Tác giả: Vũ Bích Phượng
Lần cập nhật gần nhất: ngày 29 tháng 06 năm 2024
Hiện nay, các doanh nghiệp có thể áp dụng rất nhiều phương pháp trong hoạt động tuyển dụng cũng như đào tạo. bồi dưỡng nhân viên. Một trong những phương pháp được đánh giá cao đó là Bumping. Vậy Bumping là gì? Nó có vai trò như thế nào trong việc tạo ra những lợi thế cho nhà quản lý vận dụng vào việc quản lý nhân tài?
Dựa trên kinh nghiệm cá nhân và quá trình tìm hiểu kỹ về các vấn đề tạo nguồn nhân lực hiệu qurr cho doanh nghiệp, đi sâu khai thác các thông tin nói về Bumping, Phượng sẽ đúc kết lại một cách dễ hiểu nhất phương pháp này tại nội dung bên dưới. Nó đặc biệt có ích cho những ai đang và sẽ trở thành một nhà quản trị nhân lực đấy nhé.
Đây là thuật ngữ chỉ đến một quá trình tạo phạm vi hẹp về quy mô nhân sự được nhiều doanh nghiệp áp dụng. Mục đích vì sao phải dùng bumping thu hẹp quy mô của nhân sự thì chỉ những người lãnh đạo, các nhà quản lý mới hiểu. Thực chất mà nói đó là một quá trình thu hẹp có sự chắt lọc để giữ lại những nhân viên có khả năng tạo ra hiệu suất công việc tốt nhất và những nhân lực có thâm niên cống hiến tại doanh nghiệp.
Với phương pháp này, cách thức thực hiện như sau: doanh nghiệp sẽ tự điều động hoặc cũng có thể cho phép các nhân sự có năng lực chủ động đề xuất bản thân họ vào những vị trí họ cho rằng đủ tiêu chuẩn để đảm đương mà những vị trí đó lại đang được những nhân viên có phần "yếu thế" hơn họ về năng lực nắm giữ.
Nói một cách dễ hiểu và đi thẳng vào vấn đề hơn thì bumping cho phép những người có năng lực, có thâm niên có thể đánh bật những người "kém cạnh" hơn ra khỏi vị trí hiện tại để họ bước vào tại vị. Lúc này, những dối tượng bị đánh bật có thể rơi vào trong nhóm sẽ bị cắt giảm nhân sự theo quy định của công ty với lý do chính đáng là họ không có đủ năng lực để tiếp tục đảm đương vị trí đó và công việc.
Bản chất, Bumping tạo ra sự cạnh tranh khá rõ rệt và gay gắt giữa các nhân viên, cho nên nó chính là một công cụ tuyệt vời để doanh nghiệp dễ dàng chọn lọc và quan trọng hơn là giữ được chân người tài. Vì trong thực tế, nếu như người tài không được trọng dụng, họ sẽ chẳng có tâm lý phát huy hết khả năng vốn có và sẽ rời bỏ doanh nghiệp trong một ngày không xa. Thêm vào đó, với các doanh nghiệp buộc phải cắt giảm nhân sự thì chắc chắn
Bumping là một phương pháp quản trị nhân lực hiệu quả, mục đích của nó để giúp cho nhà tuyển dụng giữ chân nhân viên tài năng trong trường hợp buộc phải thu hẹp quy mô nhân sự thì nhờ có Bumping, doanh nghiệp cũng sẽ chọn lọc tốt những người có đủ khả năng để ở lại.
Tuy vậy, phương pháp này cũng để lại những tác động không tốt, nhất là nó gây ra những trở ngại, khó khăn cho nhân viên mới. Họ chưa kịp thể hiện năng lực và tài năng của mình thì đã phải ra đi vì chế độ ưu tiên nhân viên cũ và người có thâm niên. Vì thế, Bumping sẽ gây ra những trường hợp cạnh tranh và sa thải nhân viên không công bằng.
Vậy ....
