Tác giả: Timviec365.vn
Lần cập nhật gần nhất: ngày 19 tháng 06 năm 2024
Acquisition là một thuật ngữ tiếng Anh có lẽ còn khá mới mẻ với chúng ta, vậy bạn đã tìm hiểu acquisition là gì và nó dược dùng trong lĩnh vực nào hay chưa?
Ngày nay, tiếng Anh là một phần tất yếu đối với con người, họ có thể sử dụng ngôn ngữ này ở khắp mọi nơi, tuy nhiên có những từ ngữ thông dụng vì xuất hiện nhiều nên nhiều người biết đến tuy nhiên những thuật ngữ chuyên dụng dùng riêng cho ngành nghề nào đó thì lại ít người biết đến chúng. Trong đó có thuật ngữ acquisition, vậy thì để hiểu hơn sâu hơn về thuật ngữ này thì mời các bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây, chắc chắn sau khi đọc xong các bạn sẽ nạp được cho mình thêm một khối kiến thức vô cùng hữu ích đấy.
Acquisition là một thuật ngữ tiếng Anh và được dịch sang nghĩa tiếng Việt là mua lại. Ở đây được dùng chỉ sự mua lại doanh nghiệp của các chủ đầu tư có nguồn tài chính lớn.
Ở đây quá trình mua lại được diễn ra khi một doanh nghiệp lớn thu mua toàn bổ cổ phần và tài sản của doanh nghiệp nhỏ hơn, và đương nhiên sau khi hoạt động thu mua kết thúc thì doanh nghiệp đã bị thu mua sẽ sáp nhập và chịu toàn bộ sự chi phối từ doanh nghiệp tiến hành thu mua.
Đây là hoạt động hết sức bình thường được diễn ra thường xuyên trên thị trường doanh nghiệp trong nước và cả đối với những doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài.
Việc các doanh nghiệp mua bán, trao đổi hoặc là sáp nhập lại với nhau như vậy có ảnh hưởng gì tới nền kinh tế tài chính hay không? Đây là câu hỏi nhận được rất nhiều sự quan tâm từ các độc giả đáng mến của timviec365.vn. Để tìm được đáp án cho câu hỏi này mời các bạn tiếp tục theo dõi nội dung sau đây.
Quá nhiều doanh nghiệp cùng sản xuất một mặt hàng và họ đang phải cạnh tranh với nhau trên thương trường, thay vì tiếp tục cạnh tranh thì việc sáp nhập lại để trở thành một doanh nghiệp lớn có nguồn lực kinh tế mạnh mẽ sẽ tốt hơn rất nhiều.
Nhiều độc giả đã hỏi tôi rằng tại sao Acquisition lại là cách để doanh nghiệp thâm nhập vào thị trường nước ngoài? Hãy tưởng tượng bạn là người Việt Nam không biết ngoại ngữ, bạn muốn ra nước ngoài du lịch hoặc là sinh sống, vậy thì làm sao để bạn có thể thực hiện được ước muốn này? Đây là điều vô cùng khó, bạn sẽ cần có nguồn tài chính dồi dào và vốn ngoại ngữ đủ dùng để giao tiếp với người nước ngoài đúng chưa.
Đó là ví dụ chứng minh cho bạn thấy sự tương trong câu hỏi của độc giả dành cho tôi. Lý do mà thu mua doanh nghiệp lại có thể thâm nhập được vào thị trường nước ngoài đó là doanh nghiệp thu mua là người ngoại quốc, không có sự am hiểu về ngôn ngữ cũng như là không có sự am hiểu về văn hoá quốc gia đó vì vậy hoạt động thu mua doanh nghiệp nước ngoài sẽ giúp cho doanh nghiệp thu mua có tư cách để đưa sản phẩm của mình vào thị trường nước ngoài.
Khi một doanh nghiệp đang gặp khó khăn về tài chính và nguồn nhân lực bị hạn chế thì việc mua lại công ty khác sẽ là giải pháp an toàn, hiệu quả và tiết kiệm chi phí hơn là việc mở rộng quy mô.
Việc thu mua lại một doanh nghiệp khác đang sở hữu các thiết bị, máy móc dây chuyền công nghệ hiện đại mà ở doanh nghiệp thu mua không có thì đây là điều hoàn toàn có lợi.
Không những mở rộng được quy mô công ty mà lại được sở hữu dây chuyền sản xuất hiện đại đã được lắp đặt, điều này sẽ giảm đáng kể nguồn chi phí mua mới và công lắp đặt cho doanh nghiệp thu mua này.
