Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Kinh nghiệm sơn nhà - Cẩm nang bí quyết cho người làm thợ!

Tác giả: Hạ Linh

Lần cập nhật gần nhất: ngày 19 tháng 04 năm 2021

Theo dõi timviec365 tại google new

Là một trong những công đoạn vô cùng quan trọng trong quá trình xây dựng, sơn nhà được xem là yếu tố quyết định tính bền bỉ và thẩm mỹ của một công trình. Với người thợ sơn lành nghề, kinh nghiệm sơn nhà là điều thiết yếu nên được học hỏi. Bởi ngày nay, những chủ thầu, đối tác khách hàng, hộ gia đình thường khá khắt khe trong việc chọn thợ sơn. Một người thợ sơn có kinh nghiệm sơn nhà tốt chắc chắn sẽ là lựa chọn ưu tiên của những công trình!

"Trên tay cầm chắc con lu

Lướt đi lướt lại thong dong vẽ tường

Nghề anh thi vị khiêm nhường

Tô hoa dệt nắng nên thơ ngôi nhà.

---

Con lu lượn nhẹ trên tay

Lăn qua lăn lại chẳng rời vệt sơn

Tường nhà bóng loáng đẹp hơn

Diện mạo sáng rực cảm ơn tay vàng.

---

Ngề làm thợ gian nan chẳng ngại

Dệt màu cho cuộc sống thăng hoa

Thổi hồn cho mọi công trình

Cho tươi cuộc sống, cho xanh tình người."

Thoạt nghe có vẻ như, sơn nhà không quá khó khăn, bởi vậy rất nhiều chủ gia đình hiện nay thường không có thói quen thuê thợ sơn, mà chủ động đảm nhiệm luôn công đoạn này cho chính ngôi nhà của mình. Tuy nhiên, thực tế các chuyên gia xây dựng cho rằng, các gia đình nên bỏ ra một kinh phí nhất định để đầu tư cho việc thuê thợ sơn. Thợ sơn là những người có kiến thức và am hiểu về lĩnh vực sơn các loại, cũng như có các kỹ thuật sơn cơ bản. Do đó, chất lượng sơn nhà của các công trình sẽ được bảo đảm hơn gấp nhiều lần. Dưới đây là một số chia sẻ của tác giả về kinh nghiệm sơn nhà.

Xem thông tin: Việc làm lao động phổ thông mới nhất

1. Một số sai lầm khi chưa có kinh nghiệm sơn nhà

Một số sai lầm khi chưa có kinh nghiệm sơn nhà
Một số sai lầm khi chưa có kinh nghiệm sơn nhà

Khi chưa có kinh nghiệm sơn nhà, bạn có thể gặp phải một số vấn đề như sau:

1.1. Sai lầm khi chọn chất liệu sơn

Mặc dù đều hành nghề thợ sơn, tuy nhiên hiện nay có khá nhiều thợ sơn mắc sai lầm trong quá trình chọn chất liệu sơn, do nôn nóng hoặc thiếu kiến thức về các loại sơn cũng như đặc trưng và công dụng của từng loại. Thông thường, loại sơn nào cũng có những đặc tính nổi bật dễ phân biệt. Tùy vào mục đích của bạn trong việc sơn phần nào. Chẳng hạn như, thợ sơn nên chọn dòng sơn có độ chống ẩm tốt nếu muốn sơn ngoại thất, hoặc chọn sơn dễ vệ sinh, lau chùi nếu muốn sơn nội thất.

Xem ngay: Tuyển thợ sơn mới nhất

Bên cạnh chất liệu sơn, màu sơn cũng không kém phần quan trọng. Nếu gia chủ đã giao toàn bộ công đoạn sơn cho bạn, bạn cần nhận thức được tầm quan trọng và tính quyết định độ thẩm mỹ của một công trình chính là màu sơn. Với kinh nghiệm sơn nhà lâu năm, các chuyên gia khuyên thợ sơn nên sử dụng các loại sơn thuộc các thương hiệu phổ biến và được đánh giá cao trên thị trường như Jotun hay Dulux. Các loại sơn này dễ thi công, lại bền màu và có nhiều tính năng.

