Tiết lộ mẫu biên bản đối chiếu công nợ đầy đủ và chi tiết nhất
Đăng bởi Timviec365.vn - 7241 lượt xem
Lần cập nhật gần nhất: ngày 24 tháng 04 năm 2024
- Cách viết mẫu biên bản bàn giao quỹ tiền mặt chuẩn xác
- Mẫu đơn xin miễn sinh hoạt đảng và những điều bạn cần biết
1. Mẫu biên bản đối chiếu công nợ là gì?
Trước khi tìm hiểu về mẫu biên bản đối chiếu công nợ thì ta cần tìm hiểu công nợ là gì? Thực chất, công nợ chính là chỉ các khoản tiền đã vay nhưng chưa được thanh toán, phát sinh từ việc mua bán nhà đất, mua tài sản, trang thiết bị, Đóng bhxh, bhyt, bhtn, bhtnlđ, bnn cho người lao động, mua hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ,.. của một công ty, doanh nghiệp bất kỳ với đối tác hay nhà cung cấp của mình,...
Người chịu trách nhiệm kiểm tra, theo dõi và quản lý các khoản công nợ của công ty, doanh nghiệp sẽ là các kế toán viên, hay rõ ràng hơn chính là kế toán công nợ và được quản lý bởi những người được bổ nhiệm kế toán trưởng, trưởng phòng.
Vậy, mẫu biên bản đối chiếu công nợ là gì?
Mẫu biên bản đối chiếu công nợ thực tế chính là loại biên bản được sử dụng để kiểm soát tình hình của việc thanh toán các khoản nợ của công ty, doanh nghiệp với khách hàng, đối tác, nhà cung cấp của mình,... Thông qua biên bản đối chiếu công nợ ta có thể biết được các bên có thực hiện đúng những nội dung đã cam kết trong hợp đồng hay không. Và đặc biệt chính là xác nhận xem khoản nợ còn lại có thật sự đúng với số nợ trong thực tế hay không rồi từ đó đề nghị thanh toán công nợ.
Thêm vào đó, trong việc thực hiện kế toán doanh nghiệp, nhất là khi làm tờ khai quyết toán thuế, biên bản đối chiếu công nợ chắc chắn sẽ được hỏi đến vì đây chính là căn cứ dùng để xác nhận, kiểm tra tình hình thanh toán tiền giữa hai bên là bên mua và bên bán. Đặc biệt là với các trường hợp thanh toán hóa đơn có giá trị gia tăng hơn 20 triệu đồng có thực hiện theo đúng quy định hay không.
Nhìn chung, mẫu đơn biên bản đối chiếu công nợ chính là mẫu biên bản được lập ra nhằm mục đích để ghi chép lại việc đối chiếu công nợ của công ty, doanh nghiệp. Loại biên bản này sẽ được lập vào định kỳ kế toán hoặc vào dịp cuối năm.
>> Xem thêm: Hồ sơ đăng ký thuế
2. Các thông tin cần biết về mẫu biên bản đối chiếu công nợ
Với các ứng viên trong ngành kế toán thì việc nắm bắt các thông tin cũng như tìm hiểu về mẫu biên bản đối chiếu công nợ là khá cần thiết. Bởi đây sẽ là mẫu biên bản được sử dụng khá nhiều cũng như khá thường xuyên với các kế toán công nợ nói riêng và các kế toán nói chung.
Vậy, những thông tin nào cần biết về mẫu biên bản đối chiếu công nợ?
Các bạn hãy theo dõi bài viết để nắm bắt thông tin cho mình nhé!
2.1. Mẫu biên bản đối chiếu công nợ có mục đích gì?
Thực tế, việc lập biên bản đối chiếu công nợ nhằm mục đích xác nhận được công ty, doanh nghiệp và khách hàng, đối tác hay nhà cung cấp,...nói chung là các bên tham gia hợp đồng có thực hiện đúng những quy định đã nêu trong hợp đồng hay không?
Đặc biệt chính là số nợ còn lại của hai bên với nhau có đúng với số nợ trên thực tế hay không? Việc nắm bắt được những điều này giúp cho quá trình kết toán nợ sau đó được thực hiện một cách đúng như quy định trên hợp đồng đã nêu ra.
Thêm vào đó, khi thực hiện việc quyết toán thuế thì biên bản đối chiếu công nợ sẽ là giấy tờ đầu tiên cần được đề ra. Thông qua dó, có thể theo dõi và kiểm tra được tình hình thanh toán giữa bên mua và bên bán, nhất là với các giao dịch trên 20 triệu đồng.
