Tác giả: Nguyễn Thi Minh Ngọc
Lần cập nhật gần nhất: ngày 30 tháng 07 năm 2024
Nhiều người thường nhầm lẫn giữa hai khái niệm công chứng và chứng thực. Vậy thực chất công chứng là gì? Chứng thực là gì? Sự khác nhau giữa hai vấn đề này ra sao? Cùng tìm hiểu cách phân biệt công chức và chứng thực thông qua những yếu tố về khái niệm, bản chất và giá trị pháp lý trong bài viết dưới đây!
Công chứng được các tổ chức hành nghề công chứng thực hiện chứng nhận tính xác thực của thông tin mà người cần công chứng cung cấp có thể là một giao dịch dân sự hoặc văn bản hợp đồng mang tính hợp pháp và được công chứng viên chứng nhận theo quy định của Luật công chứng.
Các giao dịch hoặc văn bản giấy tờ (có thể bằng tiếng Việt hoặc dịch từ tiếng nước ngoài sang) được các công chứng viên xác nhận không trái với đạo đức xã hội, đồng thời đảm bảo tính chính xác và hợp pháp của thông tin do người cung cấp đưa ra.
Theo như pháp luật của Nhà nước thì chưa có khái niệm cụ thể về chứng thực nhưng ta có thể hiểu đó là khi các bên tham gia giao dịch sẽ được các cơ quan chức năng có thẩm quyền đứng ra làm chứng để đảm bảo tính hợp pháp, mức độ chính xác của thông tin và được tuân theo quy trình hợp lệ.
Dựa trên thông tin của bản chính để các cơ quan quan, tổ chức có chức năng thẩm quyền chứng thực bản sao đảm bảo chính xác theo quy định của Nghị định Chính Phủ điều 2 Nghị định số 23/2024.
Các cơ quan có thẩm quyền phải xác minh các thông tin về thời gian thực hiện, địa điểm ký kết hợp đồng và ý chí tự nguyện của các bên tham gia. Đồng thời, các bên phải có chữ ký xác nhận của cả hai phía.
Để có cái nhìn rõ hơn về hai khái niệm này thì cần phân biệt công chứng và chứng thực dựa trên những tiêu chí cụ thể đó là về thẩm quyền thực hiện, bản chất vấn đề và căn cứ vào cơ sở giá trị pháp lý.
Đối với việc công chứng sẽ được các văn phòng phong chứng đứng ra thực hiện hoặc các cơ quan có thẩm quyền và được trao quyền công chứng.
Việc xác nhận chứng thực sẽ được thực hiện bởi các cơ quan như ủy ban nhân dân phường, xã, huyện hoặc các công chứng viên đủ thẩm quyền. Tùy vào từng vấn đề mà người cần chứng thực cung cấp mà các loại giấy đề sẽ được chứng thực tại các cơ quan có thẩm quyền khác nhau, phụ trách giải quyết vấn đề đó.
Các công chứng viên khi công chứng bất kỳ giao dịch hoặc hợp đồng nào sẽ phải chịu trách nhiệm về tính hợp pháp đảm bảo sự chính xác mà bên cung cấp đưa ra nhằm hạn chế những rủi ro trong quá trình thực hiện. So về khía cạnh hiệu lực pháp lý thì công chứng cao hơn với chứng thực vì được kiểm duyệt và đối chiếu khắt khe hơn.
Còn chứng thực chỉ là các cơ quan có thẩm quyền đứng ra xác nhận về một sự việc mà không được đề cập trong nội dung cuộc giao dịch hoặc văn bản hợp đồng. Việc chứng thực sẽ chú trọng nhiều về hình thức của văn bản mà người cung cấp đưa ra xác nhận về độ chính xác dựa trên thỏa thuận của các bên liên quan.
Xem thêm: Văn phòng công chứng là gì?
Những văn bản hợp đồng hoặc giao dịch được công chứng sẽ có chữ ký và đóng dấu đỏ của tổ chức hành nghề công chứng và sẽ có hiệu lực về mặt pháp lý. Ngay sao khi được công chứng viên xác nhận thì các bên liên quan tham gia giao dịch hoặc nhắc đến trong hợp đồng sẽ có phải thực hiện theo đúng những gì văn bản đề ra.
Trong trường hợp một trong những bên liên quan không thực hiện đúng theo nghĩa vụ hoặc có ý phá bỏ hợp đồng thì bên còn lại được quyền yêu cầu pháp luật quy định và xử lý theo quyết định của Tòa án, nếu như hai bên có sự thỏa thuận khác trong vấn đề vi phạm hợp đồng thì có thể không cần trình lên để giải quyết.
Khi các văn bản được công chứng nghĩa là đã có giá trị pháp lý, đồng thời là chứng cứ để khi xảy ra những vấn đề tranh chấp thì các bên liên quan có thể dựa vào chi tiết hợp đồng để trình lên tòa án, tuy nhiên điều này không áp dụng với những trường hợp giao định bị vô hiệu hóa.
Đối với giá trị pháp lý của chứng thực thì khi nhận được xác nhận của các cơ quan có thẩm quyền đứng ra chứng minh về thời gian giao dịch và địa điểm ký kết hợp đồng giữa các bên liên quan thì sẽ có giá trị về năng lực hành vi dân sự, các giao dịch được ký kết dựa trên sự tự nguyện của đôi bên.
Trong trường hợp, người cần chứng thực giữa bản sao và bản chính thì cả 2 văn bản này có giá trị như nhau được sử dụng cho mục đích đối chiếu, nếu trong giao dịch hoặc hợp đồng có những quy định khác về pháp luật thì sẽ có hình thức chứng thực riêng về vấn đề đó.
Dựa trên xác nhận của những bên liên quan bằng chữ ký sẽ khiến cho văn bản chứng thực có giá trị pháp lý, đồng thời là căn cứ để xác định người tham gia phải có trách nhiệm đối với những thông tin được đề cập trong nội dung văn bản đó.
Xem thêm: Việc làm công chức - viên chức
Để xác định rõ những văn bản nào cần dùng để công chứng, văn bản nào cần chứng thực thì các bạn có thể dựa trên những nội dung sau đây:
- Công chứng sẽ được thực hiện trong những trường hợp bắt buộc theo quy định của pháp luật: tất cả những giao dịch cần phải sử dụng đến hợp đồng ảnh hưởng đến quyền lợi, quyền hạn của bên liên quan như hợp đồng mua bán nhà đất, bất động sản, thế chấp vay vốn, chuyển nhượng quyền sử dụng,...
Đặc biệt là những văn bản về quyền sử dụng tài sản hoặc thỏa thuận giao dịch giữa các doanh nghiệp, vấn đề hôn nhân gia đình thì đều phải được công công chứng đó là điều bắt buộc thì mới có hiệu lực về mặt pháp lý. Khi các văn bản quan trọng mà không có xác nhận của các cơ quan có thẩm quyền thì sẽ được coi là vô hiệu vì không có ràng buộc và can thiệp của pháp luật.
- Chứng thực sẽ được thực hiện đối với trường hợp xảy ra tranh chấp: các vấn đề liên quan đến tranh chấp tăng đột biến trong tất cả các lĩnh vực liên quan đến kinh tế - thương mại, dân sự. Khi các bên liên quan khó có thể giải quyết vấn đề tranh chấp vì thiếu chứng cứ xác thực thì cần có chứng thực từ bên thứ 3 có thẩm quyền. Chính sự chứng thực hoặc công chứng trong các hợp đồng giao dịch trong vấn đề dân sự ảnh hưởng đến quyền lợi cá nhân hoặc lợi ích thương mại sẽ khiến các chứng cứ của các bên liên quan có giá trị về pháp lý giúp vấn đề tranh chấp được giải quyết nhanh chóng hơn và giảm thiểu những thiệt hại gây ra.
Khi các văn bản được công chức, chứng thực thì đều có giá trị pháp lý để giúp cho người dân có sự yêu cầu sự can thiệp của pháp luật nhằm bảo vệ lợi ích hợp pháp của chính mình, đặc biệt là những giao dịch liên quan đến tài sản cần phải rõ ràng và được đề cập trong hợp đồng có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền.
- Đối với một số loại hợp đồng cụ thể bắt buộc phải thực hiện công chứng, chứng thực theo quy trình được pháp luật quy định. Trong trường hợp không được các cơ quan có chức năng xác nhận thì hợp đồng giao dịch đó coi như vô nghĩa, đặc biệt là những giao dịch liên quan đến quyền sử dụng tài sản.
- Trong trường hợp xảy ra tranh chấp giữa các bên liên quan thì cần phải dựa trên những điều khoản của hợp động đã có chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền để đảm bảo nghĩa vụ và quyền lợi của mình trong các lĩnh vực về dân sự hay kinh tế thương mại. Khi được xác nhận theo quy định của Nhà nước thì giấy tờ sẽ có sự đảm bảo về mặt pháp lý là chứng cứ để tiến hành kiện tụng lên tòa án.
- So với những trao đổi bằng miệng hoặc được giao dịch qua văn bản không được công chứng thì sẽ không có hiệu lực pháp lý hoặc sẽ khó giải quyết nếu trình lên yêu cầu sự can thiệp của pháp luật vì không có chứng cứ xác thực, đáng tin cậy.
- Việc công chứng, chứng thực văn bản sẽ tạo nên hiệu lực pháp lý để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các bên liên quan, khi xảy ra những vấn đề tranh chấp thì có chứng cứ rõ ràng và các cơ quan chức năng sẽ dựa trên chứng thực đó để xử lý nhằm mục đích tạo sự ổn định và minh bạch trong các giao dịch.
Bên trên là những thông tin để phân biệt công chức và chứng thực mà bạn cần phải nắm được, để đảm bảo quyền lợi cá nhân cũng như thỏa thuận rõ ràng giữa các bên liên quan thì cần có những chứng từ mang tính pháp lý được thực hiện đúng theo quy định của pháp luật. Để tìm hiểu thêm về những thông tin liên quan đến luật pháp truy cập website timviec365.vn
Xem thêm: Những khó khăn trong nghề dịch thuật công chứng ít ai biết
Quyền lập pháp là gì?
Quyền lập pháp là một trong ba quyền lực quan trọng của nhà nước, tuy nhiên không phải ai cũng biết rõ về định nghĩa cũng như những vấn đề liên quan. Cùng tìm hiểu chi tiết về quyền lập pháp qua bài viết dưới đây của timviec365.vn
Về Timviec365
Dành cho ứng viên
Dành cho nhà tuyển dụng
Việc làm theo khu vực
Việc làm theo ngành nghề
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
App CV365
App JobChat365
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
Tải app để tìm việc siêu tốc Tạo CV đẹp với 365+ mẫu CV xin việc