Tác giả: Hạ Linh
Lần cập nhật gần nhất: ngày 08 tháng 07 năm 2024
Schema có thể là một thuật ngữ được “réo tên” liên tục trong cộng đồng SEO hiện nay. Chúng có phải là một xu hướng SEO onpage bứt phá trong tương lai? Dù bạn có tin hay không, điều đó hoàn toàn có thể xảy ra. Vì trên thực tế, đối với website, Schema có một công dụng vô cùng quan trọng. Vậy Schema là gì? Công dụng của Schema có thực sự tuyệt vời đến thế? Bài viết dưới đây có thể là nguồn tham khảo cho những tân binh mới vào nghề đấy nhé!
Trong hệ thống SQL Server, Schema mới bắt đầu được nhắc đến từ phiên bản năm 2024. Đó là một không gian tên được sử dụng để gom các table vào một nhóm, chúng có tác dụng để quản lý dễ dàng hơn. Nếu bạn không dùng Schema trong cơ sở dữ liệu, thì Schema lúc này sẽ được thay thế bởi một mặc định khác, đó là Dbo.
Chẳng hạn như có hai loại tablet chính trong lược đồ cơ sở dữ liệu của bạn như sau: Thứ nhất là các table về tin tức, lúc này sẽ đặt tên cho Schema là “news”, trong đó gom các table có bản chất nội dung là tin tức vào. Thứ hai là các table về hệ thống, lúc này sẽ đặt tên cho Schema là “sys”, trong đó gom các table bản chất liên quan đến hệ thống. Trong một cơ sở dữ liệu, tên hay tiêu đề của Schema là duy nhất, chúng được thiết lập với công thức: server.database.schema.object.
Schema được biết đến với công dụng hỗ trợ gom nhóm các table trong cùng một chủ đề, chúng giúp người dùng có thể thuận lợi trong việc quản lý các table. Bên cạnh đó, điều tuyệt vời hơn là người dụng có thể gắn user khác nhau và phân quyền quản lý cho mỗi Schema được tạo.
Tham khảo: Chi tiết về lương nhân viên seo tại đây!
Khi hiểu đúng khái niệm Schema, bạn còn có thể nhận ra vai trò, tầm quan trọng của Schema ở một số phương diện như sau:
Trên phương tiện người dùng, có thể thấy được sự hỗ trợ tuyệt vời của Schema, chúng giúp website của bạn có cơ hội cung cấp nhiều thông tin hấp dẫn, hữu ích và thu hút hơn. Lấy một ví dụ như sau, trong trường hợp người dùng có nhu cầu muốn tham gia vào một chương trình bất kỳ, lúc này Schema sẽ làm tốt việc cung cấp và cho hiển thị các website mà trong đó, có chứa những thông tin xoay quanh chương trình tổ chức,... gián tiếp thúc đẩy lưu lượng truy cập chính thức của website.
Hiện nay, tùy thuộc vào phương thức hiển thị trong kết quả tìm kiếm của từng website khác nhau, sẽ có những loại Schema hỗ trợ tương ứng.
Xem thêm: Việc làm it lương hấp dẫn
Ngày nay, chúng ta có thể chứng kiến sự phát triển vượt bậc của các website, theo thống kê, có khoảng gần 2 tỷ website đang hoạt động trên quy mô toàn cầu. Mặc dù chúng ta dễ dàng trong việc hiểu nội dung và bản chất của các website, nhưng đối với máy truy tìm dữ liệu thì chúng lại khó khăn hơn rất nhiều. Công cụ tìm kiếm suy cho cùng không hoàn hảo đến thế, với những từ ngữ phức tạp, đôi khi chúng không thể giải thích.
Chẳng hạn như lấy một từ khóa như “Sunset”, công cụ tìm kiếm có thể đề cập đến kết quả của một khách sạn có tên này hoặc là ý nghĩa cơ bản của nó: “Hoàng hôn”. Do vậy, ý nghĩa của từ khóa được quyết định bởi ngữ cảnh gắn liền với chúng. Cơ chế này đôi khi là một thách thức cho công cụ tìm kiếm, bởi chúng cần hiển thị các kết quả có liên quan đến truy vấn tìm kiếm của người dùng nhất.
Chính bởi vậy, để máy truy tìm dữ liệu hiểu đúng và phân loại các thông tin một cách chặt chẽ và chính xác hơn. Chúng ta cần hướng dẫn, điều chỉnh và sắp xếp chúng theo các công thức có sẵn. Lúc này, Schema là cơ hội có một không hai, chúng có thể cung cấp hệ thống dữ liệu cụ thể để máy truy tìm dữ liệu có thể hiểu đúng bản chất nội dung của website, chúng thuộc chủ đề gì, đang nói về thể loại nào?
Xem thêm: Nhu cầu tuyển thực tập SEO
Như đã nói, cách đơn giản để hỗ trợ công cụ tìm kiếm truy quét và tìm thông tin dữ liệu một cách hiệu quả hơn có thể nhờ vào việc bổ sung cấu trúc Schema vào mã HTML. Mặc dù vậy, lưu ý quan trọng là bản chất của việc “nhờ” Schema trong SEO không phải là một thủ thuật “hack SEO” hay một bí thuật đẳng cấp nào đó giúp kỹ thuật SEO chỉ thành công trong một thời gian ngắn ngủi.
Nhiều ý kiến của các chuyên gia cho rằng, các công cụ tìm kiếm lớn như Bing hay điển hình là Google nên thêm cấu trúc Schema vào một trong những thuật toán đánh giá xếp hạng tìm kiếm của các trang web. Tuy nhiên, Google hiện nay vẫn khẳng định yếu tố này không được dùng để làm tín hiệu xếp hạng.
Mặc dù vậy, việc sử dụng cấu trúc Schema trong việc tối ưu code sẽ hỗ trợ website của bạn sáng giá hơn trong SERP. Và cũng đồng thời giúp hiển thị một cách chi tiết nhất nội dung trên các trang, thúc đẩy tỷ lệ truy cập. Như chúng ta đã viết, trong SEO yếu tố traffic luôn là một trong những tiêu chí được ưu tiên hàng đầu. Do đó, ở một phương diện khách quan, có thể thấy SEO có chịu tác động từ cấu trúc Schema.
Xem thêm: Việc làm trưởng phòng SEO
Cách kiểm tra Schema Markup, bạn có thể sử dụng công cụ kiểm tra dữ liệu bằng các bước sau:
- Bước 1: Truy cập vào Google, tại trang công cụ, bạn nhập đường dẫn mà bạn muốn check vào mục “Tìm nạp url”, sau khi nhập xong, nhấn thẻ “chạy thử nghiệm”.
- Bước 2: Đợi một khoảng thời gian hệ thống nạp và phân tích xong. Kết quả là bạn sẽ được trả về các thông tin liên quan đến cấu trúc đường dẫn mà bạn đã nhập. Website được cho là có cấu trúc tốt, dễ được công cụ tìm kiếm đọc được nội dung khi dữ liệu trả về càng nhiều.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần nhìn sang phía bên phải, lưu ý ở hai mục “cảnh báo” và “lỗi”. Trong trường hợp xuất hiện, bạn hãy nhấn vào chúng để kiểm tra và xử lý kịp thời.
Tham khảo tại đây: Mô tả công việc nhân viên SEO
Không chỉ có một, để hỗ trợ các website, thực chất có rất nhiều loại Schema. Dưới đây chỉ là một số loại Schema phổ biến được sử dụng thường xuyên:
- Organization (tổ chức): Trong loại này, các thông tin liên quan đến đơn vị sở hữu website sẽ được hiển thị, chẳng hạn như url website, tên tổ chức, số điện thoại, địa chỉ,...
- Event (sự kiện): Các thông tin quan trọng liên quan đến sự kiện được hiển thị như thời gian, tên sự kiện, nơi tổ chức sự kiện,...
- Product (sản phẩm): Các thông tin liên quan và gắn liền với sản phẩm được hiển thị như giá thành, tên sản phẩm, chủng loại,...
- Review (đánh giá): Các thông tin có liên quan đến một sản phẩm nhất định về xếp hạng, đánh giá được hiển thị. Đây được xem là loại Schema phù hợp với các website về Marketing.
- Recipes (công thức): Các thông tin quan trọng về một bài viết gắn liền với một chuyên đề ăn uống, ẩm thực được hiển thị như: đánh giá, tên món ăn, lượng calo,...
