Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Mô tả công việc nhân viên buồng phòng - Cơ hội việc làm hấp dẫn

Tác giả: Vũ Bích Phượng

Lần cập nhật gần nhất: ngày 29 tháng 06 năm 2024

Theo dõi timviec365 tại google new

Trong các khách sạn, vị trí việc làm buồng phòng khá đông nhân lực. Mặc dù đây là một vị trí thấp nhưng lại vô cùng quan trọng, đảm đương các công tác hậu cần và vệ sinh nhằm giữ gìn hình ảnh đẹp cho khách sạn. Vậy thì mô tả công việc chi tiết của nhân viên buồng phòng là gì? Cùng Bích Phượng khám phá bài viết dưới đây để hiểu rõ nhé. 

1. Khái quát về vị trí việc làm nhân viên buồng phòng

Dựa vào thuật ngữ buồng phòng, có thể thấy rõ đây là công việc phụ trách mảng buồng phòng cho khách sạn. Hiểu đơn giản thì nhân viên buồng phòng chính là vị trí đảm đương công tác vệ sinh tại các căn phòng và hành lang của khách sạn, đảm bảo giữ gìn sự sạch sẽ, ngắn nắp, gọn gàng mọi thứ trong các khu vực này. Như vậy, trong tất cả, bộ phận buồng phòng có nhiệm vụ giữ gìn hình ảnh chỉn chu, sạch đẹp cho khách sạn.

Tìm hiểu vị trí nhân viên buồng phòng
Tìm hiểu vị trí nhân viên buồng phòng 

Với sự phát triển của các loại hình nghỉ dưỡng, vị trí nhân viên buồng phòng không chỉ xuất hiện trong khách sạn mà nó còn là bộ phận không thể vắng mặt ở hầu hết mọi khu nghỉ dưỡng, resort hay nhà nghỉ. Dù làm việc ở đâu, người nhân viên buồng phòng cũng sẽ phụ trách thực hiện những nhiệm vụ cơ bản mà bản mô tả công việc nhân viên buồng phòng Phượng chia sẻ dưới đây sẽ cho bạn nắm được rõ. 

Xem thêm: Việc làm nhân viên dọn phòng khách sạn tại đây!

2. Mô tả công việc nhân viên buồng phòng chi tiết nhất

Xoay quanh việc gìn giữ vệ sinh cho phòng nghỉ tại các khách sạn, nhà nghỉ,... tưởng chừng như việc làm nhân viên buồng phòng đơn giản lắm, nhưng không phải vậy. Có những nhiệm vụ đòi hỏi bạn phải thật kỹ tính và cẩn thận mới có thể hoàn thành tốt. Vậy nên để hiểu biết và có sự chuẩn bị tốt nhất cho công cuộc ứng tuyển việc làm vị trí buồng phòng sắp tới, đừng tiếc rẻ một chút thời gian đọc bài viết này để có thêm kiến thức quan trọng giúp bạn tìm việc làm dễ dàng hơn. 

2.1. Nhân viên buồng phòng làm vệ sinh các phòng dành cho khách

Ngay từ đầu ca làm việc, người nhân viên buồng phòng sẽ nhận từ người giám sát ca hoặc từ người thư ký buồng phòng danh sách các phòng khách sạn cần phải làm vệ sinh kèm theo chìa khóa của các căn phòng. Ngay sau đó, nhân viên buồng phòng cần vào trong kho chứa của khách sạn để chuẩn bị đầy đủ mọi dụng cụ, vật dụng trang thiết bị cần thiết phục vụ cho công tác vệ sinh các phòng. 

Mô tả công việc nhân viên buồng phòng chi tiết
Mô tả công việc nhân viên buồng phòng chi tiết 

Trong quá trình bắt tay vào làm công việc này, người lao động buồng phòng phải đáp ứng mọi tiêu chuẩn về vấn đề vệ sinh của khách sạn. Mỗi loai phòng sẽ có quy định dọn dẹp vệ sinh riêng, phòng trống bẩn khác quy định với phòng trống sạch, phòng khách đang ở dọn vệ sinh theo tiêu chuẩn khác, phòng Vip có chế độ dọn vệ sinh kiểu khác. Vậy cho nên nhân viên buồng phòng cần chú ý thuộc lòng các quy tắc đó để đảm bảo mọi tiêu chuẩn được đáp ứng và giúp công việc đạt được hiệu quả như mong muốn.

