
Tạo CV online có ngay việc làm mơ ước
[3500+] mẫu CV "tuyệt đẹp", chỉnh sửa dễ dàng trong 3 phút
Trang việc làm ứng dụng sâu AI
Tạo cv – tìm việc làm
Mã QR đăng nhập App
Tác giả: Nguyễn Thị Thanh Hoa
Quản đốc là vị trí không thể thiếu cho các doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng hóa, đóng vai trò quản lý sản xuất và con người. Vậy bạn có biết chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của quản đốc xưởng là gì? Hãy tìm hiểu điều này cùng timviec365.vn
Quản đốc là tên gọi chung của quản đốc xưởng hay quản đốc sản xuất, là người có vai trò quan trọng trong việc kết nối các ban lãnh đạo và nhân công trực tiếp tạo ra sản phẩm. Cũng là người có chức năng, chịu trách nhiệm và quyền hạn đảm bảo cho mọi hoạt động trong xưởng diễn ra suôn sẻ và hiệu quả nhât.
Thuộc bộ phận quản lý, quản đốc sẽ phải thực hiện các công việc bao gồm quản lý con người, máy móc, môi trường, chất lượng sản phẩm, quản lý – xử lý đơn hàng, giải quyết vấn đề phát sinh,… đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ theo kế hoạch, quy trình công nghệ được giao.
Quản đốc xưởng là người trực tiếp liên kết với các ban giám đốc sản xuất, giám đốc công ty và các phòng ban chuyên môn khác để báo cáo công việc cũng như hỗ trợ điều hành, quản lý các hoạt động sản xuất, đặc biệt chịu trách nhiệm chính các công việc trong xưởng, bào gồm máy móc và thiết bị.
Quản đốc là vị trí không thể thiếu đối với doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp vừa và nhỏ, , luôn phải sản xuất một lượng hàng lớn cho khách hàng trong nước và nước ngoài, Việc cân bằng các hoạt động sẽ giúp doanh nghiệp cân đối được khả năng sản xuất và cung cấp hàng hóa kịp thời cho đối tác. Vậy cụ thể quản đốc sẽ làm những công việc gì. Phần dưới đây sẽ là lý giải toàn bộ cho những thắc mắc đó, cùng theo dõi nhé?
Xem thêm: Lương quản đốc có cao không?
Trước mỗi hoạt động sản xuất, các quản đốc xưởng phải có một bản kế hoạch dự thảo về các hoạt động sẽ diễn ra trong ngày, trong tuần hay tháng. Bản kế hoạch về cơ bản bao gồm những khâu sản xuất nào, thời gian ra sao và nguồn lực, chi phí bao nhiêu. Điều này giúp quản đốc sắp xếp được công việc hợp lý và tối ưu được các chi phí, nguồn lực cho hoạt động sản xuất.
Việc lên danh sách các hoạt động trong xưởng cũng giúp quản đốc không bị bỏ sót công đoạn nào và sử dụng mọi nguồn lực một cách triệt để, không lãng phí. Đảm bảo đúng tiến độ, và kịp thời giải quyết các tình huống phát sinh.
Quản đốc là người trực tiếp tạo ra tiêu chí về chất lượng sản phẩm, quản lý nguyên liệu đầu vào, nguyên liệu trong quá trình sản xuất cho tới sản phẩm hoàn thành. Phải đúng chất lượng, đủ số lượng và theo dõi sát xao tiến độ đảm bảo mọi hoạt động diễn ra thuận tiện nhất .
Để quá trình sản xuất diễn ra trơn tru, nguyên vật liệu máy móc trang thiết bị là yếu tố rất quan trọng quyết định đến hiệu suất công việc và chất lượng sản phẩm. Vì vậy, quản đốc sẽ phải chịu trách nhiệm đảm bảo đầy đủ số nguyên liệu cần dùng và chất lượng nguyên vật liệu đầu vào để thảnh phẩm sản xuất ra đạt tiêu chuẩn và chỉ tiêu theo quy định.
Bên cạnh đó, quản đốc sẽ là người đảm bảo máy móc vận hành một cách tốt nhất. Luôn có kế hoạch kiểm tra định kì và mọi thiết bị phải hoạt động tốt, chú trọng đến khả năng hoạt động của thiết bị trong một ngày, tránh hoạt động quá nhiều gây hỏng hóc, cháy nổ.
Công nghệ kỹ thuật đang ngày càng phát triển, việc cập nhập công nghệ mới là điều hết sức cần thiết. Một quản đốc xưởng luôn là người nhanh nhạy và học hỏi hỏi những cái mới, với mục tiêu tăng năng suất công việc cũng như lợi thế cạnh tranh trên thị trường cạnh tranh khốc liệt này.
Trong quá trình sản xuất, quản đốc không được sao nhãng, bỏ qua bất cứ khâu nào. Vì hoạt động mỗi khâu liên quan chặt với nhau, nếu có xảy ra sai sót bất cứ công đoạn nào, việc tìm ra lỗi và sửa chữa rất mất thời gian và tốn chi phí. VÌ vậy, việc thường xuyên kiểm soát các tổ của xưởng sản xuất là điều vô cùng quan trọng.
Quản đốc sẽ thường xuyên xuống xưởng và kiểm tra các nguyên vật liệu, máy móc, nhân công và chất lượng sản phẩm. Đốc thúc nhân công làm việc, phải hoàn thành đúng chỉ tiêu và mục tiêu mà ban lãnh đạo đưa xuống.
Quản đốc là người trực tiếp nhận nhiệm vụ từ cấp trên và thực hiện phân chia các công việc cụ thể cho từng bộ phận hay nhân viên. Họ cũng cần phải hướng dẫn công nhân nhà máy, phân xưởng thực hiện các công việc thật đảm bảo, thật nhanh nhưng vẫn đạt chất lượng theo yêu cầu, đúng quy trình sản xuất cũng như các quy định về vệ sinh, an toàn lao động
Quy trình sản xuất liên quan tới rất nhiều bộ phận, phòng ban khác. Vì vậy quản đốc cần có sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng, đưa ra những ý kiến đóng góp cải thiện tình hình sản xuất, cũng như ghi nhận những đánh giá của các phòng ban khác để cải thiện các vấn đề gặp phải trong xưởng.
Quản đốc có rất nhiều vai trò trong hoạt động kinh doanh của công ty, nhưng không bao gồm tất cả các công việc, vì vậy sẽ có những hạn chế nhất định về kiến thức cũng như chuyên môn trong một vấn đề nào đó. Điều này sẽ cản trở họ nhiều trong quá trình theo dõi, vì vậy có lỗi xảy ra, quản đốc cần chủ động tham mưu các phòng ban chuyên môn như phòng kỹ thuật, phòng marketing… đảm bảo mọi hoạt động sản xuất diễn ra hiệu quả nhất.
Bên cách những trách nhiệm mà một người quản đốc phải thực hiện, thì vị trí này cũng có rất nhiều quyền hạn khác. Cụ thể:
- Có quyền bổ nhiệm hoặc bãi nhiệm cán bộ quản lý từ Tổ trưởng, Nhóm trưởng bộ phận trở xuống do mình quản lý
- Có quyền phê duyệt các đề xuất tăng, giảm bậc tay nghề công nhân
- Có quyền phân công, giám sát và điều chuyển công việc của tất cả các công nhân trong xưởng
- Có quyền đánh giá, xét duyệt và đề xuất khen thưởng, kỷ luật đối với công nhân trong xưởng
- Có quyền phê chuẩn cho Tổ trưởng, Tổ phó được nghỉ từ 1 ngày trở xuống, công nhân được nghỉ từ 3 ngày trở xuống
- Có quyền sắp xếp, điều phối, bảo trì hoặc đề nghị thay mới các loại máy móc, thiết bị sản xuất của xưởng đảm bảo đáp ứng yêu cầu sản xuất và chất lượng sản xuất.
