Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

RD là viết tắt của từ gì? Những thông tin cần biết về ngành này

Tác giả: Vi Thúy Nga

Theo dõi timviec365 tại google new

 Liệu bạn có biết RD là viết tắt của từ gì? Nếu bạn còn băn khoăn, trăn trở về ý nghĩa, mục đích, nhu cầu của ngành nghề này thì hãy cùng timviec365.vn theo dõi bài viết dưới đây nhé!

1. RD là viết tắt của từ gì?

RD là viết tắt của từ gì?
RD là viết tắt của từ gì?

1.1. RD là gì?

 RD thực chất là một thuật ngữ tiếng Anh được ghép bởi hai chữ: Research Development, được hiểu là nghiên cứu và phát triển. Đây là thuật ngữ mang tính trừu tượng và tương đối khó nhớ đối với những người chưa từng nghe hay tiếp xúc với ngành nghề này. RD là cả một quá trình đào sâu, tìm tòi, nghiên cứu, từ đó để đưa ra hướng phát triển của sản phẩm nhằm mang lại hiệu quả tối ưu cho công ty, doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng.

 Trong nghiên cứu và phát triển bao gồm các công việc khác như quyết định đầu tư, tiến hành, mua bán các nghiên cứu hay còn gọi là mua bán chất xám nhằm phục vụ cho quá trình phát triển của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp muốn lớn mạnh, bền lâu, phát triển tốt thì cần phải tiến hành cải tiến sản phẩm, product line, kỹ thuật, máy móc nhằm đạt được những hiệu quả cao

 Không chỉ cải tiến cái cũ mà quá trình nghiên cứu và phát triển còn là nhằm mục đích sáng tạo ra cái mới để thay thế cái cũ nhằm đưa ra thị trường các dịch vụ, sản phẩm, chất lượng tốt đáp ứng đầy đủ nhu cầu người tiêu dùng.

Việc làm nhân viên nghiên cứu thị trường

>> Xem thêm: Product Owner là gì

1.2. Nhu cầu việc làm ngành RD

Nhu cầu việc làm ngành RD
Nhu cầu việc làm ngành RD

 Bất kỳ công ty hay doanh nghiệp dù là doanh nghiệp lớn hay doanh nghiệp vừa và nhỏ nào muốn hoạt động tốt thì đều cần phải có bộ phận RD để tiến hành nghiên cứu phát triển sản phẩm mới từ đó đáp ứng nhu cầu thị trường và thực hiện chiến lược phát triển của doanh nghiệp. Tuy nhiên, ở Việt nam, các phòng RD hầu hết chưa làm đúng vai trò, nghĩa vụ của mình vì thế mà chưa phát huy hết khả năng. Từ đó dẫn đến việc doanh nghiệp kém phát triển, bị bó hẹp trong những sản phẩm thuần túy, thiếu sự sáng tạo cũng như bùng nổ, gây lãng phí tài nguyên, nguồn lực.

 Hiện nay, ở Việt nam có rất nhiều công ty trong và ngoài nước thực hiện thành lập bộ phận nghiên cứu và phát triển một cách có tổ chức, bài bản. Vì thế mà cơ hội cho ngành nghề này rất lớn, đặc biệt là những người có trình độ chuyên môn cao. Tuy nhiên, nguồn nhân lực này chưa đáp ứng được kỳ vọng của các nhà tuyển dụng, bởi trình độ tay nghề kém, chuyên môn kỹ thuật còn hạn chế. 

 Do nhu cầu phát triển và mở rộng công ty, doanh nghiệp nên nhu cầu cho ngành nghề này hiện nay là rất lớn. Nhưng lại chưa có bất kỳ một trường đào tạo nào ở Việt Nam chuyên về lĩnh vực nghiên cứu và phát triển này. Vì thế, mà khi ra trường các ứng viên chỉ có cho mình những kiến thức, kỹ năng về điện tử, cơ khí, mỹ thuật công nghiệp,… gây khó khăn trong quá trình làm việc. Nếu như người học muốn nghiên cứu chuyên sâu về ngành nghề này, có thể đi du học tại các nước phát triển để được đào tạo bài bản cả về kiến thức và kỹ năng. Như vậy khi tiến hành làm việc sẽ tránh khỏi tình trạng ”vừa học vừa làm” 

 Hiện nay, RD là công việc có mức đãi ngộ tương đối tốt dành cho người lao động. Tùy vào từ vị trí mà bạn có thể nhận được số tiền từ 8.000.000đ đến 20.000.000đ/tháng. Đặc biệt, đối với những người có kinh nghiệm, năng lực chuyên môn tốt hay làm nhóm trưởng bộ phận thì mức lương cao hơn nhiều, lên tới vài nghìn đô. Suy cho cùng dựa vào năng lực và lợi ích mà bạn mang đến cho công ty thì bạn sẽ nhận được quyền lợi tương ứng. 

 Chỉ cần bạn có niềm đam mê, có quyết tâm, sự cố gắng thì nhất định RD chính là công việc mà bạn muốn gắn bó lâu dài và là môi trường thuận lợi để phát triển bản thân. Còn chần chờ gì mà không tiến hành học tập, nghiên cứu ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường để tạo cho mình định hướng rõ ràng nhất. Cơ hội nhất định sẽ đến với những người có ước mơ, khát vọng. Đồng thời, bạn có thể tự tạo ra cơ hội cho bản thân mình bằng cách ứng tuyển  vị trí RD trên trang web timviec365.vn-một nơi tìm kiếm việc làm hiệu quả, đa dạng ngành nghề hiện nay.

>> Xem thêm: Các khoá học ngắn hạn về kinh doanh

2. Bộ phận RD cần làm những công việc gì

RD là viết tắt của từ gì? Những thông tin cần biết về ngành này
Bộ phận RD cần làm những công việc gì

2.1. Tiến hành phân tích và tổng hợp

 Đây là một trong những công việc được chú trọng và được các doanh nghiệp quan tâm nhất hiện nay. Khi có một sản phẩm, định vị mới ra đời RD sẽ phải làm nhiệm vụ tìm hiểu các thông tin liên quan cần thiết, đánh giá về mặt tích cực hay những vấn đề còn yếu kém của sản phẩm. Từ đó, tổng hợp, báo cáo cho các bộ phận khác để tiết kiệm thời gian cũng như công sức 

>> Xem thêm: Cơ chế quản lý kinh tế là gì

2.2. Nghiên cứu nhu cầu thị trường

 Để có thể đưa ra được một sản phẩm mới, chất lượng thì trước hết bạn cần phải biết người dùng hiện nay muốn gì, cần gì thì mới có thể đáp ứng tốt nhu cầu của họ. Từ đó, khi hoàn thiện sản phẩm mới có thể đưa đến tay người tiêu dùng dễ dàng, được họ chấp nhận và sử dụng rộng rãi. Bởi vậy mà việc tìm hiểu các thông tin khách hàng như: độ tuổi, khu vực sinh sống, thói quen, sở thích,… là vô cùng quan trọng và cần thiết

2.3. Phân tích dữ liệu cụ thể

 Mỗi ngày, các công ty, doanh nghiệp phải tiến hành tiếp nhận hàng nghìn, chục nghìn dữ liệu tương tác của khách hàng. Mỗi một thông tin nhận được lại mang một ý nghĩa riêng biệt, góp phần xây dựng và sửa đổi sản phẩm hiệu quả. Bởi thế mà bộ phận RD cần phải tận dụng khả năng phân tích, tư duy của bản thân để có thể tiến hành các báo cáo tổng hợp một cách dễ dàng, nhanh chóng, minh bạch nhất

Tìm việc làm nhân viên kinh doanh ô tô

2.4. Cập nhật và chia sẻ thông tin

 Một trong những công việc vô cùng quan trọng của bộ phận RD là tiếp xúc, cập nhật và chia sẻ thông tin trong và ngoài nước. Thị trường trong và ngoài nước thay đổi liên tục, thường xuyên nên đòi hỏi những người làm RD phải nắm bắt thông tin nhanh chóng để tiến hành điều chỉnh phương án cho phù hợp. Đồng thời RD cũng hướng trọng tâm của mình đến việc chia sẻ các thông tin liên quan, nổi bật đến các dịch vụ của khách hàng

 Như vậy, người đọc có thể thấy rằng, RD không chỉ là phân tích mà còn mang những nhiệm vụ quan trọng nữa, là một trong những bộ phận cốt lõi nhằm phát triển giá trị doanh nghiệp

3. RD sinh ra nhằm mục đích gì?

 Bộ phận RD cần làm những công việc gì
Nhãn

 Bộ phận RD được tạo nên nhằm các mục đích khác nhau, bao gồm:

3.1. Tiến hành nghiên cứu và phát triển sản phẩm

 Đây là mục đích vô cùng quan trọng của bộ phận RD, bởi bằng những kỹ năng, khả năng phân tích, tổng hợp mà họ cho ra những sản phẩm có thiết kế, chất liệu, đặc tính mới, ưu việt hơn các sản phẩm trước đây, nhằm đáp ứng tốt nhu cầu thị trường và mong muốn người tiêu dùng. Các hoạt động nghiên cứu này thì thường chú ý đến nguyên liệu, thành phần, hình dáng sao cho bắt mắt, thu hút nhất có thể. Từ đó có thể tạo ra được lượng khách hàng mới cũng như giữ chân các khách hàng kỳ cựu

