Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Thông tin mô tả công việc Giám đốc Marketing chi tiết nhất

Tác giả: Phương Anh Nguyễn

Tạo CV online

1. Những thông tin về Giám đốc Marketing gửi tới bạn đọc

Giám đốc Marketing là gì? Tiềm năng của công việc Giám đốc Marketing hiện nay ra sao? 

1.1. Bạn hiểu Giám đốc Marketing là gì?

Giám đốc Marketing có tên tiếng Anh là Chief Marketing Officer, viết tắt là CMO. Đây là vị trí thuộc hàng Giám đốc cấp cao tại các công ty, doanh nghiệp hiện nay. Giám đốc Marketing chịu trách nhiệm quản lý, thực hiện toàn bộ các chương trình, nội dung, kế hoạch liên quan đến Marketing của công ty. 

Giám đốc Marketing là gì?
Giám đốc Marketing là gì?

Các lĩnh vực bao gồm như truyền thông marketing, quản lý thương hiệu, quan hệ công chúng, quản lý các kênh phân phối và các dịch vụ liên quan đến khách hàng,... Tất cả những vấn đề liên quan đến lĩnh vực này đều thuộc quyền phụ trách của các CMO.

1.2. Giám đốc Marketing có tiềm năng nghề nghiệp ra sao?

Thực tế cho thấy, với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của nền kinh tế thì việc xây dựng thương hiệu và quảng bá hình ảnh của các công ty, doanh nghiệp là điều cần thiết. Nhu cầu này là thiết yếu trong bối cảnh hiện nay. Bởi việc này sẽ thúc đẩy doanh số bán hàng cũng như ảnh hưởng trực tiếp tới thu nhập và lợi nhuận của công ty. 

Nhu cầu về marketing thì rất lớn tuy nhiên, nguồn nhân lực thì lại không hề đủ. Giám đốc Marketing hiện nay là nghề mà chưa có một đơn vị hay khóa đào tạo chuyên sâu nào có thể đảm nhận, bởi marketing là sự biến đổi, vận động và thay đổi không ngừng. 

Tiềm năng công việc của vị trí Giám đốc Marketing
Tiềm năng công việc của vị trí Giám đốc Marketing

Với việc có thu nhập cao, môi trường làm việc năng động cũng như nhiều cơ hội thăng tiến, lại chưa có hệ thống giáo dục đào tạo chuyên nghiệp nên vị trí Giám đốc marketing lại càng trở nên thu hút hơn. 

Hé lộ: Điều bạn chưa biết về lương giám đốc marketing

2. Mô tả công việc của Giám đốc Marketing

Là một vị trí cấp cao trong các công ty, doanh nghiệp vì vậy có bao giờ bạn tò mò các Giám đốc Marketing thường làm những công việc gì? Dưới đây sẽ là mô tả công việc của các CMO một cách chi tiết và đầy đủ nhất.

mo-ta-cong-viec-giam-doc-marketing.doc

2.1. Quản lý, lãnh đạo và giám sát toàn bộ hoạt động của nhân viên

Công việc của các CMO được nhắc đến đầu tiên chính là việc lãnh đạo và giám sát các hoạt động của nhân viên.

Là một chức vị Giám đốc, CMO sẽ phải quản lý tất cả các nhân viên cũng như hoạt động liên quan đến Marketing. Đó có thể là phòng SEO, SEM, Content,....nói chung là tất cả các phòng thuộc lĩnh vực phục vụ cho Marketing của công ty. Với vị trí và công việc này, CMO sẽ chịu trách nhiệm đảm bảo được rằng nhân viên đang làm việc tốt và đều hướng tới mục tiêu chung là khẳng định được tên tuổi, vị thế của công ty trên thị trường ngày nay.

Giám đốc Marketing sẽ chịu trách nhiệm việc theo dõi và phê duyệt các chiến lược marketing, chiến lược phát triển của từng đội nhóm khác nhau. Đảm bảo được rằng mỗi đội nhóm đó đều đang thực hiện tốt và đúng công việc, nhiệm vụ của mình. Hơn hết, các chiến lược đưa ra đều dang thi theo đúng định hướng và tầm nhìn của công ty.

