
Tạo CV online có ngay việc làm mơ ước
[3500+] mẫu CV "tuyệt đẹp", chỉnh sửa dễ dàng trong 3 phút
Trang việc làm ứng dụng sâu AI
Tạo cv – tìm việc làm
Mã QR đăng nhập App
Tác giả: Phương Anh Nguyễn
Planner là gì? Nhắc tới planner thì đây có lẽ là một khái niệm vừa quen thuộc mà lại vừa xa lạ. Thực tế thì vị trí này khá đa dạng và có tính ứng dụng khá lớn trong các lĩnh vực, ngành nghề khác nhau và mở ra nhiều cơ hội cho ứng viên. Cùng tìm hiểu về lộ trình cũng như những tố chất phù hợp của một Planner để các bạn nắm bắt cơ hội cho chính mình ngay sau đây nhé! lai của mình.
Thực tế, Planner là một thuật ngữ tiếng anh, khi được giải thích ra tiếng Việt thì từ này có ý nghĩa là “người đặt kế hoạch”. Với ý nghĩa này, các bạn có thể hiểu Planner là người thực hiện việc sắp xếp và lên kế hoạch cho một dự án, chiến lược Marketing hay bất kỳ một vấn đề nào đó thuộc phạm vi công việc của mình.
Một Planner có thể ứng dụng và xuất hiện trong nhiều vai trò và lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên, vị trí này có nhu cầu tuyển dụng nhiều nhất là marketing, một lĩnh vực mà mọi kế hoạch cần được thể hiện một cách rõ ràng, chi tiết và cụ thể nhất.
Planner sẽ là người hiểu rõ nhất về những kết quả mà một bộ phận hay một team thậm chí là của một công ty cần đạt được. Vì thế, họ có vai trò định hướng một cách cụ thể, chi tiết những hành động cần thực hiện để có thể thực hiện hóa được những kết quả đó trong tương lai. Tất nhiên, mọi hành động trong kế hoạch sẽ được triển khai cần dựa trên những tiềm năng, cơ sở hay nội lực mà công ty có. Hay nói một cách khác, Planner cần xây dựng một kế hoạch có tính khả thi cao và phù hợp với thực tế.
Hiện nay, Planner đang ngày càng được quan tâm nhiều hơn cũng như mở ra được rất nhiều cơ hội, tiềm năng phát triển lớn. Vì thế, các bạn hoàn toàn có thể lựa chọn việc làm này cho sự định hướng tương lai của mình.
Xem thêm: Việc làm Digital Marketing con đường đáng theo đuổi của những bạn yêu thích marketing, kinh doanh.
Thực tế, một Planner có thể không quá “hổ báo” như một Account hay có sự sáng tạo một cách đầy mới mẻ như Creative, thế nhưng, Planner lại là người kết nối các mắt xích với nhau để tạo nên một quy trình hoàn hảo với hiệu quả tốt nhất có thể.
Với vai trò và ý nghĩa đó, Planner là vị trí rất tiềm năng cho những ứng viên có niềm đam mê cũng như thế mạnh với việc sắp xếp, lên kế hoạch hay gắn kết mọi thứ với nhau.
Vậy, để trở thành một Planner chuyên nghiệp thì cần sở hữu những tố chất gì? Hay những khả năng mà một Planner cần có là gì? Cùng đi tìm câu trả lời cho câu hỏi này nhé!
Trước khi đi vào chi tiết về những tố chất của một Planner thì các bạn cần biết được công việc cơ bản của một Planner là gì. Một cách chung nhất thì bạn có thể hiểu vị trí này sẽ là người thúc đẩy cho việc quảng cáo tiếp cận gần hơn với khách hàng tiềm năng, thu hẹp khoảng cách giữa sự sáng tạo và chiến lược thực tế và tạo một nền tảng để chiến dịch truyền thông đạt được hiệu quả một cách tốt hơn.
Một điều quan trọng của Planner chính là cần tạo một điểm nhấn cho vị trí của mình với Account và Creative. Chỉ khi bạn nhận được tình thương của Creative và sự “cần” của Account thì bạn mới có thể củng cố địa vị của mình trong công ty.
Về tố chất của một Planner, các bạn sẽ cần phải hội tụ được những khả năng sau nếu như muốn trở thành một người lên kế hoạch chuyên nghiệp.
- Nghiên cứu
Nghiên cứu là một trong những khả năng không thể thiếu của một Planner. Đảm nhận vị trí này, bạn sẽ có nhiệm vụ thực hiện việc nghiên cứu chiến dịch. Do vậy, bạn sẽ cần phải tìm hiểu được insight của khách hàng, nhu cầu mà họ thực sự muốn và cần ở một thương hiệu là gì. Chính vì thế, kiến thức mà Planner cần có phải là kiến thức mang tính học thuật và được xây dựng, tiếp thu từ những công trình nghiên cứu.
Nếu như không có kỹ năng nghiên cứu tốt thì bạn sẽ khó để có thể trở thành một Planner chuyên nghiệp bởi khả năng đảm bảo hiệu quả trong công việc nền tảng không đáp ứng được.
- Sự thấu cảm
Thấu cảm là một trong những kỹ năng mà Planner cần có để có thể nắm bắt được tâm lý của khách hàng. Với vai trò lên kế hoạch, bạn sẽ cần phải tìm hiểu về nhu cầu của đối tượng mình hướng tới và chỉ có thấu hiểu được đối tượng đó thì bạn mới có được câu trả lời về customers’ insight cho mình.
Sự nhạy cảm và cảm giác muốn được trải nghiệm, hiểu được suy nghĩ của người khác thì bạn cần phải quan tâm tới cảm giác, cảm xúc mà họ đã và đang trải qua.
- Sự sáng tạo
Có thể bạn không có sự sáng tạo một cách mạnh mẽ như Creative, thế nhưng, khả năng sáng tạo cũng là một điều cần thiết để bạn có thể truyền được cảm hứng , động lực cho các đồng nghiệp của mình.
Bạn nên nhớ rằng, mình là một Planner, người lên kế hoạch để những người khác dựa vào đó và thực hiện. Để có thể tạo được hiệu quả tốt nhất thì sự sáng tạo trong kế hoạch luôn là điều cần thiết mang tính đột phá.
- Kỹ năng thuyết phục
Thuyết phục là một kỹ năng không thể thiếu với Planner. Nếu bạn làm bộ phận marketing cho công ty thì bạn sẽ cần phải thuyết phục ban lãnh đạo với kế hoạch của mình. Còn nếu là một công ty Agency, công ty truyền thông thì bạn sẽ cần phải thuyết phục khách hàng là các công ty, doanh nghiệp để có thể bán được idea của mình.
Khả năng thuyết phục tốt sẽ giúp bạn có thể thành công còn nếu không thì mọi công sức của bạn coi như tan thành mây khói và bạn chính thức thất bại.
- Kỹ năng trình bày vấn đề
Trình bày sẽ là một kỹ năng giúp cho Planner có thể truyền tải cũng như tạo được sự hấp dẫn cho kế hoạch của mình. Planner sẽ có nhiệm vụ thuyết trình kế hoạch thông qua bản powerpoint. Việc thiết kế bản powerpoint đẹp mới chỉ là một phần, khả năng thuyết trình tốt giúp việc truyền tải, tăng sự hấp dẫn cũng như những cái gật đầu có thể nhận được nhiều hơn.
- Kỹ năng phục vụ
Một Planner, suy cho cùng, bạn cũng sẽ trở thành một người phục vụ với việc làm hết tất cả mọi thứ và bán điều đó cho những khách hàng có nhu cầu. Sau đó, họ sẽ chỉ việc thực hiện theo những điều mà bạn đã lên kế hoạch mà thôi.
Vì thế, một sự phục vụ tốt sẽ là nền tảng để các bạn có thể thực hiện được công việc của một Planner.
Planner có phải khởi điểm luôn từ Planner hay không? Câu trả lời là không. Thực tế, với việc trở thành một planner thì ban đầu, họ sẽ thường xuất phát ở một vị trí khác trong bộ phận hay các công ty truyền thông. Các vị trí thuận lợi để làm nền tảng khởi điểm cho Planner chính là Account hoặc Copywriter.
Với cương vị ở 2 vị trí này, bạn sẽ có một nền tảng khá tốt để chuyển mình sang Planner. Ví dụ như với Account, công việc này rèn bạn khả năng về chiều chuộng các thượng đế cũng như cách để biến những điều trong kế hoạch thành sự thật. còn Copywriter là việc làm mang tính sáng tạo, khả năng thuyết phục thông qua con chữ cũng như sự hiểu biết về nền tảng của quảng cáo.
Nếu bạn là một client và muốn chuyển sang làm planner thì sẽ là một bước ngoặt mà bạn cần thay đổi từ chính suy nghĩ cũng như thói quen của bản thân. Thực tế, việc đã quen với việc được phục vụ sẽ khiến bạn quên mất là mình đang làm công việc phục vụ. Do vậy, nếu quyết định chuyển thành Planner thì bạn sẽ có thể gặp một vài khó khăn cũng như cần có thời gian để có thể thích nghi với công việc planner.
Vị trí nghiên cứu thị trường cũng được xem là một vị trí thuận lợi để bạn có thể làm một Planner. Thực tế thì khá nhiều planner được tuyển dụng từ các công ty chuyên nghiên cứu thị trường bởi vị trí này có nhiệm vụ chính khá tương đồng với công việc của một Planner cần thực hiện.
Còn nếu như bạn là một Newbie chưa có bất kỳ kinh nghiệm hay những trải nghiệm gì thì hãy cố gắng từng bước một và học tập từ những người đi trước để có được một nền tảng tốt cho chính mình.
Nhìn chung, Planner thực sự là một vị trí quan trọng nhưng lại khá bấp bênh và dễ dàng bị thay thế. Vì thế, nếu như không phát huy và thể hiện được năng lực cũng như sức ảnh hưởng của mình thì bạn sẽ rất dễ đứng ngoài của cuộc đua. Do đó, nếu như bạn muốn trở thành một Planner chuyên nghiệp thì bạn cần phải rèn luyện và trau dồi kỹ năng cũng như kiến thức cho mình ngay từ hôm nay.
Trên đây là những thông tin chi tiết về Planner. Hy vọng rằng, qua đây, các bạn có thể hiểu được Planner là gì cũng như kỹ năng cần có của một Planner chuyên nghiệp để có thể định hướng được bước đi cho chính mình trên chặng đường sự nghiệp của bản thân.
Xem thêm: Giải đáp thắc mắc Interactive marketing là gì và cách sử dụng nó
Những câu nói hay về bán hàng - Học để thành công bạn nhé!
Bán hàng - một việc làm trọng yếu không thể thiếu ở mỗi doanh nghiệp. Nếu nó được ví như một môn nghệ thuật thì người bán hàng chính là nghệ sĩ. Nhìn thì có vẻ đơn giản thế đấy nhưng thực ra không phải ai cũng có thể trở thành những nghệ sĩ thực thụ.
Chia sẻ
Bình luận