3.2. Tiến hành nghiên cứu, phát triển bao bì sản phẩm

 Ngoài việc sáng tạo ra các sản phẩm mới thì bộ phận RD còn đặc biệt chú ý đến việc phát triển chất lượng  bao bì sản phẩm( khác với thiết kế, màu sắc mà bộ phận Marketing phải đảm nhiệm). Hình dạng, kích thước, ký hiệu, tên in trên bao bì chính là thương hiệu đại diện cho sản phẩm. Đồng thời, một vỏ bao bì hoàn hảo cũng là yếu tố quan trọng để bảo vệ sản phẩm tốt hơn, tránh những tác nhân có hại từ bên ngoài. Ví dụ khi sản xuất - manufacture một gói kẹo, họ phải nghiên cứu chất lượng của vỏ kẹo đấy, làm sao để hạn chế ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng một cách tốt nhất, sử dụng vật liệu nào để hợp vệ sinh,… Việc nghiên cứu, chế tạo bao bì sản phẩm là rất quan trọng. Nhiều khi bạn chỉ cần thay đổi thành phần của một loại bao bì thì cũng có thể khiến mùi vị, chất lượng của sản phẩm đó thay đổi.

 Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay, có rất nhiều công ty, doanh nghiệp chưa nhận định rõ vai trò của bao bì sản phẩm mà chỉ chăm chăm vào chất lượng. Điều này dẫn đến tình trạng một số sản phẩm bán trên thị trường có hương vị, màu sắc khác so với sản phẩm mới sản xuất. Cần thay đổi chất lượng cũng như hình dạng bao bì nếu nó lỗi thời nhưng phải chú trọng đến tính hợp lý, tránh tình trạng: “râu ông nọ cắm cằm bà kia”

Việc làm nhân viên phát triển thị trường

3.3. Tiến hành nghiên cứu, phát triển quá trình

 Bộ phận RD cần làm những công việc gì
Tiến hành nghiên cứu, phát triển quá trình

 Bản chất của RD là nghiên cứu, tìm hiểu các quy trình để lắp ráp, vận hành,… nhằm tối ưu hoạt động sản xuất mang đến tính ứng dụng cao. Để có thể làm tốt nhiệm vụ này thì RD bắt buộc phải chú ý đến quy trình nhằm quy định trình tự các bước thực hiện trong hoạt động nghiên cứu - phát triển, mô tả sự phối hợp giữa bộ phận R&D với các bộ phận khác trong doanh nghiệp như marketing, sản xuất, kiểm soát chất lượng, tài chính…; từ việc tiếp nhận yêu cầu, nghiên cứu, phân tích, sản xuất thử, đến sản xuất hàng loạt… 

3.4. Tiến hành nghiên cứu, phát triển công nghệ

 RD không chỉ nhằm tạo ra cái mới mà còn cải tiến cái cũ, cái vốn có để mang lại hiệu quả sản xuất lớn hơn. Đồng thời, việc nghiên cứu - phát triển công nghệ bao gồm cả hoạt động  nghiên cứu bí quyết công nghệ của đối thủ để bắt chước hoặc phát triển công nghệ mới cho mình, với mục đích cốt lõi là tìm ra phương pháp tối ưu nhất

 Như vậy, RD không chỉ dừng lại ở hoạt động phân tích, nghiên cứu mà chúng ta cần hiểu rộng ra hơn. Nó không giới hạn trong bất kỳ khuôn khổ nào cả, linh hoạt, sáng tạo, tận dụng tất cả khả năng của con người để tiến hành tìm ra các giải pháp, kiến thức tốt nhất nhằm nâng cao chất lượng đời sống

 Như vậy, với những chia sẻ của timviec365.vn trên đây, hy vọng sẽ giúp mọi người biết rd là viết tắt của từ gì? Từ đó đưa ra những định hướng đúng đắn, tốt nhất cho bản thân.

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết thành công trong công việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Câu chuyện nghề nghiệp-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Tài liệu gia sư-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Danh mục văn thư lưu trữ-Tài Sản Doanh Nghiệp-KPI Năng Lực-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Chuyển văn bản thành giọng nói-Giới Thiệu App Phiên Dịch-Quản Lý Kênh Phân Phối-Đánh giá nhân viên-Quản lý ngành xây dựng-Hóa đơn doanh nghiệp-Quản Lý Vận Tải-Kinh nghiệm Quản lý mua hàng-Danh thiếp cá nhân-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý