Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Kubernetes là gì? Và những điều chưa kể, bạn biết chưa?

Tác giả: Phạm Diệp

Lần cập nhật gần nhất: ngày 11 tháng 06 năm 2024

Theo dõi timviec365 tại google new

Kubernetes là gì? Vai trò của nó ra sao? Hay Kubernetes có phải là một hệ thống PaaS không?... là những câu hỏi không phải bất cứ một dân công nghệ thông tin nào cũng có thể nắm được. Bởi thế trong bài viết ngày hôm nay, chúng ta cùng đi tìm một câu trả lời tổng quan nhất cho chủ đề này nhé.

1. Giải nghĩa kubernetes là gì?

Kubernetes hay còn được viết với 1 cái tên ngắn gọn là "kube" hoặc k8s, nó có nghĩa là một nền tảng mã nguồn mở tự động hóa các hoạt động container Linux. Kubernetes giúp người dùng có thể loại bỏ được khá nhiều các quy trình thủ công, tốn nhiều thời gian và công sức liên quan đến việc thực hiện triển khai và mở rộng các containerized applications. Hay hiểu một cách khác thì Kubernetes là một nền tảng giúp bạn có thể tập hợp các nhóm máy chủ chạy các Linux containers một cách hiệu quả và quản lý các ứng dụng đã được đóng gói và các service một cách thuận lợi trong việc cấu hình và tự động hóa việc triển khai các ứng dụng đó, ngoài ra nó cũng giúp bạn cũng có thể được mở rộng máy chủ trên đám mây riêng tư, các đám mây công cộng hoặc đám mây lai.

Kubernetes là nền tảng được tạo và phát triển bởi trí các óc đầy tài năng đến từ các kỹ sư của nhà Google, ngoài ra cũng có một điều mà không phải bạn cũng biết  thì đây cũng là một trong nhóm những người đầu tiên góp vai trò chính cho sự ra đời của công nghệ Linux container. Tên gọi của Kubernetes được xuất phát từ tiếng Hy Lạp, nó có ý nghĩa là hoa tiêu hay cũng có thể hiểu nó là người lái tàu. Nền tảng của Kubernetes bắt đầu được Google mở mã nguồn từ năm 2024, với tham vọng thực hiện xây dựng và phát triển Kubernetes như một hệ sinh thái lớn cho các dịch vụ, hay thông qua các nền tảng, công cụ có sẵn này có thể hỗ trợ người dùng một cách nhanh chóng, hiểu quả nhất  rộng rãi.

Giải nghĩa kubernetes là gì?
 Kubernetes được tạo và phát triển ra bởi các kỹ sư đầy tài năng của nhà Google

2. Kubernetes giúp người dùng làm được những gì?

Trong các quy trình vận hành hệ thống thì các container chính là một giải pháp tốt nhất để phía người dùng có thể thực hiện đóng gói và chạy các ứng dụng. Và để có thể hoạt động được tốt trong môi trường của production, thì điều đầu tiên đó là bạn cần phải quản lý được tốt lý các container chạy các ứng dụng và đảm bảo rằng khoảng thời gian downtime sẽ là không có.

Lấy một  ví dụ cụ thể: Nếu một container bị tắt đi, thì đồng nghĩa một container cũng sẽ phải được khởi động lên. Điều này sẽ giúp người dùng cũng có thể dễ dàng hơn nếu các hoạt động này đang được xử lý theo quy trình cụ thể thống nhất bởi một hệ thống.

Đây cũng là cách mà các cơ chế hoạt động của Kubernetes đến với chúng ta. Hiểu một cách khác thì Kubernetes sẽ cung cấp cho phía người dùng một framework (khung làm việc) để có thể chạy các hệ phân tán một cách nhanh chóng và mạnh mẽ nhất. Bên cạnh đó Kubernetes cũng đảm nhận việc chuyển đổi dự phòng và nhân rộng cho các ứng dụng của người dùng, hay nó cũng có thể thực hiện việc cung cấp các mẫu deployment, hay nếu bạn biết cách tận dụng thì những gì mà Kubernetes còn có thể hơn thế nữa. Ví dụ: bạn đang tiến hành triển khai canary cho hệ thống của mình, thì nền tảng của Kubernetes sẽ giúp bạn có thể quản lý hệ thống thông tin đó một cách dễ dàng hơn

Trong đó, Kubernetes sẽ cung cấp cho bạn những tiện ích như sau:

2.1. Service discovery và cân bằng tải

Trong quá trình hoạt động, Kubernetes có thể để lộ ra một địa chỉ IP hay một container sử dụng DNS của riêng nó. Điều này cũng đồng nghĩa là nếu lượng traffic truy cập đến một container cao, thì từ đây mà Kubernetes cũng có thể từ đó mà dễ dàng cân bằng tải và phân phối được network traffic (lưu lượng mạng) để việc triển khai các quy trình diễn ra trong hệ thống được ổn định. Nói một cách khác thì nền tảng của Kubernetes sẽ cho phép bạn tự động mount (gắn kết) một hệ thống lưu trữ mà bạn chọn, như: public cloud providers, google cloud platform, local storages, v.v.

