Mã QR đăng nhập App
Tác giả: Phương Anh Nguyễn
Có thể nói, đơn xin việc hiện nay là một tờ giấy nhỏ nhưng lại có “sức mạnh” khá lớn. Một tờ đơn xin việc có thể là tờ giấy thông hành giúp bạn có được ấn tượng tốt và nắm bắt được cơ hội cho mình. Vậy nhưng cách viết đơn xin việc chuẩn bạn đã biết chưa? Nếu chưa thì hãy theo dõi bài viết dưới đây để nắm bắt cách viết đơn xin việc tiếng Việt chuẩn không cần chỉnh ngay nhé!
Hiện nay, khi đi ứng tuyển hay phỏng vấn, việc viết đơn xin việc tiếng Việt là yêu cầu với tất cả ứng viên. Dù là đơn xin việc theo mẫu sẵn hay viết tay thì việc yêu cầu có đơn xin việc không bao giờ là thiếu.
Thông qua lá đơn xin việc của ứng viên, nhà tuyển dụng sẽ biết được phần nào sơ qua về bạn là ai, bạn học chuyên ngành gì và bạn muốn ứng tuyển vào vị trí nào trong công ty.
Hơn hết, việc sử dụng các lá đơn xin việc tiếng Việt viết tay sẽ cho thấy được thành ý của bạn cũng như việc thể hiện của “nét chữ nết người”. Đôi khi thông qua nét chữ của ứng viên nhà tuyển dụng cũng có thể nắm bắt được phần nào về con người cũng như tính cách của ứng viên đó. Việc sử dụng đơn xin việc viết tay hiện nay khá ít, vì vậy, những ứng viên sử dụng đơn xin việc tiếng việt viết tay sẽ có thể nhận được sự ưu ái cũng như thiện cảm của nhà tuyển dụng hơn. Hãy đọc qua các bí quyết viết đơn xin việc bằng tay cũng như kinh nghiệm tạo đơn xin việc viết tay để có 1 lá đơn hoàn hảo hơn.
Với đơn xin việc tiếng Việt hiện nay, nó được coi như một công cụ để thông qua đó nhà tuyển dụng nắm bắt được những thông tin cơ bản nhất về ứng viên về chuyên môn, trình độ cũng như hoàn cảnh gia đình ra sao.
Nhìn chung, một tờ đơn xin việc trong bộ hồ sơ có vai trò cung cấp thông tin của ứng viên với nhà tuyển dụng và thể hiện được một phần tính cách và con người của ứng viên. Qua đó, nhà tuyển dụng sẽ có cái nhìn và sự đánh giá ban đầu của mình đối với ứng viên.
Dù là sử dụng đơn xin việc tiếng Việt viết tay hay đơn xin việc đánh máy thì bạn cũng cần phải viết một lá đơn chuẩn theo quy cách đã được quy định cũng như văn phong của người Việt Nam. Qua đó, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá được phần nào kỹ năng của bạn trong cuộc sống cũng như sự linh hoạt khi xử lý các vấn đề liên quan.
Nếu bạn còn chưa biết rõ hay đang thắc mắc về việc viết đơn xin việc tiếng Việt sao cho chuẩn thì hãy theo dõi ngay sau đây nhé.
Mỗi lá đơn bất kỳ thì phần đầu tiên luôn là phần tiêu đề đơn/thư à bạn muốn viết. Và đơn xin việc tiếng Việt cũng vậy, sẽ mở đầu bằng việc viết tiêu đề của lá đơn. Khi viết tiêu đề thì bạn cần viết theo các cấu trúc và cỡ chữ ở mỗi vị trí là khác nhau, có sự thay đổi một cách linh hoạt.
Đầu tiên là dòng tiêu đề, ở phần này bạn cần phải viết ở giữa với cỡ chữ to và viết in hoa, in đậm. Ví dụ như: ĐƠN XIN VIỆC/ ĐƠN XIN ỨNG TUYỂN,...
Điều này nhằm mục đích nổi bật được tiêu đề của lá đơn và giúp nhà tuyển dụng dễ dàng nhìn thấy cũng như biết được tờ giấy mình cầm trên tay là giấy gì và nội dung sẽ như thế nào.
Nếu bạn không thích viết tiêu đề là Đơn xin việc,...thì bạn có thể viết là Thư ứng tuyển. Vì rất nhiều người cho rằng viết đơn xin hoặc thư xin không phù hợp vì đây là quá trình rao bán sức lao động và chúng ta với nhà tuyển dụng tạo ra một cuộc trao đổi đó.
nhìn chung, dù viết tiêu đề ra sao thì bạn cũng sẽ không bị soi mói hay đánh giá về vấn đề này. chi cần bạn viết theo đúng quy cách đã đề ra.