Sau khi đã hiểu Schema là gì? Bạn có thể thử nghiệp việc thiết lập Schema vào website. Để làm được điều này, chúng ta sẽ sử dụng Schema Plugin. Với những Schema cũ, Plugin vẫn có thể hỗ trợ. Để cài đặt chúng, bạn cần thực hiện các bước như sau:
- Bước 1: Chọn mục Plugins trên giao diện chính admin của wordpress, sau đó tiếp tục chọn thẻ “add new”. Tại ô tìm kiếm, tiếp tục gõ truy vấn Schema.
- Bước 2: Giao diện kết quả tìm kiếm sẽ hiển thị kết quả Schema Plugin, để cài đặt, chỉ cần nhấn vào nút “cài đặt bây giờ” (Install now).
- Bước 3: Di chuyển đến mục Schema khi đã kích hoạt thành công Plugin. Nhấn vào cài đặt để bắt đầu cấu hình Schema.
- Bước 4: Điền một số thông tin có sẵn được cung cấp trong trường General. Chẳng hạn như Contact Page, About Page,...
Bên cạnh đó, một số trường khác cũng cần được điền để tối ưu hơn kết quả tìm kiếm, một số như search result, knowledge graph, content.
- Bước 5: Cuối cùng, để chỉ định loại Schema được bổ sung vào, bạn tiến hành chuyển từ mục Schema đến types.
Xem thêm: Việc làm digital marketing
Website của bạn được công cụ tìm kiếm “đọc hiểu” dễ dàng hơn: Như đã đề cập trước đó, Schema.org là kết quả của một sự kết hợp giữa 4 máy truy tìm dữ liệu lớn nhất hiện nay. Chính bởi vậy, khi chúng được đưa vào sử dụng, đồng nghĩa với việc bạn giúp cho các công cụ tìm kiếm này hiểu được rõ ràng hơn và hiệu quả hơn nội dung của website của bạn. Tất nhiên khi website đã được nằm lòng, khả năng cao website cũng được đánh giá cao hơn. Khi ứng dụng hợp lý Schema Markup, chắc chắn website của bạn sẽ có cơ hội được SEO tốt hơn.
Website của bạn nổi bật hơn: Khi ứng dụng Schema vào một website, chúng có thể được công cụ tìm kiếm hiển thị trên trang kết quả. Website lúc này trông sẽ thu hút và hấp dẫn hơn, gắn liền với những thông tin như: thời gian diễn ra sự kiện, ngày đăng, điểm đánh giá,... Các yếu tố này làm cho người dùng có khả năng truy cập vào website của bạn nhiều hơn, tỷ lệ CTR được đẩy cao hơn. Đó cũng chính là lý do, với cộng đồng SEO web, Schema được tung hô một cách rõ rệt.
Các công cụ tìm kiếm, chẳng hạn như Google sẽ sắp xếp thứ hạng từ khóa và nhận biết thông tin dựa vào yếu tố nào để cho ra các kết quả tìm kiếm? Tất nhiên, hàng loạt yếu tố được nêu tên, tuy nhiên một trong những điều kiện, tiêu chí được Google ưu tiên hàng đầu trong việc đánh giá SEO cho website của bạn đó chính là việc khai báo dữ liệu có cấu trúc. Như vậy, việc bổ sung dữ liệu có cấu trúc nhờ vào Schema sẽ không còn phức tạp và khó khăn.
Khái niệm Schema là gì? Khi đã hiểu đúng và hiểu đủ công dụng của Schema trong kỹ thuật SEO website, bạn có thể tìm được những hướng đi đúng đắn cho website của bạn trên con đường sắp tới!
[GraphQL là gì?] Thông tin về nền tảng công nghệ mới hiện nay!
Với những tân binh thuộc ngành IT phần mềm, GraphQL có vẻ như là một thuật ngữ mới mẻ. Tuy nhiên trên thực tế, chúng là một nền tảng công nghệ hữu ích. Tìm hiểu về GraphQL qua bài viết sau.
Về Timviec365
Dành cho ứng viên
Dành cho nhà tuyển dụng
Việc làm theo khu vực
Việc làm theo ngành nghề
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
App CV365
App JobChat365
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
Tải app để tìm việc siêu tốc Tạo CV đẹp với 365+ mẫu CV xin việc