Timviec365.vn Cung Cấp

236000 Tài liệu miễn phí

Xác định tiêu chí đánh giá công việc - tải về miễn phí!

Đăng bởi Timviec365.vn - 8442 lượt xem

Nếu bạn đang cần những thông tin về cách xác định tiêu chí đánh giá công việc và biểu mẫu chuẩn nhất để tham khảo thì hãy xem ngay bài viết dưới đây nhé!

Timviec365.vn xin gửi đến quý độc giả biểu mẫu Xác định tiêu chí đánh giá công việc:

Biểu mẫu Xác định tiêu chí đánh giá công việc

>> Tải ngay biểu mẫu xác định tiêu chí đánh giá công việc miễn phí tại đây!

Mau-bang-tieu-chi-danh-gia-cong-viec.rar

Việc làm quản lý điều hành

1. Đánh giá công việc hay đánh giá nhân viên là gì?

Đánh giá nhân viên là công việc hằng ngày mà các CEO hay quản lý cần làm để nhằm kiểm tra, theo sát quy trình làm việc, đánh giá năng lực nhân viên của mình làm việc có đạt hiệu quả như mong muốn của Ban giám đốc không? có đạt được KPI đã đề ra hay không? Rồi sẽ đưa ra kết quả trong mẫu đánh giá nhân viên theo năm.

Từ đó giúp nhà quản lý mới có tiền đề để nêu ra phương án giải quyết tình trạng tồn tại tiêu cực, để từ đó cải thiện chất lượng trong công việc cũng như thái độ trong quá trình làm việc của nhân viên cấp dưới của mình. Bên cạnh đó, nhiều lúc nhân viên có thể tự đánh giá công việc của bản thân qua biểu mẫu tự đánh giá công việc của nhân viên là một văn bản hành chính cũng khá quen thuộc trong quá trình đi làm, nó cũng giống như mẫu báo cáo thành tích cá nhân, báo cáo thành tích tập thểmẫu đánh giá kết quả thực tập, viết nhận xét thực tập chuẩnbiểu mẫu điểm trừ nghiệp vụ, nội quymẫu giấy đề nghị khen thưởngmẫu phiếu đánh giá khoá học,...

2. Tiêu chí đánh giá công việc

Có vô số tiêu chí để nhà quản lý dựa vào đó đánh giá công việc mà nhân viên cấp dưới làm. Sau đây là 2 tiêu chí đánh nhân viên mà một nhà quản lý giỏi cần nắm biết.

2.1. Thái độ làm việc của nhân viên

Người ta thường có câu thái độ hơn trình độ, vì thế thái độ của nhân viên trong khi tiến hành công việc mới là điều nhà quản lý quan tâm.

Sau đây là một số tiêu chí để nhà quản trị có thể dựa vào đó để đánh giá công việc của nhân viên:

* Tính trung thực của nhân viên

– Wiliam Shakespeare đã từng nói: “Không di sản nào quý giá bằng lòng trung thực” .

– Một nhân viên trung thực thành thật khi công tác tại vị trí của mình, trung thành với cấp trên, doanh nghiệp là nhân viên luôn được cấp trên tin dùng và giao phó những trọng trách lớn giúp vận hành bộ máy trơn chu mà không xảy ra gian lận.

– Tính trung thực được nhà quản lý luôn luôn chú ý quan tâm và đánh giáo cao là bởi vì thế.

* Nhiệt tình trong công việc

– Nhiệt tình trong công việc hay nói cách khác là sự tận tụy, hăng say làm việc không ngại trải qua gian khổ, khó khăn và luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

* Tôn trọng đồng nghiệp và khách hàng

– Sự tôn trọng được thể hiện qua:

+Thái độ đối đãi lịch lãm, lịch sự, chân thành, tiếp xúc theo thái độ mở lòng

+ Tạo điều kiện để đồng nghiệp khách hàng được nói lên quan điểm của mình.

+ Lắng nghe và tiếp thu ý kiến của người khác.

+ Tránh cắt lời, hoặc xúc phạm tới mọi người xung quanh mình.

* Chuyên cần, đúng giờ

– Chuyên cần là để chỉ người làm việc chăm chỉ cần mẫn như ong mật vậy. Không những chỉ chăm chỉ mà cần phải làm việc với sự hăng say nồng nhiệt và hơn hết là phải đúng giờ.