Việc làm nhân viên buồng phòng 

Họ được yêu cầu về sự trung thực trong công việc rất cao bởi lẽ phòng nghỉ khách sạn là nơi có sự ra vào của nhiều người. Đôi khi khách thuê phòng vì lý do nào đó mà không soát hết mọi đồ dùng cá nhân trước khi rời khỏi phòng cho nên vô tình bỏ quên món đồ nào đó lại. Lúc ấy, người có khả năng tìm thấy những đồ vật đó đầu tiên chính là nhân viên buồng phòng. Vậy nên, trong quá trình làm việc, nhân viên buồng phòng nếu có phát hiện đồ khách bỏ quên lại thì cần tiến hành nghiêm túc quy định về việc xử lý đồ thất lạc mà khách sạn đặt ra để đảm bảo sự uy tín cho khách sạn và có thể trao trả lại đồ cho khách dễ dàng hơn. 

Nhân viên buồng làm công việc gì?
Nhân viên buồng làm công việc gì?

Đối với công tác dọn vệ sinh định kỳ tại các căn phòng khách đang ở, nhân viên không được phép tự ý động vào đồ dùng của khách. Chỉ lau dọn sàn nhà, đổ rác, thay ga gối chăn màn, khăn tắm và các dụng cụ vệ sinh cá nhân theo đúng quy định trong dịch vụ phục vụ của khách sạn.

Ngoài ra, nhân viên làm vệ sinh buồng phòng còn có trách nhiệm cung cấp mọi thông tin dịch vụ có ở khách sạn, các thông tin về du lịch trong khu vực nếu như được khách hàng hỏi.

Sau khi làm xong công việc thì sẽ bàn giao lại chìa khóa và báo cáo công việc cho thư ký buồng phòng hoặc người giám sát ca.

Việc làm nhân viên dọn phòng nhà nghỉ

2.2. Kiểm tra kỹ các phòng check - out

Ngay trong thời gian khách hàng làm thủ tục trả phòng với người lễ tân thì nhân viên buồng phòng sẽ phải nhanh chóng kiểm tra lại phòng đó để nắm bắt tình trạng của các trang thiết bị có trong phòng, đảm bảo không có bất cứ hư hỏng nào do khách gây ra. Sau khi check xong, họ cần cung cấp đầy đủ và trung thực các thông tin vừa kiểm tra được cho bộ phận lễ tân để tiếp tục xử lý công tác check - out phòng cho khách.

Tham khảo: Làm thế nào để tra cứu lương khách sạn hiện nay?

2.3. Xử lý linh hoạt tất cả mọi tình huống phát sinh trong quá trình làm việc

Khách hàng có quyền "nhắn gửi" nhu cầu về vấn đề dọn dẹp vệ sinh phòng họ ở thông qua các biển thông báo treo ngay bên ngoài cửa, chẳng hạn như "Xin đừng làm phiền". Mặc dù không thể tự ý vào phòng khách đang ở để dọn dẹp khi nhận được biển báo này nhưng người nhân viên vẫn phải báo cáo ngay lại cho người quản lý ca để có những biện pháp xử lý trong các tình huống có thể xảy ra. Ví dụ như biển báo treo để quá lâu, người giám sát ca cần theo dõi nắm bắt cụ thể tình trạng đó và trực tiếp liên lạc với khách hàng. 

Bạn biết gì về nhiệm vụ của nhân viên buồng phòng?
Bạn biết gì về nhiệm vụ của nhân viên buồng phòng?

