
Tạo CV online có ngay việc làm mơ ước
[3500+] mẫu CV "tuyệt đẹp", chỉnh sửa dễ dàng trong 3 phút
Trang việc làm ứng dụng sâu AI
Tạo cv – tìm việc làm
Mã QR đăng nhập App NTD
Tác giả: Phương Anh Nguyễn
Bạn đã từng nghe đến công việc làm Phó Quản đốc chưa? Nếu chưa thì hãy cùng với Phương Anh đi tìm lời giải đá cho câu hỏi Phó Quản đốc là gì và công việc này có những đặc điểm gì nhé!
Với mỗi ngành nghề nào thì việc cần thiết đầu tiên chính là phải hiểu được công việc đó cũng như bản chất của nó ra sao. Với ngành nghề Phó quản đốc cũng vậy.
Phó quản đốc có tên tiếng anh là Deputy Manager. Đây là công việc thường được tuyển dụng trong các công xưởng hiện nay. Phó quản đốc sẽ chịu sự quản lý của Quản đốc và cấp trên, nhưng sẽ thay họ để quản lý, điều hành các công việc trong xưởng sản xuất theo sự phân công của quản đốc. Chủ động triển khai các hoạt động, dự án, tích cực thực hiện và chịu trách nhiệm về kết quả của những hoạt động đó với quản đốc.
Phó quản đốc là nhà quản lý cấp trung, có nhiệm vụ ra các quyết định quản lý trong tầm hạn quản trị của mình và triển khai thực hiện các quyết định từ cấp trên trực tiếp. Vị trí quản lý này yêu cầu người đảm nhận phải có các kỹ năng cần thiết của nhà quản trị, trong đó ba nhóm kỹ năng chính là kỹ năng kỹ thuật, kỹ năng tư duy chiến lược và kỹ năng quan hệ con người, cụ thể hơn, người giữ vị trí phó quản đốc cần biết cách giải quyết xung đột, biết cách phát biểu trước cuộc họp, biết cách giảng giải, giao tiếp với nhân viên...
- Phó Quản đốc sẽ là người chịu trách nhiệm quản lý điều hành các hoạt động sản xuất tại công ty, đồng thời cũng là người chịu trách nhiệm với những hoạt động đó. Bên cạnh đó là đảm bảo cho xưởng sản xuất theo đúng quy trình và tiến độ.
- Thực hiện việc tổ chức, phân công công việc với từng nhóm công nhân trong xưởng, đồng thời thực hiện việc chỉ đạo công nhân thực hiện theo đúng quy trình vệ sinh và đảm bảo an toàn, phòng chống cháy nổ,...
- Chịu trách nhiệm giám sát, phát hiện và có những xử lý kịp thời về vấn đề con người, máy móc bất ngờ xảy ra trong các ca làm việc. Qua đó, vẫn đảm bảo được tiến độ cũng như yêu cầu của công việc.
Có thể nói, Phó quản đốc là vị trí, công việc không thể thiếu đối với các công xưởng của các doanh nghiệp hiện nay. Bởi vị trí này sẽ thay Quản đốc trong việc quản lý công việc và con người trong xưởng. Có nhiệm vụ theo sát và luôn có sự sát sao trong công việc. Đồng thời đây cũng là vị trí quản lý có sự thấu hiểu. gần gũi đối với nhân viên nhất. Nhờ đó, có khả năng thúc đẩy tinh thần làm việc của họ, tạo một văn hóa doanh nghiệp tốt đồng thời làm tăng năng suất lao động lên rất nhiều.
Đối với Phó Quản đốc là người chịu trách nhiệm công việc phụ Quản đốc, nên cũng có những mục tiêu cụ thể trong công việc cho mình.
- Số lượng công việc, chất lượng, năng suất và tiến độ công việc đều được hoàn thành theo như kế hoạch đã đề ra.
- Quy trình vệ sinh an toàn thực phẩm phòng cháy chữa cháy được nhân viên và công nhân nghiêm túc thực hiện
- Những sự cố ở công xưởng như vấn đề về máy móc, thiết bị, nhân công khi xảy ra đều được phát hiện kịp thời và có cách giải quyết phù hợp ngay sau đó.
- Các nhân viên và công nhân trong công xưởng đều được hỗ trợ, giúp đỡ kịp thời, làm gắn kết mối quan hệ giữa các cấp trong công ty. Giúp họ có thể yên tâm làm việc và đạt được năng suất cao.
Phó Quản đốc xưởng sẽ có những nhiệm vụ của riêng mình.
- Thay mặt Quản đốc, chịu trách nhiệm mọi hoạt động trong xưởng sản xuất
- Chịu trách nhiệm thực hiện các kế hoạch sản xuất, đồng thời đảm bảo được năng suất và tiến độ làm việc
- Chịu trách nhiệm thực hiện hướng dẫn và giám sát toàn bộ công nhân trong xưởng thực hiện theo đúng quy trình, quy định, nội quy đã đặt ra của xưởng.
- Trực tiếp quản lý, toàn bộ máy móc, thiết bị vật tư thành phẩm, kho bãi và hàng hóa.
- Luôn sát sao, kiểm tra, và thúc đẩy công việc sản xuất đúng theo yêu cầu kế hoạch và theo đúng quy trình nhất định cũng như đảm bảo về số lượng và chất lượng.
- Chịu trách nhiệm giám sát, kiểm tra, phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp liên quan đến máy móc và thiết bị cũng như nguồn nhân lực trong xưởng sản xuất hiện nay.
- Đảm bảo tạo ra một môi trường làm việc chuyên nghiệp, an toàn lao động và vệ sinh cũng như phòng chống cháy nổ tại xưởng.
- Chịu trách nhiệm xây dựng và duy trì các mối quan hệ gắn kết giữa công nhân với nhau và công nhân với các cấp trên và các bộ phận khác nhằm tạo ra một mạng lưới đoàn kết và bền chặt hơn.
- Phối hợp với các bộ phận liên quan chịu trách nhiệm đào tạo, nâng cao tay nghề của công nhân cũng như kiểm tra định kỳ chất lượng của nguồn lao động trong xưởng.
- Tuân thủ, thực hiện các nhiệm vụ, công việc khác theo sự phân công của cấp trên.
Trên đây là những nhiệm vụ cơ bản của phó quản đốc trong các công xưởng sản xuất. Dựa trên tình hình thực tế, có thể thấy phó quản đốc sẽ người thay Quản đốc cũng như là một nhân viên của Quản đốc. Phó Quản đốc sẽ có những nhiệm vụ của mình gần tương tự như với Quản đốc. Tuy nhiên, nhiệm vụ của họ sẽ là thay mặt Quản đốc để điều hành, chịu trách nhiệm cũng như quản lý các vấn đề khi không có mặt của Quản đốc.
Nói cách khác, Phó Quản đốc được coi như một cánh tay phải đắc lực của Quản đốc. Cánh tay này chịu trách nhiệm làm các công việc quan trọng, chủ yếu trong hệ thống các nhiệm vụ của Quản đốc. Nhờ có Phó Quản đốc mà khối lượng công việc của Quản đốc có thể nhẹ nhàng hơn rất nhiều. Đặc biệt là khi có Phó Quản đốc, Quản đốc sẽ có thể dành nhiều thời gian hơn cho việc tìm tòi, đề xuất các ý kiến phát triển mới cho công xưởng. Hoặc cũng thông qua đó để cố gắng nâng cao được chất lượng làm việc của công nhân, từ đó tạo ra một môi trường làm việc tốt hơn, đạt năng suất cao hơn.
Làm việc trong doanh nghiệp sản xuất, chính vì vậy, người giữ vị trí Phó quản đốc phải hiểu rõ phương pháp quản lý công nghiệp và các quy trình hoạt động phân xưởng như quy trình mua sắm purchasing, quy trình dây chuyền sản xuất...
Một Phó Quản đốc ngoài những nhiệm vụ cơ bản sẽ có những công việc cụ thể của mình tại công xưởng.
Ở đây, các công việc cụ thể mà các Phó Quản đốc sẽ phải thực thi chính là:
- Hỗ trợ, tham mưu cho Quản đốc xưởng điều hành công xưởng, xây dựng kế hoạch sản xuất theo từng tháng, quý để trình lên cấp trên phê duyệt. Đồng thời, Phó Quản đốc sẽ chịu trách nhiệm thực hiện theo như kế hoạch đã được đề ra và thông qua.