Tiếp đến là phần đầu của đơn xin việc tiếng Việt. Ở phần này sẽ bao gồm hai nội dung chính là thông tin cá nhân của ứng viên và thông tin của nhà tuyển dụng.
Trước khi giới thiệu bản thân thì sẽ là dòng kính gửi, vậy đơn xin việc kính gửi ai. Các bạn cần ghi rõ ràng người đó là ai, nếu không thì có thể ghi tên bộ phận chịu trách nhiệm nhận đơn của bạn.
Ngay sau phần kính gửi chính là việc giới thiệu về bản thân. Ở phần này bạn cần viết được các thông tin cơ bản như họ tên, chuyên ngành theo học, ngoài ra có thể thêm ngày tháng năm sinh, địa chỉ hay cả email của bạn cũng được. Tốt nhất hãy giới thiệu một cách sơ qua, ngắn gọn và đầy đủ về tình trạng hiện tại của bạn để nhà tuyển dụng nắm rõ hơn thông tin.
Sau đó, hãy trình bày vị trí mà bạn muốn ứng tuyển vào trong công ty và lý do bạn muốn ứng tuyển vào là gì. Việc nói ra lý do sẽ giúp nhà tuyển dụng hiểu rõ được phần nào đó việc bạn biết đến công ty cũng như mong muốn của bạn được làm việc tại vị trí này ở công ty ra sao.
Ví dụ, ạn có thể viết phần đầu như sau:
ĐƠN XIN VIỆC
Kính gửi: Bộ phận nhân sự công ty ABC
Mr. A, Giám đốc…..
Tên tôi là Nguyễn Văn B. Tôi là sinh viên năm cuối trường …...chuyên ngành Văn hóa truyền thông. Tôi viết đơn này nhằm mục đích ứng tuyển vào vị trí ….của quý công ty. tôi biết đến thông tin tuyển dụng này qua trang tìm việc mà mình đã tìm kiếm trên internet. Chuyên ngành của tôi rất phù hợp với vị trí công việc này vì thế, tôi tin mình có thể đảm nhận được vị trí công việc...,mà công ty đang tuyển dụng.
Đây được coi là phần quan trọng nhất của đơn xin việc tiếng Việt hiện nay. Với phần này, bạn cần làm nổi bật được chính bản thân mình, từ kiến thức, kỹ năng cho đến nghề nghiệp chuyên môn trong đơn xin việc của bản thân. Đặc biệt là tạo sự khác biệt của mình so với các ứng viên khác để nhà tuyển dụng có thể chú ý tới bạn hơn.
Thêm vào đó, hãy thực sự nhấn mạnh những kỹ năng, kinh nghiệm mà bạn tích lũy được có sự phù hợp như thế nào với vị trí mà bạn đang ứng tuyển. Điều này nhằm mục đích cho thấy bạn thực sự phù hợp với vị trí công việc này ra sao và nhà tuyển dụng nên lựa chọn bạn thay vì ứng viên khác ở ngoài kia.
Những điều cần lưu ý trong việc viết về các kinh nghiệm hay thế mạnh của mình ở mục này có thể cần được nhắc đến. Khi bạn viết về các vị trí có sự liên quan đến công việc ứng tuyển hiện tại thì nên nhắc đến tên công ty cũ mà bạn đã làm công việc đó.
Thực tế thì điều này vừa có lợi mà cũng chưa chắc đã có lợi. Bởi nếu như công ty cũ của bạn nổi tiếng thì chỉ cần nhắc đến thôi là nhà tuyển dụng có thể biết được. Nhưng nếu ngược lại nó không hề có tiếng tăm gì thì việc nhắc hay không cũng không có sự ảnh hưởng hay tác động quá lớn. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm cũng như sự tư vấn của các chuyên gia nhân sự thì các ứng viên cũng nên nêu ra công ty cũ. Vì điều này sẽ giúp bạn cho nhà tuyển dụng thấy được bạn thực sự tự tin với những gì mình đã làm với vị trí đó ở công ty cũ. Thêm vào đó, CV của bạn cũng chắc chắn đã ghi ra kinh nghiệm ở công ty cũ đó.