Vì quản đốc xưởng là người giám sát trực tiếp các nguồn lực trong sản xuất, nên việc xem xét, đánh giá thay mới bổ sung những nguồn lực này là điều cần thiết để hoạt động trong xưởng diễn ra nhanh và thuận lợi nhất
Quản đốc là người quản lý rất nhiều công việc cùng một lúc, vì vậy cần có khả năng sắp xếp, phân chia công việc và nguồn lực sao cho hiệu quả. Bao gồm: quản lý nhân lực (con người) - quản lý máy móc, thiết bị - quản lý vật tư, kho hàng - quản lý giá cả đầu vào - quản lý môi trường - quản lý chất lượng sản phẩm,…
Đảm bảo thực hiện quản lý sản xuất hiệu quả thông qua quản lý các đơn hàng: về chất lượng - thời gian giao hàng - năng lực sản xuất (của con người và máy móc) . Đồng thời, họ phải phân tích, đánh giá và phát hiện ra đâu là điểm yếu nhất của dây chuyền sản xuất và tìm hướng khắc phục.
Ngoài ra, quản đốc cần có mối quan hệ tốt đẹp với công nhân, công nhân với công nhân cũng góp phần rất lớn giúp môi trường làm việc thân thiện, hoạt động sản xuất trôi chảy,...
Khi thực hiện đơn hàng, quản đốc xưởng phải nắm rõ nhiệm vụ công, việc cụ thể của từng cá nhân/nhóm tại từng thời điểm, phân chia hợp lý, hiệu quả các nguồn lực gồm: nhân công, thiết bị, vật tư và các vật liệu phụ khác để thực hiện đơn hàng.
Muốn làm được điều này, người quản đốc phải có khả năng quan sát, đánh giá mọi người trong xưởng để xác định điểm mạnh của từng người và cá tính, mong muốn của họ thế nào để điều phối và phân công công việc phù hợp cho từng cá nhân, đảm bảo tất cả đều thể hiện được mặt năng lực tốt nhất của mình trong công việc
Một quản đốc xưởng giỏi là người luôn bình tĩnh tiếp nhận sự việc và tự tin giải quyết vấn đề, luôn trong tư thế sẵn sàng đưa ra các biện pháp khắc phục khó khăn khi xảy ra các sự cố bất ngờ như mất điện, thiếu nhân công, thiếu chủng loại vật tư,…; linh hoạt bổ sung biện pháp thay thế, đồng thời xác định thời gian cần thiết để khắc phục sự cố phát sinh, đảm bảo mọi vấn đề xảy ra đều không ảnh hưởng hoặc ảnh hưởng rất ít đến tiến độ và hiệu quả công việc.
Việc làm Sản xuất - Vận hành sản xuất tại Hà Nội
Để quản lý hiệu quả, một người quản đốc phải có rất nhiều kĩ năng và kiến thức về sản phẩm. Điều đó sẽ giúp bạn dễ dàng trong việc quản lý và nắm bắt vấn đề nhanh hơn.
Không chỉ học chuyên môn từ sách vở, học quản lý từ cấp trên, một quản đốc xưởng giỏi phải có chí cầu tiến, ham học hỏi, kể cả học từ chính công nhân cấp dưới của mình, học những gì liên quan đến công việc, con người, đối nhân xử thế,… để hoàn thiện bản thân, điều đó giúp ích rất nhiều trong việc quản lý con người, quản lý sản xuất.
Trên đây là bản mô tả công việc quản đốc chi tiết bạn có thể tham khảo. Hi vọng với những chia sẻ của timviec365.vn sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vị trí quản đốc , từ công việc cụ thể đến những kỹ năng cần thiết để thể hiện vai trò của một quản đốc giỏi, vừa có tầm và vừa có tâm.
Dưới đây là bản mô tả công việc quản đốc chi tiết. Bạn có thể tải về đê theo dõi và tìm hiểu công việc kỹ hơn.
Bài viết liên quan
Từ khóa liên quan
Chuyên mục
Chia sẻ
Bình luận