Thường thì không phải tự dưng mà các chủ đầu tư lại tiến hành hoạt động thu mua lại doanh nghiệp, tất cả các hoạt động thu mua này đều có mục đích của nó, vậy thì những mục đích đó là gì hãy cùng tôi tìm hiểu ở nội dung sau đây:
Đây là kiểu thu mua được sự đồng thuận của Hội đồng quản trị phía doanh nghiệp bị thu mua, nếu nhận ra được lợi ích từ việc thu mua đem lại thì Hội đồng quản trị sẽ thông báo đến các cổ đông của mình để cùng đồng thuận với việc thu mua này của doanh nghiệp.
Như vậy quá trình thu mua được diễn ra với sự đồng thuận và vui vẻ của hai bên thì đó gọi là kiểu thu mua thân thiện.
Không giống với kiểu thu mua thân thiện, ở kiểu thu mua thù địch này sẽ là xuất phát chủ ý của một bên tiến hành thu mua mà bên bị thu mua không hề biết gì hoặc là không chấp nhận.
Trường hợp bên bị thu mua không đồng ý thì làm sao tiến hành được hoạt động thu mua này? Nếu vậy, bên thu mua sẽ đưa ra những lợi ích cao hơn so với thị trường dành cho bên bị thu mua bên cạnh đó sẽ thuyết phục từng người trong ban Hội đồng quản trị đến khi họ đồng ý thì thôi.
Trường hợp ban lãnh đạo bên bị thu mua vẫn không chấp nhận với những lợi ích từ bên thu mua đề ra thì bên thu mua sẽ gây khó khăn bằng cách tiết lộ những thông tin quan trọng về tình hình tài chính của công ty ra bên ngoài và tìm mọi cách để ngăn cản doanh nghiệp này có thể vay vốn ngân hàng hoặc là tiếp tục hoạt động.
Đây là cách thu mua thường xuyên gặp phải trên thương trường, nếu không giải quyết tốt sẽ dẫn đến những hệ quả vô cùng nghiêm trọng đối với doanh nghiệp.
Kiểu thu mua này thường xảy ra trong trường hợp doanh nghiệp thu mua chưa có tên tuổi trên thị trường hoặc là chưa hoàn thành đầy đủ thủ tục pháp lý để hoạt động nhưng lại có nguồn tài chính dồi dào để thu mua lại những doanh nghiệp đã có tư cách pháp lý và có uy tín trên thị trường.
Bên bị thu mua sẽ chấp nhận trong trường hợp hoạt động kinh doanh không đem lại hiệu quả thậm chí còn thua lỗ, giải pháp tốt nhất lúc này đó là bán lại hoặc sáp nhập để tiếp tục phát triển hơn là phá sản.
Doanh nghiệp thu mua sẽ dựa vào danh tính và uy tín để bán cổ phiếu ra thị trường hoặc là thực hiện chiến lược kinh doanh dựa trên thương hiệu của bên bị thu mua.
Kiểu thu mua này sẽ được xảy ra trong trường hợp có một doanh nghiệp lớn có nguồn tài chính dồi dào đi thu mua lại một doanh nghiệp nhỏ hơn có danh tiếng nhưng lại đang gặp khó khăn về nguồn tài chính. Và trường hợp này doanh nghiệp thu mua sẽ chịu sự quản lý của doanh nghiệp bị thu mua.
Việc làm chuyên viên tài chính
Có hai hình thức thu mua lại doanh nghiệp đó là thu mua cổ phần và thu mua tài sản doanh nghiệp. Mỗi hình thức sẽ có những đặc điểm gì thì mời các bạn theo dõi phần sau đây:
Đây là hình thức doanh nghiệp tiến hành thu mua sẽ tiến hành thu mua lại bằng tiền mặt hoặc là cổ phiếu hay các loại giấy tờ có giá khác. Quá trình thu mua này sẽ được bên thu mua đưa ra đề nghị với từng cổ đông của bên bị thu mua mà không hề thông qua Hội đồng quản trị của bên bị thu mua.
Nếu như các cổ đông nào không chấp nhận lời đề nghị thì sẽ giữ lại cổ phần của mình. Với hình thức này khi thực hiện bên thu mua sẽ tốn kém hơn là so với việc sáp nhập doanh nghiệp vì sẽ gặp phải sự chống đối mạnh mẽ từ ban lãnh đạo bị thu mua.
Thu mua lại tài sản là hình thức bên doanh nghiệp thu mua mua lại trực tiếp tài sản của bên bị thu mua mà không thông qua các cổ đông của bên bị thu mua.
Hoạt động thu mua này sẽ được chấm dứt khi bên bị thu mua nhận được tiền từ bên thu mua và doanh nghiệp bị thu mua sẽ tự giải thể khi không còn tài sản để tiếp tục thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh.
Tuy nhiên vì việc di dời tài sản còn liên quan đến pháp lý, vì vậy đây là cách thu mua sẽ có chi phí cao hơn so với việc thu mua lại cổ phiếu.
Tuỳ vào từng mục đích và mục tiêu của mỗi doanh nghiệp nên việc thu mua sẽ có những quy trình thực hiện khác nhau, tuy nhiên nhìn chung nó sẽ có những bước cơ bản giống nhau sau đây:
Trước khi làm bất cứ một việc gì bạ cũng cần phải có mục tiêu và phương hướng cụ thể và rõ ràng. Nếu như có ý định thu mua doanh nghiệp nào đó hãy xem xét kỹ việc thu mua đó có đem lại lợi ích gì đối với doanh nghiệp của bạn hay không. Nếu như nó thực sự phù hợp thì mới tiếp tục thực hiện sang giai đoạn tiếp theo.
Xây dựng kế hoạch mục đích là để thực hiện mục tiêu tốt hơn, đặt ra các lợi ích cần đạt được và đề ra các phương pháp để thực hiện nó sao cho đạt được hiệu quả cao nhất.
Bạn không thể tự thực hiện quá trình thu mua một mình mà cần đến sự giúp đỡ của một nhóm người trong đó có các thành viên trong công ty và các chuyên gia liên quan như là nhân viên tư vấn.
Để tìm kiếm được doanh nghiệp phù hợp với mục tiêu của công ty, các nhà đầu tư cần phải tìm hiểu thật kỹ mọi thông tin về doanh nghiệp bị thu mua. Tất cả những thông tin có liên quan đến doanh nghiệp bị thu mua như là lịch sử hình thành và phát triển, tư cách pháp lý của doanh nghiệp, ban lãnh đạo và Hội đồng quản trị, lĩnh vực kinh doanh,... để biết được xem những yếu tố có sẵn có là sự thuận lợi và làm bước tiến để doanh nghiệp thu mua phát triển trong thời gian sắp tới hay không.
Sau khi đã tìm được doanh nghiệp mục tiêu để thu mua, lúc này chủ đầu tư hoặc là doanh nghiệp thu mua sẽ cần phải tiếp cận với doanh nghiệp bị thu mua đó. Mục đích của việc tiếp cận này đó là biết được lý do tại sao doanh nghiệp đó lại rao bán? Tìm hiểu về tình hình hoạt động của công ty,...
Khi đã nắm rõ được mọi thông tin liên quan đến mục đích của mình thì doanh nghiệp thu mua sẽ quyết định xem đây có phải là doanh nghiệp phù hợp với điều kiện kinh doanh của mình lúc này không và tiến hành đưa ra những thỏa thuận.
Việc làm chứng khoán - ngân hàng - đầu tư tại Hà Nội
Sau khi đã thương thảo, nếu như chấp nhận bên thu mua sẽ tiến hành định giá và thẩm định lại toàn bộ doanh nghiệp bị thu mua để nắm được tình hình chính xác hơn với những số liệu thống kê thực tế.
Lúc này, doanh nghiệp bị thu mua sẽ đưa các loại giấy tờ, tài liệu có liên quan đến các vấn đề cần thẩm định cho bên thu mua để tiện cho quá trình rà soát lại doanh nghiệp.
Sau khi có kết quả rồi, doanh nghiệp thu mua sẽ đánh giá mức độ rủi ro để đưa ra các quyết định cuối cùng về việc có nên thu mua doanh nghiệp này hay không.
Có rất nhiều cách thu mua khác nhau cho mỗi một thương vụ thua mua doanh nghiệp, tuy nhiên cả bên thu mua và bên bị thu mua đều muốn lựa chọn cho mình cách thanh toán đơn giản nhất. Tất nhiên cả hai bên sẽ cần có sự thỏa thuận với nhau về các hình thức thu mua nào phù hợp cho mục tiêu của cả hai.
Sau khi thực hiện thành công tất cả các bước trên đây, có sự đồng thuận và chấp nhận của hai bên thu mua và bên bị thu mua, các thỏa thuận giữa các bên được đồng ý thì tất yếu sẽ dẫn đến kết quả đó là một bản hợp đồng thu mua doanh nghiệp.
Sau khi hợp đồng được ký thành công, doanh nghiệp thu mua sẽ được nắm toàn quyền quản lý cũng như sở hữu đối với doanh nghiệp bị thu mua và công việc mới sẽ được bắt đầu.
Trên đây là toàn bộ thông tin về acquisition, qua bài viết tôi muốn chia sẻ những thông tin hữu ích nhất để các bạn đọc có thể hiểu được acquisition là gì và quy trình thực hiện thu mua doanh nghiệp được diễn ra như thế nào? Ngoài việc tìm hiểu thông tin về acquisition, các bạn có thể truy cập trang web timviec365.vn để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích nữa nhé. Chúc các bạn thành công!
Về Timviec365
Dành cho ứng viên
Dành cho nhà tuyển dụng
Việc làm theo khu vực
Việc làm theo ngành nghề
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
App CV365
App JobChat365
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
Tải app để tìm việc siêu tốc Tạo CV đẹp với 365+ mẫu CV xin việc