Xem thêm: Đơn xin việc giao dịch viên ngân hàng
Đây chính là phần cuối của mẫu đơn xin việc. Ở phần này, bạn hãy nhấn mạnh một lần nữa mong muốn được làm việc của bạn ở vị trí này quý công ty mà bạn ứng tuyển. Điều này nhằm mục đích cho nhà tuyển dụng biết bạn khao khát và nghiêm túc với việc ứng tuyển này ra sao.
Bạn cũng nên hẹn và xin một lịch phỏng vấn từ nhà tuyển dụng để hai bên có thể trao đổi và thấu hiểu nhau hơn. Thông qua đó, có thể tạo được sự kết nối giữa bạn và nhà tuyển dụng và biết âu cơ hội việc làm sẽ đến với bạn.
Cuối cùng, đừng quên một lời cảm ơn chân thành của bạn với nhà tuyển dụng. Văn hóa cảm ơn chưa bao giờ là thừa, vì thế, bạn cần phải nhớ một lời cảm ơn đôi khi không quá lớn lao nhưng lại đem đến hiệu quả tích cực. Nếu bạn không có được lời cảm ơn ở cuối lá đơn thì nhà tuyển dụng sẽ có suy nghĩ khá sai lệch về bản thân bạn mặc dù có thể bạn không thực sự là người như thế.
Đến đây, bạn có thể ký và kết thúc lá đơn xin việc tiếng Việt của mình. Tuy nhiên, để cẩn thận hơn thì ở cuối bạn có thể ghi lại các thông tin liên hệ như tên, số điện thoại và email của mình. Điều này nhằm chắc chắn rằng nhà tuyển dụng có thể biết được thông tin liên hệ của bạn mà không phải mất công tìm kiếm quá nhiều.
Cuối cùng chính là ký và ghi rõ họ tên ở phần người viết đơn.
Vậy là chỉ vài bước cơ bản và đơn giản bạn đã có thể hoàn thành được lá đơn xin việc tiếng Việt của mình. Các bước thực sự không quá khó, việc của bạn chính là cần cẩn thận, tỉ mỉ hơn trong quá trình viết cũng như sử dụng các câu từ trơn tru, phù hợp với công việc.
Xem thêm: Đơn xin việc giáo viên tiểu học
Nghe có vẻ khá lạ lẫm và hoang mang, tuy nhiên, việc sử dụng từ khóa trong đơn xin việc tiếng việt thực sự đem lại những hiệu quả khá mới mẻ và tác dụng rõ rệt.
Đầu tiên chính là từ khóa về kỹ năng. Thay vì liệt kê các kỹ năng mà bạn có thì việc thể hiện kỹ năng đó ứng dụng như thế nào trong công việc sẽ tạo được điểm nhấn và thu hút nhà tuyển dụng hơn rất nhiều.
Thứ hai chính là từ khóa kết quả. Từ khóa này nhằm mục đích cho nhà tuyển dụng biết được bạn đã đạt được những gì và tạo ra điều gì trong quá trình làm việc của mình. các nhà tuyển dụng luôn muốn tìm những ứng viên có khả năng đem đến những kết quả tích cực cho công ty. Vì vậy, việc nói ra những kỹ năng, kinh nghiệm của bản thân sẽ trở nên thuyết phục hơn nếu như bạn kết hợp với các con số. Điều này giúp bạn thể hiện được bản thân hơn và tạo sự thu hút hơn với nhà tuyển dụng.
Thứ ba chính là từ khóa thành tích. Với các từ khóa này bạn sẽ cho nhà tuyển dụng cảm giác bạn đã thực sự làm việc rất tốt tại công ty cũ và đã được công nhận với sự đóng góp mang tính tích cực của mình. một vài từ mà bạn có thể sử dụng để thể hiện thành tích như ghi nhận, trao thưởng, lựa chọn, thăng chức, lựa chọn,...
Ngoài ra, tùy công việc và nơi tuyển dụng, có có yêu cầu các ứng viên đơn xin việc bằng tiếng trung, đơn xin việc bằng tiếng Hàn,... Với những lá đơn ngôn ngữ khác sẽ có 1 vài cách viết khác biệt. Các bạn hãy lưu ý và tìm hiểu kỹ trước khi viết nhé.
Trên đây là cách gợi ý và hướng dẫn ứng viên viết đơn xin việc tiếng Việt chuẩn nhất. Mong rằng, sau khi đọc bài viết này các bạn ứng viên có thể tự viết cho mình một lá đơn theo đúng phong cách quy định nhất, chuẩn nhất, và tạo được điểm nhấn nhất với nhà tuyển dụng.
Chia sẻ
Bình luận