Việc làm nhân sự tại Hồ Chí Minh
Dựa trên những trường hợp cụ thể, bộ phận nhân sự sẽ đưa ra quyết định về việc triển khai phương pháp Bumping. Ví dụ điển hình như nếu doanh nghiệp có tình hình tài chính khó khăn cần cắt giảm nhân sự để tinh giản bộ máy hoạt động, tất nhiên việc sử dụng Bumping là giải pháp tuyệt vời nhất để giữ người tài, có sự gắn bó và có các tiêu chí phù hợp nhất với đặc điểm phát triển và văn hóa doanh nghiệp.
Tuy nhiên, như đã khẳng định, vẫn tồn tại những điều không chắc có liên quan đến Bumping.
Mặc dù công ty đã thông báo rộng khắp đến từng nhân sự về việc cho phép họ có quyền chọn lựa cũng như chuyển đổi các vị trí công việc sao chi phù hợp với chính năng lực của họ để tránh rơi vào tình huống mất việc làm nhưng không đồng nghĩa rằng tất cả nhân viên đều phải ở trong thế "chạy theo" công ty, sẽ có những trường hợp họ chủ động rời đi, không đồng ý ở lại công ty vì coi đây là một cơ hội tốt để họ mạnh dạn vứt bỏ một thứ gì đó và tìm kiếm những cơ hội lớn hơn. Rõ ràng như vậy, phương pháp Bumping sẽ không còn hữu ích nữa.
Vậy thì bumping có hữu dụng hay không không phải bản thân cái lợi hay sự hạn chế của nó có thể trả lời được. Câu trả lời tùy thuộc vào nhiều yếu tố và tình hình thực tế khác nhau với các mức độ tạo sự hiệu quả không giống nhau với từng kiểu nhân viên hoặc từng giai đoạn.
Nếu quyết định chọn phương pháp Bumping để áp dụng cho doanh nghiệp của mình thì điều đầu tiên các nhà tuyển dụng cần phải nắm được đó chính là hiểu rõ giá trị Bumping là gì và cần dành thời gian nhiều hơn để tính toán những chính sách nhân sự sao cho hợp lý.
Nếu không biết tận dụng đúng lúc đúng chỗ Bumping thì trong rất nhiều trường hợp, chính phương pháp này sẽ khiến cho nhà tuyển dụng hay chủ sở hữu doanh nghiệp phải bồi thường cho người lao động. Nếu như không xử lý thỏa đáng các rắc rối xảy ra hoặc không bồi thường cho người bị sa thải thì việc họ sa thải nhân sự như vậy sẽ được quy lại là mang màu sắc của sự không công bằng.
Thậm chí, bumping còn bị đánh giá trên phương diện đạo đức, ảnh hưởng rất nhiều tới uy tín mà doanh nghiệp gây dựng. Nó có thể tạo ra những tác động tiêu cực phá hủy mối quan hệ giữa các nhân viên với nhau trong khi đó, chúng ta luôn nêu cao khẩu hiệu: đoàn kết là sức mạnh thì việc rạn nứt các mối quan hệ tập thể nội bộ sẽ gây hại cho con đường phát triển bền bỉ lâu dài của doanh nghiệp.
Bạn hãy liên tưởng đến một ví dụ cụ thể sau đây để hiểu được thế nào là bumping không công bằng nhé.
Trong một doanh nghiệp kinh doanh có 10 nhân sự, mỗi người được sắp xếp vào những vị trí riêng, đảm đương lĩnh vực khác nhau do đó cũng sẽ phụ trách những nhiệm vụ phân công khác nhau. Tuy vậy, khi công ty thực hiện chính sách thu hẹp lại nguồn nhân lực nên đã tổ chức cuộc đánh giá từng người thông qua các tiêu chí hoàn toàn chung mà không có bất cứ sự nhìn nhận nào liên quan tới những phần khác biệt của họ trong công việc.
Kết quả là, 4 người nào có số điểm đánh giá thấp nhất thì chắc chắn sẽ bị công ty sa thải bất chấp vai trò hiện tại mà họ đang đảm đương là gì. 6 người nhân sự còn lại thì tiếp tục được đào tạo ở một chế độ chuyên môn sâu hơn để có đủ năng lực lấp đầy mọi chỗ trống, điều này tương tự với việc doanh nghiệp sẵn sàng đào tạo người ở lại từ vị trí trưởng kho để thành một nhân viên kinh doanh chẳng hạn.
Rõ ràng, nếu là những người có khả năng suy luận tốt, đánh giá và nhìn nhận vấn đề một cách thấu đáo thì sẽ nhận ra rằng Bumping trong hoàn cảnh này hoàn toàn không thỏa đáng để áp dụng do chưa công bằng khi không căn cứ cả những yếu tố khách quan khác. Do vậy, chính 4 nhân viên phải nhận quyết định sa thải thừ công ty cũng đã phải nhận sự không công bằng.
Bạn cứ nghĩ mà xem, làm sao có thể công bằng khi một người nhân viên kế toán bị sa thải và thay vào đó, người nhân viên kinh doanh lại được điều chuyển sang làm kế toán trong khi chưa chắc họ muốn đảm đương nhiệm vụ này mặc dù mang tiếng được ở lại công ty, chiến thắng trong đợt tinh giản nhân sự.
Việc sa thải không công bằng không phải sa thải là xong mà nó còn có thể để lại những hậu quả ở các mức độ khác nhau, nhẹ có, nghiêm trọng cũng có. Nhẹ thì có thể khiến cho nhân viên cả người ra đi lẫn người ở lại có tâm lý bất mãn. Các trường hợp nặng hơn thì có thể là tạo ra những sự xung đột, tranh chấp lớn, đồng khiến cho uy tín của công ty bị lung lay trong mắt các đối tác và với cả người lao động.
Vậy cho nên, dù có rơi vào những khi khó khăn và buộc phải thực hiện những chính sách cắt giảm nhân sự, thay đổi lại toàn bộ cơ cấu nhân lực thì không phải bumping có thể sẵn sàng "cứu trợ" doanh nghiệp bất cứ khi nào. Dù có cần thay đổi lại cơ cấu đi chăng nữa thì đứng trước Bumping, người quản trị nhân lực vẫn cần phải thật sự sáng suốt và cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định.
Tất nhiên chuyện sa thải nhân viên không phải là chuyện quá xa lạ hoặc quá to tát đối với mỗi doanh nghiệp, thậm chí nó còn là câu chuyện được ví như "cơm bữa" hàng ngày vậy. Dù không hiếm hoi nhưng việc sa thải nhân viên cũng cần phải có nghệ thuật. Trước mỗi quyết định sa thải nhân sự để cải tạo lại bộ máy, người quản trị đều cần phải cân nhắc thật cẩn trọng để lựa chọn ra một phương án nào đó thích hợp nhất và "sa thải hiệu quả", công bằng.
Thường thì vào những đợt cắt giảm nhân sự của công ty sẽ là thời điểm thuận lợi để thực thi các chính sách sa thải nhân viên. Để biết mình có nằm trong diện nguy cơ cao sẽ bị cắt giảm hay không thì tốt nhất bạn nên nắm chắc những kiểu nhân viên nào dễ bị sa thải nhất.
Thứ nhất là kiểu nhân viên không chịu học hỏi, tiếp thu những cái mới
Thứ hai, kiểu nhân viên thiếu trách nhiệm trong công việc
Thứ ba là kiểu nhân viên không có tính trung thực
Thứ tư, nhân viên luôn gây rối và mang thái độ tiêu cực vào trong công việc
Nhìn sơ bộ, ít nhất là bạn phải thoát khỏi hình bóng của một trong 4 kiểu người trên đây để không nằm trong tầm ngắm của sếp về những suất sa thải sắp tới.
Như vậy, với việc tìm hiểu Bumping là gì, bạn hoàn toàn có thể học hỏi thêm kỹ năng để tránh được hoàn toàn nguy cơ bị doanh nghiệp áp dụng phương pháp bumping. Điều quan trọng hơn, bạn hãy luôn cố gắng hết mình trong công việc để không một nhà quản trị nào muốn sa thải bạn nhé.
Về Timviec365
Dành cho ứng viên
Dành cho nhà tuyển dụng
Việc làm theo khu vực
Việc làm theo ngành nghề
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
App CV365
App JobChat365
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
Tải app để tìm việc siêu tốc Tạo CV đẹp với 365+ mẫu CV xin việc