Vì không tránh khỏi những trường hợp rủi ro như khách hàng bị ốm, bị ngất,... trong phòng mà vẫn để treo biển thì sẽ không ai lường trước mức độ nguy hiểm có thể đến với khách, và từ đó gây ra ảnh hưởng đến hình ảnh của khách sạn. Ngoài ra, nếu như trong quá trình dọn dẹp mà phát hiện ra khách hàng nào bị ốm, bị thương,... thì họ sẽ phải báo cáo lại ngay lập tức cho người giám sát để có biện pháp gọi nhân viên y tế hỗ trợ, có thể đưa khách tới bệnh viện nếu tình huống cần thiết cũng như có thể bày tỏ thành ý quan tâm của khách sạn. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp hình thành tác phong chuyên nghiệp. 

Bên cạnh đó, nhân viên buồng phòng sẽ phát huy tinh thần nhiệt tình trong công việc để hỗ trợ khách tìm kiếm đồ vật khi bị thất lạc, đồ bị mất trộm,... Sự hỗ trợ này có thể giúp cho khách hàng nhanh chóng tìm thấy đồ đạc mà lại tạo thêm uy tín và phong cách phục vụ chuyên nghiệp cho khách sạn.

Việc làm giám sát buồng phòng

2.4. Đảm đương nhu cầu giặt là của khách hàng

Khi khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ nhận là thì người nhân viên buồng phòng sẽ nắm rõ điều đó và sẽ tiến hành đến thu gom và mang để của khách đi giặt là theo đúng khung giờ mà khách sạn quy định. Trong quá trình thu gom đồ cần giặt, nhân viên buồng phòng sẽ kiểm tra lại thật kỹ các vật dụng khách bỏ quên trong quần áo như giấy tờ, tiền bạc,... và xác nhận với khách, sau đó ghi chép lại mọi thông tin chi tiết về đồ đem đi giặt vào phiếu giặt là, trong đó, đặc biệt ghi những yêu cầu cụ thể mà khách lưu ý cho đồ dùng. 

Sau đó, nhân viên buồng phòng cũng sẽ thực hiện đúng quy trình giao đồ cho khách hàng. Đến giờ hẹn nhận đồ thì nhân viên buồng sẽ đến và nhận lại đồ đã được giặt và xử lý mới để đem giao trả cho khách hàng. Lưu ý là giao đầy đủ và đúng đồ cho khách. Phiếu giặt là sẽ được giao lại cho bộ phận thư ký, lễ tân để làm căn cứ tính vào chi phí dịch vụ của khách khi làm thủ tục trả phòng.

2.5. Một số nhiệm vụ khác của nhân viên buồng phòng

Nhân viên buồng phòng làm công việc gì bạn có biết?
Nhân viên buồng phòng làm công việc gì bạn có biết?

Không dừng lại ở 4 nhiệm vụ trên, nhân viên buồng phòng còn đảm đương những công việc khác, làm cho bản mô tả công việc của họ thêm phần "dài dằng dặc". Vậy đó là những nhiệm vụ nào?

- Ở cuối ca làm, nhân viên bộ phận này sẽ tiến hành vệ sinh sạch sẽ các dụng cụ và trang thiết bị đã sử dụng trong quá trình làm việc và tiến hành bảo quản chúng đúng cách, đặt về đúng nơi quy định.

- Cùng với bộ phận hành lý, lễ tân để trợ khách hàng nếu như khách có nhu cầu chuyển sang phòng khác.

- Đảm bảo tốt mọi yếu tố về an toàn - an ninh trong khách sạn, đặc biệt là trong từng buồng phòng

- Chủ động đưa ra các đề xuất cho giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng dịch vụ và hiệu suất trong công việc tại những cuộc họp của khách sạn. 

- Tham gia vào các buổi đào tạo kỹ năng và trau dồi thêm kiến thức nghiệp vụ

Như vậy, đã quá rõ ràng về các nhiệm vụ việc làm mà một người nhân viên buồng phòng phải thực hiện. Qua bản mô tả công việc nhân viên buồng phòng khá chi tiết trên đây, hầu như Phượng nhận thấy một điều, công việc không đòi hỏi ở người thực hiện phải đáp ứng yêu cầu quá cao về mặt kiến thức, trình độ chuyên môn mà thay vào đó, có những đòi hỏi khá lớn ở mặt kỹ năng nghiệp vụ. Tìm hiểu những thông tin bên dưới đây để nắm rõ hơn những yêu cầu cơ bản thường được nêu ra trong mô tả việc làm nhân viên buồng phòng.