2.2. Nội dung của mẫu biên bản đối chiếu công nợ
Một biên bản công nợ sẽ bao gồm những nội dung gì? Trong quá trình thực hiện việc lập mẫu biên bản đối chiếu công nợ, kế toán cần đảm bảo những yếu tố nào?
Thông thường, một mẫu biên bản đối chiếu công nợ sẽ bao gồm các nội dung như:
- Tên chính thức, đầy đủ của công ty, doanh nghiệp
- Số của biên bản đối chiếu công nợ
- Phần tiêu ngữ
- Thời gian và địa chỉ
- Tên của biên bản được lập
- Các căn cứ lập biên bản
- Những thông tin của bên A - bên mua
- Những thông tin của bên B - bên bán
- Các thông tin đối chiếu công nợ
- Các công nợ chi tiết
- Phần kết luận
- Ký tên và đóng dấu xác nhận của cả hai bên
>> Xem thêm: Hợp đồng thuê nhà trọ
2.3. Các mẫu biên bản đối chiếu công nợ liên quan
Trong mẫu biên bản đối chiếu công nợ thông thường sẽ còn có một số mẫu biên bản xác nhận công nợ liên quan khác như:
- Mẫu biên bản xác nhận công nợ
- Mẫu biên bản bàn giao công nợ
- Mẫu biên bản đối trừ công nợ - 1 bên
- Mẫu biên bản đối trừ công nợ - 2 bên
Đây sẽ là các mẫu biên bản thường đi kèm và có liên quan mật thiết đến mẫu biên bản đối chiếu công nợ hiện nay. Thông thường, khi đưa ra các mẫu biên bản đối chiếu công nợ sẽ có một số biên bản trên kèm theo. Điều này tùy thuộc vào hoạt động thực hiện của doanh nghiệp để đưa ra loại biên bản phù hợp.
3. Sai sót có thể xảy ra với mẫu biên bản đối chiếu công nợ
Với bất kỳ loại biên bản nào, bao gồm cả biên bản đối chiếu công nợ thì việc xảy ra sai sót là điều rất dễ hiểu cũng như rất dễ xảy ra. Đặc biệt là trong quá trình lập biên bản cũng như thực hiện và lưu giữ, sử dụng loại biên bản này trong các công ty, doanh nghiệp hiện nay.
Vậy, những sai sót nào sẽ có thể xuất hiện với mẫu biên bản đối chiếu công nợ?
Đó là các khoản nợ đã đến kỳ hạn phải thu nhưng chưa có biên bản đối chiếu công nợ đầy đủ, xác nhận công nợ tương ứng vào cuối năm theo quy định.
Không chỉ vậy, việc kế toán thực hiện gửi thư xác nhận các khoản nợ cho khách hàng, nhưng thực tế sự phản hồi nhận lại được thì rất thấp. Chính điều này đã dẫn đến việc sai sót trong quá trình quản lý công nợ của các kế toán công nợ. Bởi sự phản hồi rất ít, tần suất thưa thớt, dẫn đến việc các kế toán thường không chú ý theo sát được các khoản nợ và dễ dàng bị lãng quên. Do vậy, đôi khi sẽ khá lỏng lẻo trong việc quản lý công nợ, gây ra tình trạng nợ mãi chưa được thu hồi cũng như quên và ghi thiếu sót các khoản nợ đã có thời gian khá lâu.
Thêm vào đó, số công nợ mà doanh nghiệp phải thu ở khách hàng bị xuất hiện chênh lệch giữa sổ kế toán và biên bản đối chiếu công nợ. Điều này sẽ là vấn đề khá lớn nếu như nguyên nhân của sự chênh lệch này chưa được xác định. Bởi như vậy sẽ rất khó để giải quyết cũng như có thể làm tình trạng giữa công ty, doanh nghiệp với khách hàng trở nên căng thẳng hơn rất nhiều. Nếu trong trường hợp xấu nhất có thể xảy ra chính là việc thu hồi công nợ không thực hiện được, hoặc nếu thu hồi được thì số tiền thu hồi nợ đó sẽ thấp hơn số tiền nợ mà thực tế khách hàng phải trả cho công ty, doanh nghiệp.
Với những công ty, doanh nghiệp xây dựng thì đây được coi là trường hợp khá đặc biệt. Bởi thực tế, những công ty, doanh nghiệp trong lĩnh vực này đa số không đối chiếu nợ hoặc nếu có đối chiếu nợ thì sẽ có phần chênh lệch xuất hiện. Thậm chí sẽ có những trường hợp như các khoản nợ không có đối tượng một cách rõ ràng như các mô hình công ty, doanh nghiệp ở lĩnh vực khác. Điều này đã gây ra khá nhiều khó khăn cho các kế toán phụ trách đối chiếu công nợ tại các công ty, doanh nghiệp này.