Là công việc ở vị trí lãnh đạo
Là công việc ở vị trí lãnh đạo

Ngoài ra, các CMO sẽ phải xây dựng được tầm nhìn, mục tiêu hướng tới cho bộ phận marketing của mình, đảm bảo giá trị cho mỗi đội nhóm trong bộ phận, điều này chính là việc tạo nên một văn hóa làm việc trong chính bộ phận marketing. văn hóa làm việc năng động cùng những điều kiện thuận lợi thì hiệu quả cũng như năng suất làm việc sẽ có được những tín hiệu rất khả quan. 

CMO là người đứng đầu và có kinh nghiệm nhất, vì vậy, họ cũng sẽ là người định hướng và hướng dẫn các nhân viên của mình trong công việc. Thông qua đó, giúp nhân viên có thể phát huy được khả năng của bản thân, tạo ra các chiến lược Marketing mới mẻ hơn, hấp dẫn hơn. Thêm vào đó, họ có thể bồi dưỡng, đào tạo nên các thế hệ CMO tiếp theo nếu cần thiết.

2.2. Liên kết, hợp tác với các bộ phận khác

Dù là người đứng đầu của chuỗi các hoạt động Marketing, nhưng các CMO vẫn cần phải có sự liên kết, hợp tác với các bộ phận khác để có được hiệu quả làm việc tốt nhất.

Có nhiệm vụ cầu nối, liên kết với các bộ phận khác
Có nhiệm vụ cầu nối, liên kết với các bộ phận khác

Họ có thể cùng với bộ phận nghiên cứu thị trường đi sâu tìm hiểu về nhu cầu của khách hàng hiện nay, cũng như các xu hướng đang phát triển trong thời gian tới. Điều này nhằm mục đích điều hướng hoạt động marketing cũng như xây dựng được các kế hoạch, chiến lược phù hợp.

Việc làm nhân viên nghiên cứu thị trường

Thêm vào đó, CMO sẽ phải huy động bộ phận truyền thông đưa ra các kế hoạch truyền thông phù hợp, đúng mục đích, nhằm thúc đẩy việc kinh doanh được tốt hơn. thông qua đó, bộ phận kinh doanh cũng có thể có được nhưng kế hoạch phù hợp để phát triển và tạo được các kết quả tốt nhất. Điều này cho thấy việc liên kết, hợp tác và phối hợp giữa các bộ phận với nhau rất quan trọng. Và chính CMO là sợi dây liên kết thông qua việc chịu trách nhiệm giám sát và chỉ đạo thực hiện các hoạt động marketing trong công ty.

Bên cạnh đó, Giám đốc Marketing sẽ kết hợp với bộ phận phân tích để đánh giá kết quả, hiệu quả của các chiến lược Marketing. Thông qua việc đánh giá là đề ra các giải pháp cần thiết để cải thiện tình hình cũng như nâng cao hiệu quả của chiến dịch Marketing để tạo sự ảnh hưởng mạnh mẽ hon.

2.3. Trực tiếp xây dựng và ra chiến lược Marketing phù hợp với mục tiêu tổng thể của công ty

Xây dựng, đề ra và thực hiện các kế hoạch, chiến lược
Xây dựng, đề ra và thực hiện các kế hoạch, chiến lược

Ở vị trí cấp trên, đặc biệt khi là Giám đốc, vì thế, việc xây dựng và đưa ra các chiến lược là công việc tối thiểu bắt buộc đối với các CMO. Họ sẽ là người dựa trên các mục tiêu chung của công ty để đề ra các chiến lược Marketing phù hợp và sẽ xuyên suốt trong quá trình thực hiện dự án đó. 

Và việc của các nhân viên là sẽ dựa vào đó, xây dựng từng bước để thực hiện chiến dịch lớn của các CMO và các giám đốc Marketing sẽ phải chịu trách nhiệm xem xét và duyệt các đề án của nhân viên mỗi đội nhóm đó. 

Nhìn chung, CMO sẽ đóng vai là người khởi xướng các chiến dịch và xây dựng kế hoạch marketing tổng thể. Và yêu cầu các nhân viên phải xây dựng các cách để thúc đẩy và thực hiện được cái mục tiêu to đó. 

Hơn hết, là người có hiểu biết, tầm nhìn và kinh nghiệm thương trường nên các CMO sẽ có trách nhiệm phải đưa ra các chiến lược mang tính khả thi và đạt được hiệu quả nhất định cũng như phù hợp được với xu hướng hiện tại. Chỉ có như vậy thì các chiến dịch của nhân viên mới có thể ễ dàng tạo được những hiệu ứng tích cực.