Việc làm Khách sạn - Nhà hàng tại Hồ Chí Minh

3. Yêu cầu dành cho vị trí nhân viên buồng phòng

Nhân viên buồng phòng cần có một sức khỏe tốt để có thể đáp ứng những lịch làm việc căng thẳng, nhất là vào mùa cao điểm của du lịch sẽ cần họ xử lý khối lượng công việc nhiều hơn. Thêm vào đó, các xe đẩy dụng cụ vệ sinh cũng khá nặng nên nếu như không có sức khỏe sẽ không thể làm công việc này thường xuyên được. 

Tiếp theo, họ còn phải phát huy cao độ tính cách làm việc tỉ mỉ, chăm chỉ và cẩn thận. Đây chính là yếu tố quan trọng mà người nhân viên buồng phòng phải đảm bảo được trong công việc vì nhiệm vụ chính của họ là phải mang tới cho khách hàng một căn phòng thoải mái, sách sẽ. Nếu như không tỉ mỉ và chăm chỉ sẽ không thể làm tốt điều đó.

Yêu cầu công việc của nhân viên buồng phòng
Yêu cầu công việc của nhân viên buồng phòng

Giao tiếp tốt là một tiêu chí quan  trọng không kém phần để làm căn cứ cho các nhà tuyển dụng xét tuyển. Bạn biết đấy, bộ phận buồng phòng không phải là người sẽ giao tiếp với khách hàng nhiều nhất thế nhưng đôi khi họ cũng sẽ phải trả lời một số câu hỏi của khách. Vậy nên để giữ gìn hình ảnh chuyên nghiệp cho khách sạn, người nhân viên buồng phòng vẫn phải thể hiện được trình độ ăn nói ở mức khiến khách hàng hài lòng. 

Nếu như bạn muốn chiếm trọn cảm tình của nhà tuyển dụng, đừng quên thể hiện cho họ thấy nét tính cách đẹp này của mình. Đó là sự thật thà, trung thực. Là đối tượng có khả năng nhiều nhất trong việc tiếp xúc với đồ đạc của khách, nếu thiếu đi tính cách trung thực thì sẽ dễ gây ra những ảnh hưởng cho hình ảnh thương hiệu và sự chuyên nghiệp trong dịch vụ của khách sạn. 

Việc làm Khách sạn - Nhà hàng tại Hà Nội​

4. Mức lương cơ bản của nhân viên buồng phòng là bao nhiêu?

Ở đầu bài viết, Phượng có khẳng định vị trí nhân viên buồng phòng không phải là vị trí cấp cao trong khách sạn, nhà nghỉ tuy nhiên nó lại đóng vai trò vô cùng quan trọng. Vậy thì với sự quan trọng ấy, người nhân viên buồng phòng được chi trả cho một mức lương như thế nào?

Mức lương cơ bản của nhân viên buồng phòng
Mức lương cơ bản của nhân viên buồng phòng

Theo sự tổng hợp từ timviec365.vn thì mức lương cơ bản dành cho vị trí này sẽ rơi vào khoảng 5 đến 6 triệu đồng mỗi tháng. Ngoài khoản thu nhập này, nhân viên buồng phòng đôi khi còn được nhận thêm cả khoản phí dịch vụ, nếu làm tốt còn được khách hàng "hào phóng" tip thêm. Đến cuối tháng, cộng tổng lại thì họ cũng có được một mức lương vô cùng hấp dẫn đấy nhé.

Cần tìm việc làm

Như vậy, với những thông tin này, Phượng mong rằng bạn đã nắm được cơ bản về mô tả công việc nhân viên buồng phòng. Bạn có thể tìm kiếm mẫu mô tả công việc tương tự bên dưới tại timviec365.vn và ứng tuyển việc làm vị trí này ngay tại website vì cơ hội thành công sẽ cao hơn. 

MÔ TẢ CÔNG VIỆC NHÂN VIÊN BUỒNG PHÒNG.docx

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Tài Sản Doanh Nghiệp-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Đánh giá nhân viên-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý
;