Việc khó xác định đối tượng nợ, hay sự xuất hiện chênh lệch các khoản nợ không rõ nguyên nhân thì sẽ rất khó khăn trong việc quyết toán các chứng từ, giấy tờ liên quan. Không chỉ thế, việc thu hồi nợ hay thực hiện quyết toán thuế cũng sẽ gặp những khó khăn và sự cản trở nhất định.
Các trường hợp sai sót này xảy ra khá nhiều tại các công ty và doanh nghiệp hiện nay. Do sự chuẩn bị cũng như quản lý công nợ chưa sát sao dẫn đến những sai sót này xảy ra trong mẫu biên bản đối chiếu công nợ. Vì thế, các công ty, doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ các công tác chuẩn bị để việc thiết lập biên bản đối chiếu công nợ được chính xác và không có sai sót xảy ra.
Thực tế ngày nay, vì những sai sót này mà nhiều công ty, doanh nghiệp đã tìm đến các công ty chuyên cung cấp dịch vụ kế toán chuyên nghiệp để họ thực hiện toàn bộ các nghiệp vụ kế toán liên quan nhằm mục đích tránh và giảm thiểu những rủi ro có thể xảy ra.
>> Xem thêm: Mẫu bàn giao tài sản
4. Các nguyên nhân khách hàng không đối chiếu công nợ?
Dựa vào mẫu biên bản đối chiếu công nợ, các công ty, doanh nghiệp sẽ đưa ra cho khách hàng thực hiện việc đối chiếu công nợ để tiến hành thu hồi nợ khi đã đến thời hạn nhất định. Tuy nhiên, vẫn có một vài trường hợp khách hàng từ chối thực hiện việc đối chiếu. Vậy, những nguyên nhân đó là gì?
- Tồn đọng việc tranh chấp trong quá trình giải quyết việc thu hồi nợ. trước đó đã tiến hành việc thu hồi nợ, nhưng trong quá trình đó xảy ra tranh chấp với khách hàng và kéo dài tới tận thời điểm hiện tại. Vì vậy, khách hàng từ chối việc đối chiếu công nợ.
- Chưa thực sự quyết đoán trong việc thu hồi công nợ. Trong quá trình hợp tác, do sợ mất lòng nên các kế toán công nợ thường cả nể, không thúc giục gắt gao. Điều này dẫn đến việc khách hàng, đối tác không ký vào biên bản đối chiếu công nợ nhưng kế toán cũng không lưu tâm và bỏ qua. Dẫn đến tình trạng không có văn bản căn cứ xác nhận về khoản nợ còn lại. Do đó, việc vướng mắc về sau trong quá trình thu hồi nợ là rất dễ xảy ra.
- Khách hàng, đối tác không còn khả năng thanh toán nợ. Điều này cũng là một nguyên nhân rất dễ xảy ra bởi họ gặp phải những tổn thất khá lớn, dẫn đến việc mất khả năng thanh toán các khoản nợ còn tồn đọng.
- Có ý định chiếm dụng làm biên bản góp vốn để kinh doanh do không phải trả lãi. Đây cũng được coi là một nguyên nhân dẫn đến việc khách từ chối đối chiếu công nợ. Bởi việc không cần trả lãi nên đôi khi họ sẽ muốn chiếm dụng riêng đê thực hiện việc kinh doanh và ngó lơ luôn đó là khoản nợ mà mình cần phải trả.
Nhìn chung sẽ có khá nhiều trường hợp xảy ra và yêu cầu kế toán công nợ cần có cách giải quyết, xử lý phù hợp để nhằm mục đích biên bản đối chiếu công nợ được xác nhận và thực hiện đầy đủ.
Trên đây là thông tin về mẫu biên bản đối chiếu công nợ chi tiết và đầy đủ nhất gửi tới các bạn. Dưới đây là một số mẫu biên bản đối chiếu công nợ mà các bạn có thể tham khảo.
mau-bien-ban-doi-chieu-cong-no (1).doc
mau-bien-ban-doi-chieu-cong-no (1).docx
mau-bien-ban-doi-chieu-cong-no (2).doc
Hy vọng thông qua bài viết này các bạn có thể hiểu hơn về mâu biên bản đối chiếu công nợ. Đặc biệt là với những bạn có ý định ứng tuyển vào các vị trí kế toán tại công ty, doanh nghiệp hiện nay. Việc nắm bắt và bổ sung các kiến thức phục vụ cho công việc sau này của mình chưa bao giờ là thiếu cần thiết.
Tài liệu mới
Tài liệu mới