Kubernetes giúp người dùng làm được những gì?
Kubernetes giúp người dùng làm được những gì?

2.2. Tự động rollouts và rollbacks

Với Kubernetes, bạn có thế thực hiện mô tả trạng thái mong muốn cho các container được người dùng triển khai, ngoài ra nó cũng có thể thực hiện mô tả các trạng thái mong muốn cho các container được triển khai dùng Kubernetes và nó có thể thay đổi trạng thái thực tế sang trạng thái mong muốn với tần suất được kiểm soát.

Ví dụ, để có thể thực hiện tạo mới các container cho việc triển khai các quy trình trong hệ thống hay để xóa các container hiện có, và áp dụng tất cả các resource của chúng vào container mới một cách nhanh chóng và dễ dành nhất thì bạn có thể thực hiện tự động hoá Kubernetes

2.3. Hỗ trợ tính năng tự phục hồi

Trong quá trình làm việc và vận hành hệ thống, chắc chắn bạn cũng sẽ không tránh khỏi những trường hợp như containers bị lỗi, containers cần được thay thế hay cũng có thể phải xóa các container đó, điều này có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau có thể là do phía người dùng xác định và không cho các client biết đến chúng cho đến khi chúng sẵn sàng hoạt động, thì ở trường hợp này nền tảng của Kubernetes cũng sẽ khởi động lại hỗ trợ bạn chỉnh sửa các container theo đúng yêu cầu của từng trường hợp mà người dùng đang gặp phải

2.4. Đóng gói tự động

Hay nói một cách khác, bạn cung cấp cho nền tảng của Kubernetes một cluster, trong đó nó đã bao gồm các node có thể sử dụng để chạy containerized task (hay còn được hiểu là các tác vụ được đóng gói). Với quy tắc này bạn chỉ cần cho Kubernetes biết là ở mỗi container bạn sẽ phải cần bao nhiêu RAM (bộ nhớ) và số lượng CPU là bao nhiêu để có thể thực hiện quy trình đó, từ những thông số mà bạn cung cấp Kubernetes sẽ dễ dàng hơn trong việc giúp bạn điều phối các container đến các node và tận dụng các resource một cách tốt nhất trong quy trình vận hành hệ thống của mình.

Xem thêm: Reverse proxy là gì? Tác dụng tuyệt vời của Reverse proxy

Việc làm it phần cứng - mạng

3. Một số những điều về Kubernetes, mà có thể bạn chưa biết

Một số những điều về Kubernetes, mà có thể bạn chưa biết
Một số những điều về Kubernetes, mà có thể bạn chưa biết
  •  Kubernetes không phải là một hệ thống PaaS 

Thay vì ở tầng phần cứng (hardware), thì cơ chế hoạt động của Kubernetes lại nằm ở tầng container và cũng cung cấp một số tính năng có thể áp dụng chung cho cả dịch vụ PaaS, như: cân bằng tải, triển khai, nhân rộng, nhật ký và giám sát, nên khá nhiều người thường tưởng lầm rằng Kubernetes là một hệ thống PaaS (PaaS có nghĩa là một nền tảng cung cấp một số những dịch vụ truyền thống, toàn diện). Tuy nhiên một thực tế mà bạn cần phải hiểu rằng Kubernetes không phải là cấu trúc nguyên khối, mà các giải pháp mặc định của nó chính là sự tùy chọn và phía người dùng hoàn toàn có thể cắm được.

  • Kubernetes không giới hạn các loại ứng dụng được hỗ trợ

Với cùng một đích đến là có thể hỗ trợ người dùng một cách tốt và dễ dàng nhất trong việc xử lý một khối lượng công việc lớn và cực kỳ đa dạng, bao gồm cả như: stateful, stateless và xử lý dữ liệu. Điều này cũng có thể hiểu là nếu một chương trình có thể chạy được trong một container, thì có cũng sẽ chạy tốt trên nền tảng của Kubernetes.

