Tác giả: Lại Trang
Lần cập nhật gần nhất: ngày 16 tháng 08 năm 2024
Sự phát triển mạnh mẽ của các ngành hàng thương mại quốc tế kéo theo sự lên hương của ngành vận tải. Cùng với loại hình vận tải hàng không với đường bộ, vận chuyển hàng hóa bằng đường biển đang đóng vai trò quan trọng bậc nhất trong hoạt động giao thương quốc tế. Vậy vận chuyển hàng hóa bằng đường biển thực sự là gì và có những ưu điểm vượt trội nào? Quy trình vận chuyển hàng hóa bằng đường biển hiện nay ra sao? Chúng ta hãy cùng khám phá cụ thể trong bài viết sau đây cùng Lại Trang nhé.
Không cần mất nhiều thời gian tìm hiểu sâu xa, ngay từ cái tên, người lần đầu tiên nghe qua cũng có thể hình dung phần nào về khái niệm vận chuyển hàng hóa bằng đường biển là gì . Phương thức vận chuyển hàng hóa bằng đường biển được hiểu đơn giản là sử dụng phương tiện kết hợp với hạ tầng liên quan đến đường biển để chuyên chở nguyên liệu và sản phẩm từ một khu vực đến khu vực khác để giao lưu hàng hóa.
Điển hình là việc ứng dụng nhưng con đường, khu đất, khu nước gắn liền với tuyến đường biển quốc gia, quốc tế và các phương tiện như tàu biển, các thiết bị tháo dỡ, cần trục, container, thuyền, cảng biển,...để phục vụ việc dịch chuyển các loại hàng hóa từ nơi này đến nơi khác nội địa hoặc ngoài phạm vi quốc gia. Đây được xác định là một trong những loại hình vận tải sớm nhất ra đời trong lịch sử loài người. Ngay từ thế kỷ thứ 5 trước công nguyên, những quốc gia cổ đại hình thành trên lãnh thổ Ai Cập, Hi Lạp và Trung Quốc ngày nay đã biết cách chế tác ra các loại phương tiện di chuyển trên biển để khai phá thêm những vùng đất mới của địa cầu và mở rộng giao lưu văn hóa và hàng hóa sản xuất.
Trong bối cảnh bùng nổ của nền kinh tế hàng hóa và nền thương mại quốc tế, vận chuyển hàng hóa bằng đường biển trở thành một trong những thành tố quan trọng chi phối sự tăng trưởng của ngành hàng hải và hoạt động xuất nhập khẩu.
Không phải ngẫu nhiên mà loại hình vận chuyển hàng hóa bằng đường biển nhận được nhiều sự ưu ái từ các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong bối cảnh thăng hoa của hai dịch vụ khác trong ngành vận tải là đường bộ và đường hàng không. Lý do kiến giải cho sự quan tâm lớn đó chính là những ưu điểm vượt trội khó lòng thay thế ở những loại hình vận chuyển khác. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu chi tiết về những đặc điểm này để nắm rõ hơn nhé.
Nếu phải lựa chọn một đối thủ nặng ký nhất trong làng vận tải với mục đích chuyên chở các mặt hàng cồng kềnh với đường biển, chắc chỉ có vận chuyển đường sắt. Tuy nhiên, các tuyến đường sắt liên vận vẫn còn giới hạn và chủ yếu là chuyển chở đến các khu vực và quốc gia lân cận, trong khi đó phương thức vận chuyển hàng hóa bằng đường biển làm tốt hơn ở việc luân chuyển đủ loại hàng hóa cồng kềnh, quá khổ, quá tải đến tất cả các quốc gia và vùng lãnh thổ có biển và hệ thống hạ tầng đường biển với khối lượng lên đến hàng trăm tấn và thể tích đến hàng nghìn mét khối.
Từ các loại đồ uống nhập khẩu như rượu từ xứ sở nho, các loại xe cộ, phương tiện từ các Châu Âu, các Container hoa quả đến hàng tiêu dùng, các loại khoáng sản, nguyên vật liệu xây dựng từ ngoại quốc hay được khai thác ngoài khơi xa…có thể được vận chuyển dễ dàng và cập bến đất liền an toàn.
