Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả

Câu hỏi tuyển dụng

236000 Tài liệu miễn phí

Tải miễn phí mẫu bảng chấm công làm thêm giờ mới nhất

Đăng bởi Timviec365.vn - 6299 lượt xem

Lần cập nhật gần nhất: ngày 2 tháng 05 năm 2024

Nếu bạn là một nhân viên hay là một cán bộ đang làm việc tại bộ phận hành chính nhân sự, bộ phận kế toán của một doanh nghiệp, công ty nhất định nào đó. Nhiệm vụ của bạn là chấm công và tính toán lương cho các nhân viên, trong đó có mẫu bảng chấm công làm thêm giờ. Vậy văn bản này là gì? Nó được sử dụng như thế nào và cách để lập nó ra sao? Hãy cùng Timviec365.vn giải đáp mọi thắc mắc liên quan đến bảng biểu này thông qua bài viết sau nhé!

Việc làm hành chính - văn phòng

1. Khái niệm cần biết về bảng chấm công làm thêm giờ

Theo quy định của thông tư số 200 và 133 của Bộ Tài Chính, có các quy định cụ thể về chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ bảng chấm công làm thêm giờ là một mẫu văn bản được đính kèm theo phụ lục của thông tư. Bảng chấm công làm thêm giờ là một văn bản bảng biểu được dùng để theo dõi và giám sát thời gian công thực tế làm thêm ngoài giờ của các cá nhân người lao động.

bảng chấm công làm thêm giờ

Bảng chấm công làm thêm giờ được sử dụng làm căn cứ tính giờ làm thêm/tăng ca cho nhân viên một cách đầy đủ và chính xác. Đây là mẫu bảng mới nhất được Bộ Tài chính bổ sung để phân loại rõ chấm công làm thêm giờ, tránh làm mất quyền lợi của nhân viên. Mời các bạn tham khảo và tải về miễn phí các mẫu bảng chấm công ngay bên dưới!

Xem thêm: Mẫu biên bản kiểm kê tài sản cho doanh nghiệp

>> Thông tư 200; Thông tư 133; Quyết định 48 của Bộ Tài Chính - Mẫu bảng chấm công làm thêm giờ - Tải miễn phí:

mau-bang-cham-cong-lam-them-gio.doc

2. Hướng dẫn chi tiết cách lập bảng chấm công làm thêm giờ

Mỗi cá nhân người lao động, tập thể nhân viên các phòng ban, bộ phận,... có nhu cầu hay được phân công làm thêm ngoài giờ, hay còn gọi là tăng ca thì phải có nghĩa vụ lập bảng chấm công tăng ca (làm thêm giờ). Cụ thể, phương pháp thực hiện như sau:

- Ở cột A và B: cá nhân, bộ phận có trách nhiệm thực hiện điền lần lượt số thứu tự, tên gọi đầy đủ của từng nhân viên làm việc ngoài giờ trong các bộ phận, phòng ban họ đang công tác.

- Từ cột 1 đến cột 31: cá nhân, bộ phận có trách nhiệm thực hiện viết rõ ràng, chính xác số giờ làm thêm ngoài giờ trung bình theo các ngày, từ thời gian nào đến thời gian nào, lần lượt điền từ ngày đầu tiên của tháng đến ngày cuối cùng của tháng.

- Ở cột 32: cá nhân, bộ phận có trách nhiệm thực hiện viết rõ ràng, chính xác tổng cộng số lượng giờ làm thêm vào ngày thường trung bình trong tháng.

- Ở cột 33: cá nhân, bộ phận có trách nhiệm thực hiện viết rõ ràng, chính xác tổng cộng số lượng giờ làm thêm vào các ngày cuối tuần, thứ Bảy và Chủ nhật.

- Ở cột 34: cá nhân, bộ phận có trách nhiệm thực hiện viết rõ ràng, chính xác tổng cộng số lượng giờ làm thêm trong các ngày nghỉ lễ.

- Ở cột số 35: cá nhân, bộ phận có trách nhiệm thực hiện tính toán và viết rõ ràng, chính xác tổng cộng số lượng giờ làm thêm vào thời gain buổi tối, tuân thủ quy định về luật, không nằm trong ca cố định làm việc của cá nhân người lao động.

Việc làm quản lý hành chính

cách viết bảng chấm công làm thêm giờ

Trung bình hàng ngày, các tổ trưởng, cán bộ đứng đầu các bộ phận, phòng ban, tổ hay nhóm,... hoặc cá nhân đã được người có thẩm quyền ủy quyền dựa trên cơ sở số lượng giờ tăng ca thực tế theo yêu cầu, nhu cầu, tính chất, đặc trưng của công việc ở bộ phận nhân viên mình, để có căn cú tính toán giờ tăng cá cho từng cá nhân lao động trong ngày đó. Sau đó, thực hiện viết rõ vào số ngày tương ứng từ ngày đầu tháng đến ngày cuối tháng, dựa vào quy định trong chứng từ, viết chuẩn theo các ký hiệu.

Vào thời điểm cuối tháng, cán bộ làm nhiệm vụ chấm công, cá nhân phụ trách bộ phận, phòng ban quản lý nhân sự, tổ nhóm đang sở hữu cá nhân lao động tăng ca hay làm thêm ngoài giờ có trách nhiệm ký và ghi đầy đủ họ tên vào văn bảng chấm công làm thêm giờ. Sau đó chuyển văn bản này lên người đứng đầu doanh nghiệp hay cá nhân được người đứng đầu ủy quyền tiến hành phê duyệt vào bảng chấm công làm thêm giờ. Tiếp theo, cá nhân chịu trách nhiệm phê duyệt chuyển văn bản này lại cho bộ phận hành chính nhân sự hoặc bộ phận kế toán tổng hợp để họ tiến hành kiểm tra, theo dõi lại và đối chiếu với một số dữ liệu thực tế. Bộ phận hành chính nhân sự hay bộ phận kế toán dựa trên cơ sở các ký hiệu đã được chấm công của từng cá nhân lao động để thực hiện điền nội dung vào các cột 32 đến 35.

Có thể nói, trong quy trình làm việc của doanh nghiệp, công ty hay tổ chức, không thể nào không có những thời điểm làm thêm giờ, tăng ca của các cá nhân người lao động. Đó có thể là các cá nhân lao động tự nguyện xin, đề nghị làm thêm hay cũng có thể yêu cầu của doanh nghiệp ban xuống. Tuy nhiên, theo cách thức nào thì quá trình này cũng cần phải tồn tại bảng chấm công làm thêm giờ. Bảng chấm công làm thêm giờ có vai trò quan trọng trong quá trình quản lý nhân viên, xác thực hoạt động của doanh nghiệp và đồng thời cũng đảm bảo chính xác, rõ ràng mức thu nhập cho các cá nhân lao động một cách hợp lý.

Qua bài viết trên, chúng tôi đã chia sẻ đến bạn đọc những kiến thức cần thiết về bảng chấm công làm thêm giờ. Bạn đọc tìm hiểu thêm về bảng thanh toán tiền làm thêm giờ, bảng kê trích nộp các khoản theo lươngbảng thanh toán tiền thuê ngoài 2024 nếu thấy hữu ích. Hy vọng, sau khi xem xong bài viết này, bạn đọc sẽ áp dụng tốt trong quá trình phục vụ công việc của bản thân.

Việc làm online