  • Kubernetes không build ứng dụng và triển khai mã nguồn

Tùy vào mỗi mã nguồn hay mỗi build ứng dụng mà quy trình CI/CD sẽ có những yêu cầu kỹ thuật riêng biệt hay được xác định khác nhau.

  • Kubernetes không cung cấp các service ở mức ứng dụng

Một số những ứng dụng như: database (ví dụ như SQL, Oracle), bộ nhớ cache, các framework xử lý dữ liệu (có thể ví dụ như Spark),  middleware (có thể ví dụ như là các message buses) hay hệ thống lưu trữ của cluster (ví dụ như Ceph). Các ứng dụng theo những kiểu gọi tên vừa rồi đều có thể chạy trên nền tảng của Kubernetes hay nó cũng có thể thức hiện được thông qua hình thức truy cập bởi các ứng dụng chạy trên nền tảng của Kubernetes theo các cơ chế di động, một số có thể kể đến như Open Service Broker (đây là một trong những cơ chế được khá nhiêu người dùng áp dụng hiện nay).

  • Kubernetes không bắt buộc các giải pháp ghi lại

Một số những hoạt động ghi lại như: giám sát (monitoring), nhật ký (logging) hay cũng có thể là cảnh báo (alerting). Thông qua các họat động này, hệ thống sẽ tự động cung cấp một số những tích hợp hay cũng có thể gọi nó là tính năng như cơ chế để thu thập, proof-of-concept và xuất các số liệu.

  • Kubernetes không bắt buộc cố định một cấu hình ngôn ngữ/hệ thống

Kubernetes cung cấp một API, giúp người dùng có thể dễ dàng khai báo được các thông tin về số liệu targeted thông qua các hình thức khai báo tùy ý.

  • Kubernetes không thực hiện thêm việc cung cấp cũng như hỗ trợ hay áp dụng bất kỳ các cấu hình toàn diện, hay những nhiệm vụ như bảo trì, quản lý hoặc hệ thống tự phục hồi.
 Một số những điều về Kubernetes, mà có thể bạn chưa biết
 Một số những điều về Kubernetes, mà có thể bạn chưa biết

Bên cạnh đó, Kubernetes cũng không phải là một hệ thống điều phối đơn thuần, vì trong thực tế Kubernetes đã giúp người sử dụng loại bỏ được hoàn toàn sự cần thiết của việc điều phối (quy trình điều phối có thể định nghĩa là việc thực thi một quy trình công việc đã được xác định trước đó, theo kiểu đầu tiên ta sẽ làm việc A, sau đó sẽ đến việc B và cuối cùng sẽ là việc C). Mà ngược lại, nền tảng của Kubernetes là sự tập hợp bao gồm các quy trình kiểm soát độc lập có thể kết hợp, hay nó cung có thể điều khiển trạng thái hiện tại một cách liên tục theo trạng thái mà người dùng mong muốn đã cho. Nói một cách khác thì Kubernetes không phải là giải pháp để bạn có thể đi được từ A đến C một cách chính xác hay nhanh chóng nhất, mà nó là công cụ hỗ trợ bạn có thể kiểm soát được sự tập trung không bắt buộc, từ đó giúp hệ thống có thể dễ sử dụng hơn, cách thức hoạt động vì thế cũng trở lên linh hoạt, mạnh mẽ và mở rộng hơn

Trên đây là một số những chia sẻ về chủ đề “Kubernetes là gì”, hi vọng rằng thông qua những chia sẻ trong bài viết đã có thể giúp bạn có cho mình một câu trả lời tổng quan nhất về chủ đề này nhé. Cảm ơn bạn đã luôn đồng hành và dành thời gian quan tâm theo dõi bài viết của chúng mình nhé, mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc của quý bạn đọc xin được gửi về hòm thư Timviec365.vn@gmail.com hay bạn cũng có thể để lại bình luận ở phía bên dưới mỗi bài viết, các chuyên viên của Timviec365.vn sẽ tiếp nhận và gửi phản hồi đến bạn trong khoảng thời gian nhanh nhất. Chúc các bạn thành công và đừng quên dành thời gian mỗi ngày để theo dõi những bài viết của chúng mình trên Timviec365.vn nhé!

Xem thêm: React native là gì? Lý do nên chọn để phát triển ứng dụng di động?

Việc làm

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Tài Sản Doanh Nghiệp-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Đánh giá nhân viên-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý
;