Việc làm Truyền thông

2.4. Chịu trách nhiệm xây dựng, quản trị và duy trì thương hiệu công ty

Có trách nhiệm trong việc xây dựng thương hiệu
Có trách nhiệm trong việc xây dựng thương hiệu

Xây dựng thương hiệu và duy trì nó luôn là vấn đề quan trọng đối với mỗi công ty, doanh nghiệp hiện nay. Việc hoạt động kinh doanh có tích cực hay không sẽ phụ thuộc khá lớn vào thương hiệu, bởi những thương hiệu uy tín sẽ luôn là sự lựa chọn hàng đầu của người tiêu dùng. 

Một CMO sẽ cần phải hiểu rõ về lĩnh vực cũng như sản phẩm của công ty mình, do đó họ sẽ phải xây dựng những sự khác biệt của mình so với những đối thủ cạnh tranh dựa trên sự sáng tạo và sự hiểu biết của mình. Nắm trong tay các kế hoạch Marketing online và offline, các giám đốc Marketing cần phải biết vận dụng và sử dụng hợp lý để có thể nâng cao vị thế sản phẩm cũng như đạt được hiệu quả doanh thu tốt nhất.

Trong thời buổi hiện tại, các Giám đốc Marketing chính là những người chịu trách nhiệm quan trọng đối với việc bảo vệ và phát triển hình ảnh, thương hiệu của công ty. bởi nếu không có thương hiệu, tức là không có được niềm tin của khách hàng. Khi đó, việc tổn thất sẽ diễn ra rất nhanh chóng với công ty đó. Qua đây, ta cũng có thể thấy được vai trò quan trọng của Giám đốc Marketing trong công ty ở thời buổi ngày nay.

Việc làm giám đốc thương hiệu

2.5. Đánh giá, phân tích thị trường và khách hàng

Nghiên cứu, tìm hiểu nhu cầu của khách hàng
Nghiên cứu, tìm hiểu nhu cầu của khách hàng

Đây là công việc bắt buộc đối với vị trí CMO. Bởi quá trình đánh giá, phân tích thị trường và tâm lý khách hàng sẽ giúp các giám đốc Marketing biết được nhu cầu của khách ra sao, xu hướng của thị trường vận động như thế nào. Thông qua đó, việc xây dựng kế hoạch, chiến lược marketing sẽ phù hợp hơn, dễ dàng hơn và khả năng tạo được sự ảnh hưởng tốt hơn.

Bên cạnh đó, cũng thông qua quá trình này các CMO có thể đưa ra các giải pháp, cách khắc phục kịp thời để tối ưu được chiến dịch marketing một cách tốt nhất.

Ngoài ra, với kiến thức, tầm nhìn và khả năng của mình, các CMO sẽ đưa ra các kế hoạch trong việc xây dựng các trang web thương mại điện tử nhằm thúc đẩy cho việc bán hàng thuận tiện hơn cũng như khẳng định vị thế tại thị trường thương mại truyền thống.

Việc làm chuyên viên seo

2.6. Thực hiện công việc kết nối các mối quan hệ

Tạo các mối quan hệ
Tạo các mối quan hệ

Tạo mối quan hệ, duy trì và liên kết là công việc hết sức quan trọng trong thời buổi ngày nay. Bởi mối quan hệ chính là yếu tố giúp cho việc thực hiện các kế hoạch, chiến dịch của CMO trở nên dễ hơn rát nhiều. 

Họ tạo dựng các mối quan hệ và nhờ vào đó để phát triển các kênh phân phối sản phẩm của mình. Mời người nổi tiếng trở thành đại sứ thương hiệu, tạo quan hệ với những người có sự ảnh hưởng,...nhờ đó mà việc tiếp cận khách hàng của sản phẩm trở nên tốt hơn và có sức ảnh hưởng hơn. 

Với việc tạo quan hệ như vậy các CMO cũng xây dựng dược một mạng lưới đối tác tiềm năng cho công ty và việc xúc tiến sản phẩm cũng sẽ thông thuận hơn rất nhiều.

Trên đây là những công việc cụ thể của một Giám đốc Marketing hiện nay. Có thể nhận thấy khối lượng và số lượng công việc của các CMO khá nhiều và không hê đơn giản. Ngoài những công việc này thì các Giám đốc marketing sẽ thực hiện một vài công việc khác theo sự chỉ đạo của ban lãnh đạo công ty trong khả năng của mình.

Xem thêm: Việc làm giám đốc marketing tại đây!