- Giúp đỡ, hỗ trợ quản đốc thúc đẩy các nhóm sản xuất làm việc theo đúng tiến độ đã đề ra
- Giám sát, theo dõi các hoạt động sản xuất hàng ngày để từ đó có cơ sở đánh giá, phân tích chất lượng sản xuất
- Chịu trách nhiệm thông báo kịp thời cho Quản đốc những vấn đề phát sinh như máy móc, nhân lực, năng suất công việc,...
- Thực hiện, triển khai các công tác hoạt động tại xưởng dưới sự giám sát, quản lý của Quản đốc
- Có trách nhiệm trong việc quản lý nhân sự và dây chuyền sản xuất tại xưởng
- Thực hiện kiểm tra, kiểm soát các quy trình sản xuất cũng như năng suất và chất lượng hiệu quả công việc
- Xây dựng, hướng dẫn việc thực hiện các quy trình sản xuất đối với các nhân viên để tránh những sai sót không đáng có
- Thường xuyên kiểm tra máy móc, công cụ sản xuất chắc chắn đảm bảo rằng mọi thứ đang ổn định và đúng theo quy trình.
- Nhìn nhận, đánh giá những sự không phù hợp trong dây chuyền sản xuất nhằm tìm ra nguyên nhân và giải pháp khắc phục hậu quả.
Tìm việc làm quản đốc xưởng gỗ
- Có trách nhiệm hướng dẫn, phân công công việc cho các nhân viên trong xưởng
- Đào tạo, hướng dẫn các công nhân, nhân viên thao tác và chấp hành đúng nội quy, quy định của công xưởng
- Xây dựng quy trình chuẩn trong công tác đào tạo và huấn luyện nhân viên
- Có ý kiến tham mưu với Quản đốc trong việc xét duyệt tay nghề cũng như khen thưởng với các công nhân trong công xưởng
- Theo dõi và đôn đốc các nhân viên cố gắng hoàn thành nhiệm vụ và sắp xếp gọn gàng nơi làm việc của mình. Tạo một không gian thoáng đãng, sạch sẽ, hợp vệ sinh.
- Thường xuyên quan tâm, chăm sóc tới đời sống tinh thần và vật chất của nhân viên cũng như công nhân trong công xưởng.
- Nếu Quản đốc vắng mặt và có việc bận thì Phó Quản đốc có thể thay mặt để chủ trì cuộc họp giao ban
- Giải quyết các phát sinh có thể xảy ra theo lệnh của Quản đốc khi cấp trên vắng mặt
- Xây dựng và đề ra nội quy, quy chế trong xưởng sản xuất
- Báo cáo công việc hàng tuần hàng tháng với Quản đốc và cấp trên có sự liên quan.
- Chấp hành, thực hiện các công việc khác theo mệnh lệnh của Quản đốc và cấp trên.
Mức lương chính là yếu tố có khả năng quyết định việc có nên ứng tuyển vào vị trí làm việc ở công ty, doanh nghiệp này hay không.Theo như điều tra, thì một Phó Quản đốc có thể nhận mức lương trong khoảng từ 10 - 15 triệu đồng. Mức thu nhập này có thể cao hơn nếu bạn là người có kinh nghiệm làm trong lĩnh vực này và đạt được những kết quả nhất định.
Có thể nói, mặc dù Phó Quản đốc không phải là chức vụ quá cao, nhưng lại có vai trò quan trọng và thiết yếu đối với mỗi công xưởng của các công ty, doanh nghiệp hiện nay. Nếu không có “cánh tay phải” này thì các Quản đốc sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc quản lý cũng như duy trì hoạt động sản xuất tại công xưởng.
Mong rằng, bài viết này đã giúp các bạn hình dung rõ hơn về Phó Quản đốc là gì cũng như công việc của một Phó quản đốc. Thông qua đó, các bạn có thể thu nạp thêm kiến thức về một công việc cho mình để có được sự định hướng cũng như lựa chọn công việc đúng đắn trong tương lai.
Chia sẻ
Bình luận