Nếu như khi vận chuyển hàng hóa đường bộ thường chậm hay Delayed thậm chỉ là hỏng hóc vì xảy ra các va chạm không mong muốn trên đường vì phải cạnh tuyến đường cùng nhiều phương tiện tham gia giao thông khác thì bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi sử dụng loại hình vận tải đường biển, ngay cả khi với các loại hàng hóa dễ vỡ, các loại dung dịch hóa học hay các loại hàng dễ bị tác động bởi môi trường.
Bởi lẽ, biển bao phủ đến hơn 70% bề mặt trái đất. Số lượng tàu thuyền chuyên chở đến các cơ sở hạ tầng hàng hải được con người xây dựng tính đến thời điểm hiện tại chỉ như những hạt cát giữa đại dương bao la. Việc bị cạnh tranh tuyến đường giữa các phương tiện khác trên biển như đường bộ là cực kỳ hiếm hoi. Nhờ đó, xác suất va chạm, tai nạn làm hỏng hóc hàng hóa hay tắc đường gần như bằng không.
Bên cạnh hai ưu thế vượt trội trên, ưu điểm khiến loại hình vận chuyển bằng đường biển được nhiều công ty xuất nhập khẩu tin dùng còn xuất phát từ chi phí phải bỏ ra. Do không phải trả thêm các loại cước về đăng kiểm, phí đường đi lại,...nên chi phí phải trả cho mỗi chuyến hàng khi vận chuyển bằng đường biển là rẻ hơn rất nhiều so với các phương thức vận tải khác như đường bộ hay đường hàng không, ước tính tiết kiệm đến 50% phí vận chuyển so với đường bộ và 80% so với chi phí phải bỏ ra khi sử dụng phương thức vận chuyển đường hàng không.
Lại phù hợp với việc vận chuyển các khối lượng hàng lớn, do đó đây là là lựa chọn hàng hàng đầu của các công ty trong nước và quốc tế nhằm mục đích phân phối và kinh doanh đa dạng các loại sản phẩm.
Xem thêm: Bí quyết thành lập công ty vận tải và những vấn đề cần quan tâm
Với mỗi phương thức vận tải từ đường bộ đến đường sắt, đường hàng không, đường biển…sẽ có những ưu và nhược điểm riêng. Quan trọng là các doanh nghiệp nắm rõ được đặc điểm hàng hóa của mình và biết cách khai thác tối đa những thế mạnh của từng loại hình để giúp gia tăng nguồn lợi nhuận tối đa và tiết kiệm chi phí.
Căn cứ vào những ưu điểm vượt trội của loại hình vận chuyển hàng hóa bằng đường biển, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu đến doanh nghiệp sản xuất có thể ứng dụng loại hình này để chuyên chở các loại nguyên liệu đến thành phẩm. Trước khi đưa ra quyết định nên lựa chọn phương thức vận chuyển này hay không, hãy tham khảo ý kiến chuyên gia về một số mặt hàng đặc biệt phù hợp với loại hình vận chuyển đường thủy ngay sau đây nhé.
Các mặt hàng đông lạnh được nhập - xuất khẩu từ khu vực, quốc gia này đến khu vực, quốc gia khác chính là sản phẩm đầu tiên nằm trong danh sách này. Các sản phẩm điển hình như hải sản đông lạnh, nguồn lợi biển được khai thác xa bờ, thịt, dược phẩm đến các loại thực phẩm để lạnh như kem, sản phẩm sữa và rau củ quả.
Mặt hàng thường xuyên được vận chuyển bằng đường biển tiếp theo phải kể đến các loại hàng hóa có tính chất lý hóa, đặc thù như các loại hóa chất, các dung dịch hóa học, các loại bột dễ bay,...được đưa vào các thùng Container chuyên dụng và vận chuyển dễ dàng mà không lo sợ xảy ra va đập ảnh hưởng đến chất lượng.
Các mặt hàng dễ chịu sự tác động từ nhiệt độ, độ ẩm môi trường như các loại gia vị, thuốc lá, các sản phẩm đặc trưng của từng vùng miền như chè, tiêu, cà phê,...cũng xuất hiện trong danh sách này. Khi vận chuyển bằng đường biển, ngay cả khi thời gian vận chuyển lên đến vài ngày, chỉ cần bảo quản kỹ, các sản phẩm này sẽ được đảm bảo về mặt chất lượng và số lượng.
Dĩ nhiên tùy vào đặc điểm của từng sản phẩm, các loại sản phẩm sẽ được chứa đựng bằng hình thức phù hợp như sử dụng container, xà lan hay xe đông lạnh.
Với những mặt hàng trên, có khi nào bạn tự đặt ra câu hỏi về quá trình vận chuyển hay nhập khẩu hàng hóa bằng biển diễn ra như thế nào chưa? Nếu có, những bước ngay sau đây được cung cấp bởi Lại Trang sẽ giúp bạn hình dung rõ nhất về quy trình vận chuyển và nhập, xuất khẩu hàng hóa bằng phương thức này.
Các đơn vị xuất, nhập khẩu hàng hóa sẽ không thể tự vận chuyển được các loại sản phẩm, nguyên liệu của mình với số lượng lớn lênh đênh trên biển mà phải nhờ đến đơn vị trung gian chuyên cung cấp dịch vụ vận chuyển đường biển. Bước đầu tiên của quá trình này chính là các đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ vận chuyển đường biển sẽ tiếp nhận yêu cầu vận chuyển của các công ty, doanh nghiệp xuất, nhập khẩu, cá nhân tổ chức cần vận chuyển hàng hóa. Trong phiếu tiếp nhận này có chỉ định rõ địa chỉ nhận hàng hay kho lấy hàng.
Bước tiếp theo trong quy trình là đơn vị này sẽ thực hiện khai báo hải quan và thông quan cho hàng hóa cần vận chuyển bằng đường thủy vừa tiếp nhận, rồi kiểm tra hàng hóa xem có đáp ứng những yêu cầu được thông quan hay không. Sau khi kết thúc bước này sẽ tiến hành hoàn thiện hồ sơ xin phép lưu hành tự do cho hàng hóa lẫn các chứng từ về n nguồn gốc, xuất xứ của các mặt hàng vận chuyển.
Hoàn tất bước hai, các đơn vị vận chuyển sẽ tiến hành đưa hàng hóa từ kho lưu trữ về bến cảng sau đó tiến hành kiểm tra lại một lần nữa mặt hàng trước khi cho lên tàu.
Bước thứ tư được tiến hành sau đó là sử dụng các trang thiết bị hạ tầng đường biển để sắp xếp và đưa hàng hóa lên tàu và vận chuyển đến địa điểm được bên công ty đã book trước đó. Tùy vào địa chỉ xuất hàng, quãng đường di chuyển bước này có thể kéo dài từ vài ngày đến vài tháng trước khi cập bến.
Bước cuối cùng trong quy trình vận chuyển và xuất nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển chính là cập bến, bốc dỡ hàng hóa trên tàu về kho và trả hàng sau đó tiến hành giao hàng về địa chỉ của người nhận bằng các phương tiện đường bộ nội địa liên kết như xe ô tô, xe tải, xe đầu kéo,..
Nhìn chung, quy trình về nhập, xuất khẩu và vận chuyển hàng hóa bằng đường biển, tương đối đơn giản.
Trên đây là toàn bộ những thông tin căn bản đi làm rõ về loại hình vận chuyển hàng hóa bằng đường biển, các lợi ích và hạn chế của mô hình này cũng như quy trình vận chuyển hàng hóa bằng đường biển được tổng kết một cách tổng quan nhất. Hi vọng rằng, những thông tin trên đây thực sự hữu ích với tất cả các bạn.
Vận chuyển hàng hóa đường sắt
Bên cạnh đường biển, vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt cũng được đánh giá là dịch vụ đóng vai trò quan trọng trong quá trình thúc đẩy nền vận tải hàng hóa quốc tế phát triển mạnh mẽ. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về loại hình này ngay trong bài viết sau đây nhé.
Về Timviec365
Dành cho ứng viên
Dành cho nhà tuyển dụng
Việc làm theo khu vực
Việc làm theo ngành nghề
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
App CV365
App JobChat365
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
Tải app để tìm việc siêu tốc Tạo CV đẹp với 365+ mẫu CV xin việc