* Ý chí cầu tiến

– Ý chí cầu tiến chính là khát vọng được trở thành người hoàn thành công việc giỏi nhất trong tập thể đầy cạnh tranh như công ty. Tính cầu tiến mang lại hiệu quả làm việc cao nhất cho các doanh nghiệp.

* Lạc quan trong công việc

– Người lạc quan khi làm bất cứ việc gì cũng đều thuận buồm xuôi gió, là người luôn luôn tin tưởng vào khả năng của mình. Họ luôn tin tưởng để cố gắng vượt qua mọi thử thách, dám nhìn thẳng vào thử thách và đi xuyên qua nó thay vì gặp khó khăn thì chán nản bỏ cuộc.

* Cẩn trọng trong công việc

– Trong môi trường làm việc, bạn không được phép quên, người cấp trên chỉ dạy một lần là phải nắm được ngay, không ai thích nói đi nói lại một vấn đề cho bạn đâu. Vì thế hãy chú ý và cẩn thận từ những chi tiết nhỏ. Điều đó sẽ giúp bạn làm việc hiệu quả hơn và chỉnh chu hơn trong công việc.

Việc làm quản lý giám sát

2.2. Năng lực làm việc của nhân viên

Năng lực làm việc của nhân viên sẽ được đánh giá với 2 tiêu chí hoa tiêu sau: Mức độ làm việc và mức độ hoàn thành công việc.

* Mức độ làm việc

– Mức độ làm việc của nhân viên chính là khối lượng công việc và thời hạn hoàn thành khối lượng công việc đó của nhân viên.

– Nếu nhân viên làm vượt mục tiêu là KPI mà trưởng phòng đã đặt ra thì sẽ được đánh giá rất cao.

* Mức độ hoàn thành công việc

– Mức độ hoàn thành công việc xem ngày nào làm được đến đâu là dấu hiệu để ngươi quản lý nhận biết một cách chuẩn nhất về năng lực làm việc của từng cá nhân nhân viên. Từ đó sẽ đưa ra phương hướng soạn thảo tài liệu đào tạo cũng như nâng cao kỹ năng của nhân viên lên một trình độ cao hơn để làm việc hiệu quả hơn.

>> Tải ngay biểu mẫu xác định tiêu chí đánh giá công việc miễn phí tại đây!

File biểu mẫu tiêu chí đánh giá công việc

Mau-bang-tieu-chi-danh-gia-cong-viec.rar

3. Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác đánh giá thực hiện công việc

* Tiêu chuẩn thực hiện công việc

Để đánh giá công việc một cách có hiệu quả, các tiêu chuẩn để dựa trên đó đánh giá cần được xây dựng hết sức khách quan tỉ mỉ và hợp lý, tức là phải là tấm gương phản chiếu được các kết quả và hành vi để hoàn thành một công việc. Tiêu chuẩn thực hiện công việc là bạn phải đưa ra được các tiêu chí để dựa trên đó có thể đo lường thực tế công việc được hiện thực hóa như thế nào.

* Đo lường sự thực hiện công việc

Đo lường sự thực hiện công việc là phương pháp bạn làm thế nào đấy để đánh giá việc thực hiện công việc của cấp dưới. Bạn cần phải sử dụng một bộ công cụ đo lường chuẩn xác nhất. Công cụ đo lường đó càng tỉ mỉ, càng chi tiết dễ hiểu càng thuận lợi cho bạn trong quá trình đánh giá và phân loại sự thực hiện công việc của từng nhân viên.

* Thông tin phản hồi

Hệ thống thông tin phản hồi cũng đóng vai trò quan trọng trong việc đanh sgias công việc của nhân viên, nếu phản hồi của đồng nghiệp hay khách hàng tốt, nó sẽ đánh giá người lao động theo cách công bằng và bình đẳng nhất. Người lao động khi được tổ chức ghi nhận về thành quả họ lao động tạo ra, từ đó như tiếp thêm động lực làm việc tốt đẹp hơn thế nữa.

Trên đây là những tổng hợp chi tiết của chúng tôi để làm rõ cho bạn cách xác định tiêu chí đánh giá công việc và biểu mẫu chuẩn nhất. Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn hàng loạt thông tin hữu ích. Chúc bạn có một ngày làm việc vui vẻ. Trân trọng!

>> Click vào đây để tải chọ bộ: Biểu mẫu đánh giá công việc chuẩn nhất

Việc làm

Tác giả: Timviec365.vn