Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Tổng hợp 8 loại từ trong tiếng Anh sử dụng phổ biến nhất hiện nay

Tác giả: Hoàng Thúy Nga

Tạo CV online

1. Tầm quan trọng của 8 loại từ trong tiếng Anh

Trong tiếng Anh hiện nay có 8 từ loại được dùng phổ biến là danh từ, tính từ, động từ, đại từ, giới từ, trạng từ, liên từ, thán từ. Bạn cần biết cách sắp xếp các từ loại trong tiếng Anh để viết đúng ngữ pháp của các câu trong tiếng Anh.

Bạn cần nắm được cách phân biệt và những thông tin về các loại từ để có thể đọc, viết tiếng Anh trôi chảy và đúng ngữ pháp, vượt qua được các kỳ thi và bài kiểm tra tiếng Anh dễ dàng.

Tầm quan trọng của 8 loại từ trong tiếng Anh
Tầm quan trọng của 8 loại từ trong tiếng Anh

Các loại từ đóng vai trò rất quan trọng trong tiếng Anh, giúp bạn biết được cách sắp xếp và các vị trí của các câu từ trong tiếng Anh chính xác. Đồng thời giúp bạn phiên dịch được tiếng Anh sang tiếng Việt dễ dàng. Tuy trong tiếng Anh có tất cả 9 loại từ, nhưng trong bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu 8 loại từ cơ bản trong tiếng Anh.

2. Vị trí và dấu hiệu nhận biết của 8 loại từ trong tiếng Anh

2.1. Danh từ trong tiếng Anh

Danh từ trong tiếng Anh là Noun (N), là từ loại quan trọng nhất và chiếm số lượng lớn nhất trong tiếng Anh. Danh từ bao gồm những từ ngữ dùng để chỉ sự vật, sự việc, nơi chốn. Ví dụ: city, door, bridge, desk, pencil, flower...

Danh từ trong tiếng Anh cũng được dùng để chỉ con người, các nghề nghiệp, công việc… Ví dụ: teacher, dentist, farmer, businessman, painter…

Danh từ trong tiếng Anh
Danh từ trong tiếng Anh

2.1.1. Vị trí của danh từ trong tiếng Anh

Trong tiếng Anh, danh từ có các vị trí như sau:

- Danh từ đóng vai trò làm chủ ngữ ở đầu câu hoặc đứng sau các trạng ngữ chỉ thời gian trong đầu câu.

Ví dụ: Yesterday Ngoc went to school at 8 a.m.

(Tạm dịch: Hôm qua Ngọc đi học vào lúc 8 giờ sáng).

- Danh từ ở sau tính từ sở hữu hoặc tính từ thường. Lúc này, danh từ sẽ đi sau các từ sở hữu như: our, your, my, his, her, its, their hay các tính từ như beautiful, good,...

Ví dụ: Lan is my friend.

(Tạm dịch: Lan là bạn của tôi).

- Danh từ đứng sau động từ với vai trò làm tân ngữ.

Ví dụ: She really likes my shirt.

(Tạm dịch: Cô ấy thật sự thích chiếc áo sơ mi của tôi).

- Danh từ đứng sau từ “enough”  bên trong cấu trúc sau: “Enough + N + to do something” hay các từ như: A few, a little, little, every, those, that, this, these, both, no, some, any,...

Ví dụ: We don't have enough time to complete the assignment mine.

(Tạm dịch: Chúng tôi không có đủ thời gian để hoàn thành bài tập về nhà).

2.1.2. Dấu hiệu để nhận biết danh từ trong tiếng Anh

Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết các danh từ trong tiếng Anh

- Đuôi “tion”: education, instruction, nation,...

- Đuôi “sion”: impression, television, question, passion,...

Dấu hiệu nhận biết danh từ trong tiếng Anh
Dấu hiệu nhận biết danh từ trong tiếng Anh

- Đuôi ment: movement, pavement, environment,…

- Đuôi ce: peace, difference, independence,...

- Đuôi ness: kindness, friendliness,...

- Đuôi y: beauty, democracy, army,…

- Đuôi er/or: động từ + er/or sẽ thành danh từ chỉ người: worker, player, swimmer, driver, runner, visitor,…

2.2. Tính từ trong tiếng Anh

Tính từ trong tiếng Anh được biểu thị Adjective, là những từ ngữ được sử dụng để mô tả phẩm chất hoặc trạng thái của danh từ (chẳng hạn như: enormous, silly, pink, angry, slow...). Tính từ cũng có thể được sử dụng để mô tả số lượng của danh từ (chẳng hạn như: many, few, millions, tons…).

2.2.1. Vị trí của tính từ

- Với chức năng bổ nghĩa cho danh từ và cung cấp thêm thông tin cho người đọc về danh từ đó thì tính từ sẽ đứng ở trước danh từ. Tuy nhiên một số tính từ như alive, glad, alone, awake, aware… sẽ không đứng trước danh từ.

Ví dụ:

I had a really hard time.

(Tạm dịch: Tôi đã trải qua một khoảng thời gian rất khó khăn).

- Một số tính từ như available, suitable, possible… sẽ đứng sau danh từ mà nó bổ trợ.

Ví dụ:

There are 3 rooms available.

(Tạm dịch: Còn có 3 phòng trống).

- Tính từ đứng sau động từ liên kết (chẳng hạn như đồng từ tobe, seem, sound, smell, feel…). Khi đó, những tính từ này sẽ bổ sung thông tin cho chủ ngữ trong câu.

Ví dụ: I feel happy now.

(Tạm dịch: Bây giờ tôi đang cảm thấy rất hạnh phúc).

Tính từ trong tiếng Anh là gì
Tính từ trong tiếng Anh là gì

2.2.2. Các loại tính từ trong tiếng Anh

Trong tiếng Anh, tính từ được chia thành 7 loại nhỏ hơn, bao gồm:

- Tính từ miêu tả (Ví dụ: nice, bad, hot, sweet…)

- Tính từ định lượng (Ví dụ: few, half, a lot…)

- Tính từ chỉ thị ( Bao gồm 4 tính từ: this, that, these, those)

- Tính từ sở hữu (Ví dụ: your, his, their, my…)

- Tính từ nghi vấn (Ví dụ: which, what, whose…)

- Tính từ phân phối (Ví dụ: each, every, any…)

- Mạo từ (Bao gồm 3 mạo từ a, an và the).

2.3. Động từ trong tiếng Anh

Trong tiếng Anh, động từ (Verb) là những từ được sử dụng để miêu tả hành động hoặc trạng thái của người, vật hoặc sự vật trong câu.

Ví dụ: My dad closed the door.

(Tạm dịch: Bố tôi đóng cửa lại).

2.3.1. Vị trí của động từ trong câu

- Trong cấu trúc của một câu, động từ sẽ đứng sau chủ ngữ.

Ví dụ: He called me last night.

(Tạm dịch: Tối qua cậu ta đã gọi điện cho tớ).

- Động từ “tobe” đứng trước trạng từ chỉ tần suất, còn động từ thường sẽ đứng sau trạng từ chỉ tần suất.

Vị trí của động từ trong tiếng Anh
Vị trí của động từ trong tiếng Anh

Ví dụ 1: It is often cold in late autumn.

(Tạm dịch: Trời thường sẽ lạnh vào cuối thu).

Ví dụ 2: She usually goes to work by bus.

(Tạm dịch: Cô ấy thường đi làm bằng xe bus).

2.3.2. Các loại động từ trong tiếng Anh

Trong tiếng Anh có 2 loại động từ là nội động từ và ngoại động từ.

Nội động từ là những động từ được sử dụng để diễn tả hành động của người nói, người nói thực hiện hành động đó. Nội động từ có thể không cần tân ngữ đi kèm.

Ví dụ: She drinks lemon juice.

(Tạm dịch: Cô ấy uống nước chanh).

Ngoại động từ là những từ diễn tả những hành động tác động lên tân ngữ đi kèm ngay sau nó.

Ví dụ: The cat is chasing the mouse.

(Tạm dịch: Con mèo đang đuổi bắt con chuột).

2.4. Đại từ trong tiếng Anh

Đại từ trong tiếng Anh (Pronouns) được sử dụng để xưng hô chỉ trỏ sự vật hoặc sự việc. Đại từ có thể thay thế cho danh từ, động từ, hoặc tính từ để tránh không lặp lại các từ ấy trong câu.

Trong tiếng Anh có tất cả 7 loại đại từ, bao gồm:

- Đại từ nhân xưng (Ví dụ: we, they, she, he…)

- Đại từ chỉ định (Gồm có 4 đại từ: this, that, these, those)

- Đại từ sở hữu (Ví dụ: mine, his. hers, ours…)

- Đại từ phản thân (Ví dụ: yourself, himself, herself…)

Các loại đại từ trong tiếng Anh
Các loại đại từ trong tiếng Anh

- Đại từ bất định (Ví dụ: much, other, someone, anybody, nothing…)

- Đại từ quan hệ (Ví dụ: who, which, what, that…)

- Đại từ nhấn mạnh (Ví dụ: ourselves, himself, themselves…).

2.5. Giới từ trong tiếng Anh

Giới từ trong tiếng Anh được biểu thị bởi thuật ngữ Positions. Giới từ biểu thị mối liên hệ giữa hai chủ thể khác nhau. Trong một câu, thông thường giới từ sẽ đứng trước danh từ hoặc đại từ. Ngoài ra, tùy theo mục đích sử dụng mà giới từ có thể đứng ở một số vị trí khác.

Ví dụ: We will have a meeting on next Monday.

(Tạm dịch: Thứ hai tuần tới chúng ta sẽ có một cuộc họp)

Trong tiếng Anh có tất cả 3 loại giới từ:

- Giới từ chỉ địa điểm (Bao gồm: in, on và at)

- Giới từ chỉ thời gian (Bao gồm: in, on và at)

- Các giới từ khác (Ví dụ: beside, by, before…).

2.6. Trạng từ trong tiếng Anh

Trong tiếng Anh, trạng từ (Adverb) có vai trò bổ nghĩa cho động từ, danh từ hoặc tính từ. Đôi khi, trạng từ cũng bổ sung nghĩa cho cả câu. Với vai trò này, trạng từ sẽ đứng trước từ ngữ hoặc câu mà nó bổ nghĩa.

Ví dụ: He quickly ran to her house.

(Tạm dịch: Anh ấy phi như bay đến nhà cô).

Các loại trạng từ trong tiếng Anh
Các loại trạng từ trong tiếng Anh

Trạng từ trong tiếng anh được chia thành 8 loại, bao gồm:

- Trạng từ chỉ thời gian

- Trạng từ chỉ tần suất

- Trạng từ chỉ nơi chốn

- Trạng từ chỉ cách thức

- Trạng từ chỉ số lượng

- Trạng từ chỉ mức độ

- Trạng từ nghi vấn

- Trạng từ liên hệ.

2.7. Liên từ trong tiếng Anh

Liên từ (Conjunctions) được sử dụng để liên kết các từ ngữ, cụm từ hoặc các mệnh đề với nhau.

Có 3 loại liên từ trong tiếng Anh, bao gồm:

- Liên từ kết hợp: Kết nối hai hay nhiều đơn vị từ loại tương đương với nhau.

Ví dụ: I bought some eggs and milk.

(Tạm dịch: Tôi đã mua một ít sữa và mấy quả trứng)

- Liên từ tương quan: Những liên từ này thường đi theo cặp và không thể thiếu một trong hai.

Ví dụ: Tonight I want either sandwich or pizza.

(Tạm dịch: Tối nay em muốn ăn sandwich hoặc pizza)

- Liên từ phụ thuộc: Chỉ được sử dụng để gắn kết mệnh đề phụ thuộc với mệnh đề chính.

Ví dụ: You can go out after you finish housework.

(Tạm dịch: Anh có thể ra ngoài sau khi làm xong việc nhà).

Xem thêm: Bằng tiếng anh b1 tương đương ielts bao nhiêu?

2.8. Thán từ trong tiếng Anh

Thán từ (Interjection) được sử dụng với mục đích biểu hiện cảm xúc của người nói hoặc người viết. Thán từ thường đứng riêng lẻ và đi kèm theo dấu chấm than ở phía sau.

Ví dụ: Oh my God! You got it.

(Tạm dịch: Chúa ơi, anh thành công rồi!).

Ý nghĩa của thán từ trong tiếng Anh
Ý nghĩa của thán từ trong tiếng Anh

Thán từ trong tiếng Anh không có ý nghĩa về mặt ngữ pháp. Loại từ này thường đứng một mình và giúp tăng thêm ý nghĩa về mặt cảm xúc cho lời nói. Thán từ được sử dụng chủ yếu trong các hoạt động giao tiếp hàng ngày. Tuy vậy, lạm dụng thán từ với tần suất cao cũng chưa hẳn đã là tốt.

Như vậy là chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu hết về 8 loại từ trong tiếng Anh. Mỗi loại từ đều có đặc điểm nhận dạng, chức năng, vị trí và cách sử dụng riêng biệt. Vì vậy hãy ghi nhớ kỹ đặc điểm của mỗi loại từ để không sử dụng sai nhé. Bạn cũng có thể tìm kiếm thêm các bài tập xác định từ loại trong câu để rèn luyện và ghi nhớ kiến thức về 8 loại từ này.

App dịch tiếng Đức

Tìm việc làm nhanh

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết thành công trong công việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Câu chuyện nghề nghiệp-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Tài liệu gia sư-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Danh mục văn thư lưu trữ-Tài Sản Doanh Nghiệp-KPI Năng Lực-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Chuyển văn bản thành giọng nói-Giới Thiệu App Phiên Dịch-Quản Lý Kênh Phân Phối-Đánh giá nhân viên-Quản lý ngành xây dựng-Hóa đơn doanh nghiệp-Quản Lý Vận Tải-Kinh nghiệm Quản lý mua hàng-Danh thiếp cá nhân-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý