Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

TPM là gì? Quy trình bảo trì năng suất toàn diện trong doanh nghiệp

Tác giả: Vũ Ngọc Bảo

Lần cập nhật gần nhất: ngày 19 tháng 06 năm 2024

Theo dõi timviec365 tại google new

Bạn có biết TPM là gì và nó được sử dụng trong lĩnh vực nào không? Bài viết của tôi dưới đây sẽ giải thích và làm rõ những vấn đề liên quan về TPM, mời bạn theo dõi.

 

1. Giải thích nghĩa của TPM là gì?

TPM là viết tắt của thuật ngữ tiếng Anh Total Productive Maintenance, dịch sang tiếng Việt có nghĩa là “Bảo trì năng suất toàn diện”. Thường thì cụm từ này chúng ta thường thấy được xuất hiện ở môi trường doanh nghiệp trong đó cũng có cả thuật ngữ Preventive maintenance. Trong đó nó chính là tiền đề chính để tạo nên một doanh nghiệp phát triển.

Giải thích nghĩa của TPM là gì?
Giải thích nghĩa của TPM là gì?

Hầu hết mọi doanh nghiệp đều thực hiện theo mô hình bảo trì năng suất toàn diện nhằm tạo ra cho doanh nghiệp của mình có được sự ổn định nhất về các hoạt động sản xuất kinh doanh.

2. Một số thuật ngữ có liên quan đến TPM

2.1. Clear tpm là gì?

Ngoài nghĩa là bảo trì năng suất toàn diện ra thì TPM nó còn được hiểu là một  phần mềm xử lý bảo mật, dịch vụ vệ sĩ cho máy tính. Clear tpm có nghĩa là xóa bỏ phần mềm xử lý bảo mật trong máy tính.

2.2. Chip tpm là gì?

Chip tpm được hiểu là một vi mạch được thiết kế để cung cấp các chức năng liên quan đến mã hóa phần mềm xử lý bảo mật. Để đảm bảo được sự an toàn của thông tin cũng như các dữ liệu quan trọng thì hệ thống máy tính cần có một con chip để thực hiện nhiệm vụ bảo mật chúng tránh khỏi virus xâm nhập từ bên ngoài.

Một số thuật ngữ có liên quan đến TPM
Một số thuật ngữ có liên quan đến TPM

2.3. Bạn có biết Công ty TPM là gì không?

TPM còn là tên của một công ty, tên đầy đủ là Công ty Cổ phần Tư vấn và Đại lý Thuế được đóng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. 

Hoạt động về lĩnh vực tư vấn các loại thuế, tư vấn đăng ký thành lập doanh nghiệp.

Với các dịch vụ tư vấn các vấn đề liên quan đến hình thành doanh nghiệp và các khoản thuế thì công ty TPM sẽ giúp các doanh nghiệp khác hoạt động một cách đúng đắn và không vi phạm những quy định mà Nhà nước cấm.

3. Cùng tìm hiểu về công cụ TPM là gì trong doanh nghiệp

3.1. Mục tiêu của TPM được đặt ra là gì?

TPM được hình thành và phát triển mạnh mẽ sở dĩ vì các nhà quản lý sớm đã nhận ra được giá trị thực tế của nó, trước hết nó đem lại sự hoạt động ổn định cho doanh nghiệp từ đó duy trì được doanh thu của doanh nghiệp.

Hơn hết, TPM chỉ ra một điều đó là hoạt động bảo dưỡng vô cùng quan trọng đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh. Nó giúp cho doanh nghiệp không bị thất thoát về chi phí nhân công, chi phí sửa chữa máy móc thiết bị,... Vậy nên rất nhiều các tổ chức, doanh nghiệp muốn tiếp nhận đơn xin việc bảo vệ, bảo trì của các lao động để có thể lập ra phòng ban bảo trì cho riêng mình.

Mục tiêu của TPM được đặt ra là gì?
Mục tiêu của TPM được đặt ra là gì?