3. Quyền lợi và mức ưu đãi có được của Giám đốc Marketing

Quyền lợi và đãi ngộ với CMO
Quyền lợi và đãi ngộ với CMO

Điều phải nhắc đến đầu tiên trong vấn đề này chính là mức thu nhập của các CMO hiện nay. Với vị trí, chức vụ và công việc của mình thì mức lương 8 con số trở nên quá đơn giản với giám đốc marketing. 

Thông thường, mức lương trung bình của một CMO sẽ là 35 triệu đồng. Mức thu nhập này sẽ còn phụ thuộc vào tính chất, quy mô của công ty, doanh nghiệp cũng như khả năng, kinh nghiệm và các kết quả mà bạn đem lại cho công ty. Nếu tính khoảng lương phổ biến thì vị trí này sẽ có mức thu nhập trong khoảng từ 23 - 62 triệu đồng. Quả là một con số hấp dẫn.

Bên cạnh việc có mức thu nhập trong mơ thì các đãi ngộ với vị trí Giám đốc cũng khá cao. Ngoài việc hưởng các chế độ theo quy định thì vị trí Giám đốc Marketing sẽ có văn phòng riêng cùng những công cụ, thiết bị máy tính hiện đại, thông minh, phục vụ cho quá trình làm việc. Thậm chí là có xe đưa đón riêng, có thư ký riêng,.... Thêm vào đó là những chính sách ưu đãi đặc biệt dành cho các vị trí giám đốc tại các công ty, doanh nghiệp.

Việc làm digital marketing manager

4. Những thách thức, cạm bẫy và vinh quang của Giám đốc Marketing

Là lĩnh vực đầy cơ hội nhưng cũng nhiều thách thức
Là lĩnh vực đầy cơ hội nhưng cũng nhiều thách thức

Marketing được coi là một lĩnh vực khó nắm bắt, trong nó vừa tồn tại những cơ hội mang người ta đạt đến đỉnh cao danh vọng nhưng cũng gây ra các thách thức không hề nhỏ với những người đam mê với lĩnh vực này. Các Giám đốc Marketing có thể đạt tới được vị trí này chứng tỏ họ là những người có đam mê, óc sáng tạo và đặc biệt là một ý chí vươn lên không hề bỏ cuộc. Để đạt được thành công, đôi khi việc đánh đổi mồ hôi, công sức, thời gian là điều khó tránh khỏi. 

Với mỗi Giám đốc Marketing, thì việc nghĩ ra các chiến lược, kế hoạch quảng bá sản phẩm hay ho là lúc như họ đã cho ra đời một đứa con tinh thần đem lại những thành tựu cho bản thân mình. Họ cống hiến hết mình và vượt qua mọi khó khăn, căng thẳng cũng như thủ đoạn để có thể vượt lên và đạt đến thành công như ngày hôm nay.

Tuy nhiên, Giám đốc Marketing cũng là vị trí công việc dễ dàng sa vào cạm bẫy ngành nghề nhất. Bởi đây là vị trí khá quan trọng, sẽ có rất nhiều cám dỗ về tiền bạc, vật chất, quyền lực,... đến với họ. Vì vậy, Giám đốc Marketing cần có bản lĩnh tư tưởng vững vàng, lối sống lành mạnh, chính trực đề nghề Giám đốc Marketing có thể tồn tại “trong sạch” như mục đích của nó.

Nếu bạn muốn ứng tuyển vào vị trí hấp dẫn này thì hoàn toàn có thể thử với Timviec365.vn. Đây là một trang thông tin cung cấp về việc làm cũng như thông tin tuyển dụng dành cho các ứng viên và nhà tuyển dụng rất hữu ích hiện nay. 

Việc làm

Mong rằng bài viết đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về công việc của Giám đốc Marketing cũng như đã mô tả công việc Giám đốc marketing một cách đầy đủ gửi tới các bạn độc giả.

Tìm việc làm nhanh

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết thành công trong công việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Câu chuyện nghề nghiệp-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Tài liệu gia sư-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Danh mục văn thư lưu trữ-Tài Sản Doanh Nghiệp-KPI Năng Lực-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Chuyển văn bản thành giọng nói-Giới Thiệu App Phiên Dịch-Quản Lý Kênh Phân Phối-Đánh giá nhân viên-Quản lý ngành xây dựng-Hóa đơn doanh nghiệp-Quản Lý Vận Tải-Kinh nghiệm Quản lý mua hàng-Danh thiếp cá nhân-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý