Biên bản kiểm kê vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hoá mới nhất!
Đăng bởi Timviec365.vn - 7575 lượt xem
Lần cập nhật gần nhất: ngày 25 tháng 04 năm 2024
- Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ mới nhất - Tải miễn phí!
- Biên bản kiểm nghiệm vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hoá 2018
1. Biên bản kiểm kê sản phẩm, vật tư và các công cụ
Biên bản kiểm kê vật liệu, hàng hóa, sản phẩm được tạo ra nhằm mục đích giúp mọi người có thể nhận biết được số lượng và chất lượng của các vật tư, sản phẩm, hàng hóa và công cụ trong doanh nghiệp. Từ đây, có thể biết được sự chệnh lệch giữa thực tế với sổ sách kế toán.
Biên bản kiểm kê thường được lập ra làm 02 bản, một bản để giao cho phòng kế toán lưu lại làm căn cứ sau này, một bản giao lại cho bên thủ kho lưu trữ để đối chiếu khi có sự thay đổi liên quan sau này.
Mẫu số 05 - VT: Biên bản kiểm kê vât tư, công cụ, sản phẩm, hàng hoá
Biểu mẫu 05 - VT ban hành kèm theo thông tư 133/2024/TT-BTC
Biên bản kiểm kê vật tư,công cụ, hàng hoá.docx
Biên bản kiểm kê thường được lập ra làm 02 bản, một bản để giao cho phòng kế toán lưu lại làm căn cứ sau này, một bản giao lại cho bên thủ kho lưu trữ để đối chiếu khi có sự thay đổi liên quan sau này.
Xem thêm: Mẫu biên bản hủy hóa đơn
2. Nội dung của Mẫu 05- VT: Văn bản ghi lại kết quả kiểm kê vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hóa
- Tên đơn vị, bộ phận lập biên bản kiểm nghiệm vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hoá và số biên bản được trình bày ở góc trái trên cùng của Biểu mẫu, người lập phiếu cần ghi rõ tên đơn vị, bộ phận lập biên bản (hoặc có thể đóng dấu của đơn vị ) và số biên bản để làm căn cứ lưu trữ biên bản.
- Ghi rõ ràng thời gian thực hiện quá trình kiểm tra tài sản bao gồm giờ, ngày, tháng, năm.
- Ban kiểm kê gồm Trưởng ban và các ủy viên: cần ghi rõ họ và tên, chức vụ, đại diện của những người có liên quan trong ban kiểm kê.
- Số thứ tự; Tên nhãn hiệu, quy cách và mã số của vật tư, công cụ, dụng cụ, sản phẩm hàng hóa được kiểm kê; số lượng hàng hoá và thành tiền được kiểm kê theo sổ kế toán; số lượng hàng hoá và thành tiền thực kiểm kê tại kho; chênh lệch hàng hoá kiểm kê theo số lượng (thừa, thiếu) và thành tiền; Phẩm chất của hàng hoá tại thời điểm kiểm kê (còn tốt 100%, kém phẩm chất. mất phẩm chất).
- Cuối cùng, người lập biên bản cần xin chữ ký của các bên liên quan để hoàn thiện Biên bản kiểm kê vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hoá.
>>> Vật tư, công cụ, sản phầm, hàng hóa đều là tài sản của doanh nghiệp. Bạn đọc có thể đọc thêm ngay kiến thức về biên bản kiểm kê tài sản vai trò, sự cần thiết của kiểm tra tài sản với sự phát triển ổn định, bền vững của doanh nghiệp.
3. Mục đích lập biên bản kiểm kê vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hoá
Việc lập biên bản kiểm kê vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hoá được diễn ra trong các trường hợp muốn xác định số lượng, chất lượng và các tài sản có giá trị liên quan đến vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hoá hiện đang có trong thời điểm liệt kê để bàn giao tài sản hoặc lập kế hoạch mua tài sản, trang thiết mới. Và từ đó, có thể xác định được ai chịu trách nhiệm trong việc đề xuất cách xử lý các trường hợp vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hoá có dấu hiệu thừa hoặc thiếu. Khi đó có kết quả, cần ghi chép vào sổ kế toán.
Xem thêm: Mẫu biên bản hủy hóa đơn điện tử
4. Phương pháp và trách nhiệm ghi
- Ghi rõ tên đơn vị hoặc có sự xác nhận đơn vị bằng con dấu cua đơn vị tại góc bên trái của biên bản kiểm kê vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hoá. Cần ghi rõ thời gian thực hiện kiểm kê như giờ, ngày, tháng, năm trong biên bản kiểm kê vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hoá. Bộ phận kiểm kê sẽ gồm có Trưởng ban và các uỷ viên.
-Thông thường khi lập bản kiểm kê vật tưm hàng hóa sẽ được chia ra làm hai bản. Trong đó bao gồm:
+ Cột A, B, C, D: Dựa vào từng vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hoá được kiểm kê tại kho để ghi số thứ tự, tên, nhãn hiệu, quy cách, đơn vị.
+ Cột 1: Tại cột 1, dựa vào quy định của từng đơn vị để ghi lại đơn giá của từng vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hoá sao cho phù hợp.
+ Cột 2, 3: Cột 2 và cột 3 là nơi để ghi số tiền và số lượng của mỗi vật tư, sản phẩm, xây dựng và hàng hóa theo như số liệu của sổ sách kế toán.
+ Cột 4, 5: Cột 4 và cột 5 sẽ được ghi số lượng cũng như số tiền của vật tư, hàng hóa và công cụ trong doanh nghiệp.
Trong trường hợp số liệu thực tế so với sổ kế toán ở cột 2,3 thì sẽ ghi vào cột 6 và cột 7; ngược lại, nếu trong trường hợp thiếu sẽ ghi vào cột 8 và cột 9.
Dựa vào số lượng vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hóa , người ta sẽ chia làm thành 3 loại sau đây:
- Phẩm chất 1: Với những phẩm chất tốt tốt 100% sẽ được ghi vào cột 10.
- Phẩm chất 2: Với những phẩm chất kém phẩm chất sẽ được ghi vào cột 11.
- Phẩm chất 3: Đối với các trường hợp mất phẩm chất sẽ được ghi vào cột 12.
Nếu phát hiện ra có bất kỳ sự chênh lệch nào thì cần phải báo cáo ngay với ban giám đốc doanh nghiệp để nhận được ý kiến giải quyết trường hợp chênh lệch này.
Đối với các biên bản kiểm kê vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hoá thông thường sẽ được tạo thành 02 bản, bao gồm:
- 01 bản đưa cho phòng kế toán giữ và lưu lại.
- 01 bản đưa cho thu kho giữ và lưu lại.
Sau khi việc lập biên bản được hoàn tất, cần phải đưa cho trưởng ban kiểm kê và thủ kho cùng với kế toán trưởng để xin chứ ký xác nhận vào biên bản (ghi rõ họ tên của từng người).
Qua bài viết trên, có lẻ phần nào đã giúp mọi người có cái nhìn tường tận về biên bản kiểm kê vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hoá. Từ đó, có thể áp dụng biên bản vào mọi tình huống. Cuối cùng, ban đọc tìm hiểu thêm về biên bản trả hàng, mẫu biên bản kiểm phiếu hay biên bản bàn giao con dấu công ty
Tài liệu mới
Tài liệu mới