TPM còn có khả năng duy trì năng suất và chất lượng cho các hoạt động sản xuất, từ đó giảm đi một phần gánh nặng về các khoản chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất.

Nói chung, TPM có mục mục đích tăng năng suất cho doanh nghiệp giảm đi nỗi lo về các sự cố hỏng hóc và chi phí mua thiết bị mới. Mục tiêu này sẽ được gói gọn trong 4 không sau đây: Không có bất cứ sự cố dừng máy nào xảy ra, không được xuất hiện nhiều phế phẩm, không có tai nạn nào về người và tài sản xảy ra và cuối cùng là không hao hụt về tài sản.

>> Xem thêm: Telematics là gì

3.2. Quy trình thực hiện TPM được diễn ra như thế nào?

Không phải cứ áp dụng tất cả các quy trình của TPM vào với doanh nghiệp là thành công, tuy nhiên thì nó cũng sẽ là một phương án tối ưu nhất trong doanh nghiệp ít nhất là việc hạn chế được sự cố hỏng hóc của thiết bị, đây là điều mà bất kỳ nhà quản lý nào cũng đều không mong muốn xảy ra. Vậy thì hãy xem quy trình của TPM được thực hiện như thế nào và nhà quản lý có thể đưa tất cả vào áp dụng được với doanh nghiệp của mình hay không qua nội dung dưới đây nhé.

3.2.1. Xác định khu vực cần thực hiện cho việc bảo trì

Khi bắt đầu thực hiện phương pháp TPM, bạn có thể áp dụng với một bộ phận nhỏ trước rồi hãy cho áp dụng với toàn bộ doanh nghiệp. 

Việc áp dụng với một số máy móc thí điểm sẽ giúp quan sát được những vấn đề có thể thường xuyên gặp phải, từ đó có những giải pháp tối ưu để triển khai ra toàn bộ doanh nghiệp.

Việc làm nhân viên bảo trì

Quy trình thực hiện TPM được diễn ra như thế nào?
Quy trình thực hiện TPM được diễn ra như thế nào?

Khi bắt đầu với những máy móc thí điểm, bạn cũng nên chọn những loại thiết bị đơn giản nhất, không có ảnh hưởng quan trọng tới chất lượng sản phẩm để nếu có vấn đề gì xảy ra sẽ không gây thiệt hại lớn tới doanh nghiệp.

3.2.2. Trả thiết bị lại với tình trạng như ban đầu

Sau khi chọn được khu vực và thiết bị thí điểm, 

3.2.3. Đo các chỉ số về hiệu suất của thiết bị bảo dưỡng

Thường xuyên đo đạc các chỉ số về hiệu suất của thiết bị bảo dưỡng giúp doanh nghiệp phát hiện ra những thiết bị máy móc nào đang gặp sự cố trong quá trình vận hành. Từ đó có những phương án đề ra để khắc phục chúng một cách tốt nhất nhằm hạn chế ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất.

3.2.4. Khắc phục những tổn thất có thể xảy ra

Quy trình thực hiện TPM được diễn ra như thế nào?
Quy trình thực hiện TPM được diễn ra như thế nào?

Tất cả những thiết bị gặp sự cố hỏng hóc hoặc vận hành không đem lại hiệu quả cho việc sản xuất đều sẽ được những chuyên gia trong lĩnh vực này khắc phục. Việc khắc phục những tổn thất thiệt hại về máy móc sẽ có lợi hơn việc khắc phục khi lỗi ở sản phẩm.

3.2.5. Thực hiện các bước bảo trì theo kế hoạch

Đây chính là giai đoạn cuối cùng của quá trình thực hiện TPM đó là lên kế hoạch và tiến hành bảo trì. Việc bảo trì nhằm ngăn chặn mọi sự cố và tổn thất có thể xảy ra cho doanh nghiệp trong quá trình sản xuất, vì vậy tất cả các máy móc, thiết bị sẽ được chạy theo kế hoạch sau khi hoàn tất các bước thực hiện của việc bảo trì toàn diện.

Việc làm trưởng phòng bảo trì

>> Xem thêm: Bưu điện tiếng anh là gì

4. Nguyên tắc để duy trì năng suất toàn diện của doanh nghiệp

Để việc thực hiện TPM được diễn ra một cách tốt nhất, doanh nghiệp cần phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây:

4.1. Bảo trì tự quản

Người vận hành máy móc sẽ phải được đào tạo những nghiệp vụ cơ bản về một số những lỗi cơ bản thường gặp, được đào tạo về việc bảo dưỡng thường xuyên để hạn chế những sự cố xấu có thể xảy ra bất cứ khi nào. Nếu thực hiện được việc này hàng ngày thì chắc chắn tuổi thọ của máy móc sẽ được tăng lên rất nhiều đấy.

4.2. Bảo trì có kế hoạch

Nguyên tắc để duy trì năng suất toàn diện của doanh nghiệp
Nguyên tắc để duy trì năng suất toàn diện của doanh nghiệp

Trên thực tế, các bộ phận đảm nhiệm công tác bảo dưỡng vẫn đang có tư tưởng là chỉ sửa chữa những máy móc, thiết bị hư hỏng còn sẽ không động chạm đến những máy móc chưa gặp phải sự cố. Đây là một lối làm việc chưa chuyên nghiệp và cần phải được thay đổi, nếu như thường xuyên thực hiện việc bảo trì bảo dưỡng theo định kỳ, kiểm tra mức độ xảy ra sự cố để tìm hướng khắc phục và bảo quản chúng theo quy định thì sẽ giúp doanh nghiệp có thể kéo dài tuổi thọ và tăng năng suất làm việc hơn.

>> Xem thêm: Trung kế là gì

4.3. Quản lý chất lượng

Doanh nghiệp cần phải xây dựng một hệ thống quản lý chất lượng đảm bảo được việc phát hiện ra các sự cố kịp thời tránh làm tổn thất cho doanh nghiệp. Quản lý chặt chẽ tất cả các khâu làm việc để không để xảy ra tình trạng lỗi đối với sản phẩm và đạt được tiêu chuẩn Iso 9001.

4.4. Cải tiến có trọng điểm

Trong doanh nghiệp, việc tồn đọng nhiều vấn đề khác nhau là điều đương nhiên, tuy nhiên khi biết chúng đang có vấn đề nhưng doanh nghiệp cũng không thể nào giải quyết dứt điểm chúng cùng lúc. Thay vào đó là thực hiện cải tiến có trọng tâm, nhưng là sẽ chọn lọc ra những vấn đề nào đang cần được giải quyết đầu tiên và nếu không giải quyết nó sẽ gây ảnh hưởng lớn tới tình hình hoạt động của công ty. 

Nguyên tắc để duy trì năng suất toàn diện của doanh nghiệp
Nguyên tắc để duy trì năng suất toàn diện của doanh nghiệp

4.5. Huấn luyện và đào tạo

TPM là một quá trình học tập không ngừng, cân phải đào tạo và rèn luyện các kỹ năng vận hành máy và bảo trì đối với các công nhân vận hành một cách thường xuyên hơn, với cán bộ thì đào tạo nghiệp vụ kỹ năng quản lý, giám sát,... Việc huấn luyện này sẽ được diễn ra liên tục để các cán bộ, công nhân viên có thể nâng cao trình độ và năng lực làm việc góp phần thực hiện tốt hơn công việc của mình.

Việc làm bảo trì tại Hồ Chí Minh

4.6. An toàn và sức khỏe 

Dù mục tiêu là gì thì việc đảm bảo an toàn và sức khỏe con người vẫn là việc được ưu tiên hàng đầu trong các doanh nghiệp. Bởi vì có con người thì mới tạo ra được sản phẩm, nếu doanh nghiệp chỉ chú trọng vào việc thực hiện theo quy trình TPM mà không chú tâm đến con người thì đương nhiên sẽ không thể tạo ra giá trị thực sự của sản phẩm.

5. Để tăng độ uy tín và tin cậy khi thực hiện TPM cần lưu ý những gì?

Để tăng độ uy tín và tin cậy khi thực hiện TPM cần lưu ý những gì?
Để tăng độ uy tín và tin cậy khi thực hiện TPM cần lưu ý những gì?

Khi thực hiện TPM, ngoài việc chú ý thực hiện đầy đủ theo quy trình của nó thì doanh nghiệp còn cần kết hợp thực hiện chúng với những nguyên tắc về 5S được đặt ra như sau:

- Sàng lọc: Việc sàng lọc này rất cần thiết với doanh nghiệp, trong khi thực hiện quy trình TPM, doanh nghiệp cần tiến hành chọn lọc những thiết bị, máy móc hay những sản phẩm nào được sử dụng thường xuyên và những sản phẩm hay máy móc thiết bị nào ít sử dụng hơn để đưa ra những phương pháp bảo quản và lưu trữ. Với những vật dụng hoặc máy móc, sản phẩm không thường xuyên sử dụng thì sẽ lưu trữ nó xa hơn.

- Sắp xếp: Mỗi một vật dụng được xuất hiện trong doanh nghiệp cần phải đảm bảo chúng được sắp xếp gọn gàng và theo quy định. Thực hiện được nguyên tắc này sẽ giúp doanh nghiệp quản lý dễ dàng các đồ dùng và vật dụng và cũng giúp người lao động có thể tiện lợi hơn trong quá trình làm việc.

- Sạch sẽ: Nơi làm việc hay nơi ở cũng cần phải đảm bảo được yếu tố về vệ sinh môi trường. Cần phải giữ vệ sinh sạch sẽ để có môi trường làm việc trong lành, việc bảo trì cũng sẽ được diễn ra thuận lợi hơn nếu thực hiện được yếu tố này.

- Săn sóc: Chúng ta luôn luôn phải tạo cho môi trường làm việc theo cách chuẩn hoá phù hợp với những quy định hiện hành được đề ra và trước đó chưa từng có.

- Sẵn sàng: Đây là yếu tố mà doanh nghiệp luôn cần ở nhân viên, với tâm thế sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ được giao từ cấp trên, sẵn sàng chiến đấu dù có xảy ra chuyện gì,... 

Để tăng độ uy tín và tin cậy khi thực hiện TPM cần lưu ý những gì?
Để tăng độ uy tín và tin cậy khi thực hiện TPM cần lưu ý những gì?

Với nguyên tắc 5S này thì hiện nay hầu hết mọi doanh nghiệp đều áp dụng chúng để giúp cho tình hình hoạt động của công ty phát triển hơn.

Trên đây là nội dung về TPM mà tôi muốn chia sẻ cho các bạn, mong rằng với những thông tin mà tôi đã đề cập đó các bạn độc giả sẽ nắm được khái niệm TPM là gì và quy trình để thực hiện nó được diễn ra như thế nào. Ngoài ra, còn có thể tham khảo thêm những thông tin liên quan đến TPM khác như là cổng tpm là gì, clear the tpm là gì, firmware tpm là gì, công cụ tpm là gì, bảo trì tpm là gì,... trên website timviec365.vn. Đây là trang web uy tín hàng đầu về chất lượng thông tin, hãy thường xuyên truy cập vào trang web này để cập nhật những thông tin mới nhất về kiến thức và tuyển dụng. Cảm ơn các bạn đã đồng hành theo dõi bài viết của tôi và hẹn gặp lại ở những bài viết sau.

Tìm việc làm online

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Tài Sản Doanh Nghiệp-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Đánh giá nhân viên-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý
;