1.2. Không biết pha màu dẫn đến tường bị loang lổ

Không biết pha màu dẫn đến tường bị loang lổ
Không biết pha màu dẫn đến tường bị loang lổ

Không biết pha màu cũng là một trong những sai lầm thường gặp ở những người thợ không có kinh nghiệm sơn nhà. Chẳng hạn như khi thi công sơn nhà ở các căn nhà cũ, do chưa rõ thiết kế của ngôi nhà cũng như chưa xem xét kỹ tình trạng sơn hiện tại. Nhiều người sơn nhà nhưng lại khiến bề mặt sơn bị loang lổ, không đều màu, chỗ thì đậm quá, chỗ lại nhạt quá. Ngoài ra, tường có thể bị bong tróc nếu như thợ sơn sơn chưa có kỹ thuật.

1.3. Thực hiện sai quy trình sơn nhà

Thường thì, để màu tường nhà được sơn giữ được độ bền theo thời gian, người thợ sơn trước khi sơn lớp lót chống ẩm, nên bả một lớp matit trước đó, bởi trong kỹ thuật sơn nhà, tối kỵ nhất là nhẩm sơn từ trong ra ngoài. Xong khâu này, phủ tiếp hai lớp phủ khác, cho thời gian cách nhau khoảng 6 đến 8 tiếng cho mỗi lớp sơn. Bên cạnh đó, thợ sơn cũng nên làm vệ sinh thật sạch và thật kỹ bề mặt, đảm bảo trước khi sơn, bề mặt được sơn phải phẳng mịn nhất có thể. Thông thường, một số thợ sơn mới vào nghề thiếu kinh nghiệm sơn nhà, do đó thường không coi trọng mức độ khô của bề mặt sơn, hoặc chưa làm sạch các mảng sơn cũ đối với những công trình tu sửa.

Chất lượng bề mặt trước khi sơn là một trong những yếu tố quan trọng, có tác động trực tiếp đến độ bền của công trình, cũng như chất lượng của các lớp sơn.

Cảnh bảo: Đừng click nếu KHÔNG muốn biết lương thợ sơn ô tô là bao nhiêu!

2. Chia sẻ kinh nghiệm sơn nhà cho những người làm thợ

Chia sẻ kinh nghiệm sơn nhà cho những người làm thợ
Chia sẻ kinh nghiệm sơn nhà cho những người làm thợ

Từ những sai lầm trên, chúng ta có thể thấy sơn nhà là một kỹ thuật không hề đơn giản. Do đó, thợ sơn cần không ngừng tìm hiểu và cập nhật kỹ các kiến thức về các loại sơn, thực trạng chất lượng sơn của công trình cần tu sửa, hay yêu cầu sơn của công trình mới,... từ đó mới đúc kết được kinh nghiệm sơn nhà cho riêng mình. Dưới đây là một số lời khuyên của các chuyên gia khi thực hiện kỹ thuật sơn nhà.

2.1. Kinh nghiệm chọn loại và màu sơn

Ngân sách để đầu tư cho khâu sơn nhà chỉ chiếm một tỷ lệ khá nhỏ trong tổng ngân sách để xây dựng một công trình. Do đó, thợ sơn và chủ công trình cần tính toán thật kỹ, không nên cân nhắc quá nhiều vào việc chọn lựa các sản phẩm sơn rẻ tiền, nên chọn các sản phẩm chất lượng tốt trên thị trường. Để có được những công trình để đời, thì các loại sơn có thương hiệu, độ chính hãng cao nên được ưu tiên hàng đầu.

Xem thêm: Việc làm nhân viên kinh doanh sơn nước

Kinh nghiệm chọn loại và màu sơn
Kinh nghiệm chọn loại và màu sơn

Với kinh nghiệm sơn nhà, nhiều chuyên gia xây dựng nói chung khuyên các thợ sơn và chủ công trình chọn các thương hiệu sơn như Dulux, sơn Jotun, sơn Kova, sơn Maxilite,... Với mỗi dòng sơn, sẽ có những ưu điểm riêng biệt. Thợ sơn nên tìm hiểu thật kỹ những công dụng và tính năng của từng loại sơn để có sự tư vấn, tham mưu phù hợp cho các chủ công trình của mình.

Bên cạnh chọn hãng sơn, màu sơn cũng nên được cân nhắc. Kinh nghiệm sơn nhà cho thấy không nên chọn quá nhiều màu sơn cùng lúc, điều này dẫn đến việc rối rắm, khó kiểm soát. Thay vào đó, thợ sơn có thể tư vấn cho chủ công trình về các màu sơn hợp phong thủy, hợp tuổi,... với những ai muốn thể hiện cá tính của công trình, có thể chọn các màu nóng, hoặc chọn những gam màu trung tính để mang lại cảm giác nhẹ nhàng, gần gũi,... Bên cạnh đó, thợ sơn cũng nên tính toán diện tích của công trình để dễ dàng trong việc phân bổ khu vực, sơn sao cho đồng đều, đẹp mắt hơn.

2.2. Quan tâm đến độ phủ của sơn

Quan tâm đến độ phủ của sơn
Quan tâm đến độ phủ của sơn

Công thức để tính độ phủ của sơn thường là một lít sơn trung bình cho một lớp sơn và tương đương với một mét vuông. Tỷ lệ độ phủ không giống nhau với từng loại sơn, do đó người thợ sơn nên cân nhắc và tính toán thật kỹ trước khi thực hiện các công đoạn tiếp theo. Lấy một ví dụ điển hình về sơn Dulux, loại sơn này có độ che phủ từ 13 đến 16 mét vuông cho một lít với một lớp. Việc tính toán độ che phủ của loại sơn sẽ giúp chủ công trình tiết kiệm được khá nhiều chi phí.

2.3. Không nên dặm vá sơn quá nhiều

Trong quá trình thi công một công trình, bề mặt để sơn có thể bị tác động, dẫn đến trầy xước do một số hạng mục khác của công trình va chạm, chẳng hạn như gỗ, gạch, điện,... Các thợ sơn có xu hướng dặm vá những vị trí bị va chạm này. Nhưng điều đó khiến chúng không đồng nhất với bề mặt đã được sơn trước đây. Thợ sơn có thể buộc phải sơn thêm một lớp sơn nữa lên toàn bộ bề mặt sơn để lấy lại tính thẩm mỹ của công trình. Vấn đề này phải nói là tốn rất nhiều công sức, chưa kể đến chi phí mua thêm sơn,... Do đó, kinh nghiệm sơn nhà cho thấy, thợ sơn nên đợi các hạng mục khác của công trình được hoàn thiện sau khi sơn lớp phủ thứ nhất, rồi mới tiếp tục hoàn thiện các lớp sơn sau.

Tham khảo thêm: Việc làm xây dựng

2.4. Một số lưu ý khác

 Một số lưu ý khác
 Một số lưu ý khác

Một vài kinh nghiệm khác được chia sẻ để kết quả sơn nhà thành công hơn như sau:

- Trước khi sơn nhà thì phải khuấy sơn: Bật nắp thùng ra trước khi sơn, kiểm tra xem trên bề mặt sơn có lớp keo hay không, nếu có chứng tỏ sơn chuẩn và tốt. Thợ sơn cần dùng một vài dụng cụ chuyên dụng để tiến hành khuấy sơn, sơn có thể bị đọng màu ở đáy thùng, do đó chúng cần được đảm bảo đều màu trước khi sơn bằng cách khuấy.

- Chọn máy phun sơn: Máy phun sơn là một trong những vật dụng không thể thiếu của những người thợ sơn. Tùy vào đặc điểm của những công trình thi công, thợ sơn nên cân nhắc để chọn lựa máy phun sơn phù hợp. Máy phun sơn cũng là một trong những yếu tố góp phần làm cho chất lượng sơn được bền, lên màu đẹp,...

3. Điều gì sẽ xảy ra nếu như thợ sơn thiếu kinh nghiệm sơn nhà?

Điều gì sẽ xảy ra nếu như thợ sơn thiếu kinh nghiệm sơn nhà?
Điều gì sẽ xảy ra nếu như thợ sơn thiếu kinh nghiệm sơn nhà?

- Hiện tượng phấn hóa: Nếu trên tay bạn bám nhiều bụi phấn khi chạm vào một bề mặt sơn thì chính xác bề mặt sơn đó đã gặp phải hiện tượng phấn hóa. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là do sai lầm khi chọn loại sơn, chẳng hạn như sơn kém chất lượng, hết hạn sử dụng, không phù hợp với bề mặt,... Để không làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình, thợ sơn nên làm sạch bề mặt phấn hóa, sau đó chọn loại sơn thích hợp để tiến hành sơn lại.

Tìm hiểu: Những loại thiết bị bảo hộ thợ sơn nên có

- Hiện tượng rêu mốc, đốm trắng: Rêu mốc và đốm trắng có thể hoàn toàn xảy ra nếu như bề mặt sơn bị ẩm. Xuất phát từ việc vôi và chất kiềm trong xi măng không được kiềm hóa, các vết đốm trắng bắt đầu xuất hiện, chúng làm cho cảnh quan chung của công trình trở nên thật tồi tệ. Thợ sơn vẫn nên tiến hành làm sạch bề mặt hiện tượng này, sau đó chọn một loại sơn có tính kiềm hóa cao và sơn lại. Bạn có thể áp dụng mẹo bả lớp matit hoặc sơn một lớp lót trước khi hoàn thành các lớp sơn tiếp theo.

Hiện tượng rêu mốc, đốm trắng
Hiện tượng rêu mốc, đốm trắng

- Độ lấp nền kém: Nếu vẫn còn nhìn thấy các lỗ nhỏ li ti trên bề mặt sơn khi đã hoàn thành, hoặc bề mặt sơn bị thô, kém về độ mịn,... thì đó là hiện trạng thể hiện cho độ lấp nền kém. Nguyên nhân là do thiếu kinh nghiệm sơn nhà trong quá trình sơn. Các thợ sơn được khuyên nên sử dụng lớp bả matit hoặc một lớp sơn lót trước khi sơn hoàn chỉnh.

- Vết cọ không đều: Khi lớp đầu chưa khô hoàn toàn, mà lớp sau đã được chồng lên sẽ dẫn đến hiện tượng cọ không đều. Một nguyên nhân khác cũng xuất phát từ thợ sơn không sơn đều tay hoặc sơn có độ đặc cao. Để khắc phục, thợ sơn nên chờ đợi để lớp sơn đầu khô lại hoàn toàn, sau đó mới tiếp tục sơn lớp tiếp theo. Đặc biệt, nên giữ kỹ thuật sơn sao cho thật đều tay, nhẹ nhàng, chỉ sơn về một hướng, không pha sơn quá đặc.

Màng sơn bị chảy hoặc nhăn
Màng sơn bị chảy hoặc nhăn

- Màng sơn bị chảy hoặc nhăn: Hiện tượng chảy màng sơn có thể do màng sơn được thi công quá dày, độ đàn hồi của sơn kém, hoặc sơn có độ loãng quá cao,... Ngoài ra, màng sơn có thể bị nhăn nếu như màng sơn quá dày, lớp đầu chưa khô nhưng đã sơn lớp sau, bề mặt sơn có nhiệt độ cao khi sơn,... Giải pháp cho vấn đề này là làm vệ sinh sạch hoàn toàn lớp sơn bị hỏng, sau đó tiến hành sơn lại bằng các lớp sơn không quá dày, giữa các lớp sơn nên chờ đợi để lớp sơn trước khô hẳn. Thay vì sơn một lớp quá dày, khi sơn cần sơn lan ra thành các lớp mỏng.

Nói tóm lại, thợ sơn nếu tích lũy cho mình được một kinh nghiệm sơn nhà hoàn hảo. Chúng có thể giúp bạn sống được với nghề một cách lâu hơn, được nhiều khách hàng tin tưởng hơn!

Mô tả công việc thợ sơn dễ hiểu nhất chưa chắc nhiều người biết

Thợ sơn vốn dĩ là một công việc rất phổ thông. Mặc dù vậy, khá nhiều người chưa thực sự thấy được đằng sau chân dung của nghề thợ sơn phức tạp và công phu như thế nào. Cùng tìm hiểu qua bài viết mô tả công việc của thợ sơn nhé.

Mô tả công việc thợ sơn

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết thành công trong công việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Câu chuyện nghề nghiệp-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Tài liệu gia sư-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Danh mục văn thư lưu trữ-Tài Sản Doanh Nghiệp-KPI Năng Lực-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Chuyển văn bản thành giọng nói-Giới Thiệu App Phiên Dịch-Quản Lý Kênh Phân Phối-Đánh giá nhân viên-Quản lý ngành xây dựng-Hóa đơn doanh nghiệp-Quản Lý Vận Tải-Kinh nghiệm Quản lý mua hàng-Danh thiếp cá nhân-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý