưa tối ưu của Ethernet
Những đặc điểm chưa tối ưu của Ethernet

Vấn đề về cổng khả dụng cũng là điểm yếu khác của Ethernet. Chúng ta có thể tìm thấy rất nhiều thiết bị được bổ sung thêm cổng để cắm nút mạng. Tuy vậy, điều này không phải là tất cả. Xu hướng sử dụng các thiết bị di động ngày càng trở nên phổ biến, nhưng việc tích hợp cổng khả dụng cho tất cả các thiết bị là điều không khả thi. Đó là chưa kể, đối với nhiều loại thiết bị khác nhau, cổng khả dụng là khác nhau. Điều này khiến cho tính đại trà, phổ biến của Ethernet bị các thiết bị mạng không dây “lấn chiếm”.  

Việc làm kỹ sư mạng máy tính

5. Các loại cáp Ethernet phổ biến hiện nay 

Từ ngày tiêu chuẩn Ethernet được thông qua, những ưu điểm của nó được tận dụng một cách triệt để nhất nhằm phục vụ đời sống sinh hoạt cũng như công việc. Sự ra đời của nhiều bước tiến công nghệ quan trọng, đa dạng hóa các loại hình cap Internet khác nhau để đáp ứng được nhu cầu về mặt tốc độ cũng như nội dung khung khác nhau. Cụ thể có thể kể đến như 802.3ac dành cho Vlan, hỗ trợ gắn thẻ ưu tiên và các yêu cầu chức năng hay như 802.3af để xác định thêm tính năng, cấp nguồn qua Ethernet (POE).

Theo nhiều chuyên gia đánh giá răng, POE ra đời có vai trò quan trọng trong việc tạo ra nguồn cảm hứng cho tính năng chia sẻ Wifi trên các thiết bị kết nối di động. Một số  tiêu chuẩn Wi-Fi - IEEE 802.11a, b, g, n, ac và ax, hiện nay, thực chất vẫn có thể quy ra là ứng dụng cung cấp Internet có dòng mạng LAN nhưng không có dây. 

Một trọng những tiêu chuẩn thuộc dòng hiện đại nhất của cha đẻ Ethernet chính là Fast Ethernet với quy chuẩn là Ethernet IEEE 802.3u.  Tốc độ truy cập của ứng dụng này là khoảng 100 Mbs và sử dụng với hệ thống cáp xoắn đôi.

ác loại cáp Ethernet phổ biến hiện nay
Các loại cáp Ethernet phổ biến hiện nay 

Nhưng đó vẫn chưa phải là thành tựu lớn nhất mà ông lớn trong họ mang này mang lại. Sản phẩm mới nhất của Ethernet là Gigabit Ethernet. Với tốc độ truy cập lên đến 1000 Mbps tương đương với khoảng 1 tỷ bit/giây. Tốc độ khủng này thường được các kỹ sư mạng dùng để kết nối giữa người dùng đầu với người dùng cuối hay quản lý máy chủ.

Trên đây chính là những thông tin căn bản nhất xoay quanh chủ đề Ethernet. Hi vọng rằng, những thông tin này là thực sự hữu ích với bạn.

Học quản trị mạng ra làm gì?

Ngoài ra, bạn có thể tìm kiếm những cơ hội việc làm quản trị mạng qua  những thông tin hữu ích ngay bên dưới bài viết sau nhé.

Học quản trị mạng ra làm gì

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Tài Sản Doanh Nghiệp-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Đánh giá nhân viên-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý
;