Tác giả: Lại Trang
Lần cập nhật gần nhất: ngày 24 tháng 06 năm 2024
Kỷ nguyên số lên ngôi đã và đang tạo ra diện mạo mới cho cuộc sống hiện đại và mở ra cánh cửa nghề nghiệp rộng mở cho những tín đồ của công nghệ thông tin. Một trong những lựa chọn hấp dẫn nhất trong biển việc làm cntt đó đã gọi têm các System Administrator. Bạn yêu công nghệ và mong muốn gắn bó với nghiệp chuyên gia quản trị hệ thống nhưng chưa rõ cụ thể mô tả công việc System Administrator gồm những gì? Yêu cầu và những quyền lợi đặc biệt cho vị trí này ra sao? Hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây của timviec365.vn nhé.
Nếu bạn là dân công nghệ, chắc chắn tên gọi System Administrator hay những chuyên gia quản trị hệ thống không còn gì xa lạ nữa. Nắm giữ vị trí quan trọng là “người gác cổng” đảm bảo an toàn cho hệ thống Internet của doanh nghiệp, System Administrator có nhiệm vụ căn cốt là cài đặt, giám sát hoạt động, sửa chữa bảo dưỡng các thành phần cấu thành hệ thống mạng bao gồm softwqare, firmware và hardware. Sứ mệnh quan trọng nhất của một quản trị viên hệ thống là duy trì sự hoạt động liên tục đồng bộ, nhịp nhàng của hệ điều hành trên máy tính, các web-server, các ứng dụng kinh doanh đặc biệt là đảm bảo an ninh mạng cho người sử dụng, chống các tình huống xâm nhập của Hacker.
Họ cũng là chuyên gia trong việc phát hiện ra lỗi và khắc phục lỗi phần cứng của các máy chủ tầm trung. Vai trò quan trọng kiến tạo nên chất lượng cuộc sống và tính ứng dụng cao trong đa dạng lĩnh vực, System Administrator là một trong những vị trí công việc được theo đuổi bởi đông đảo của tín đồ công nghệ thông tin mới mức thu nhập và nhiều độ đãi ngộ hấp dẫn nhất. Nhưng trong doanh nghiệp, cụ thể, những quản trị viên hệ thống làm những gì? Những hành trang gì giúp bạn làm tròn vai những System Administrator chuyên nghiệp nhất. Bản mô tả công việc đầy đủ của một chuyên gia quản trị hệ thống ngay sau đây sẽ cho bạn một cái nhìn toàn cảnh nhất.
Xem thêm: Có phải bạn đang muốn biết lương it support hiện nay?
Chịu trách nhiệm quản lý hoạt động của các thành phần cấu thành hệ thống cả phần cứng và phần mềm từ các chương trình bảo mật máy tính, tường lửa đến các ổ mạng, dây kết nối...các quản trị mạng sẽ theo dõi, vận hành hoạt động của những bộ phận này và có nhưng can thiệp về mặt kỹ thuật nếu các bộ phận có dấu hiệu hỏng hóc.
Họ cũng là người kiểm tra lại hệ thống mạng đã được thiết kế chuẩn và đầy đủ các bộ phận chưa để có kế hoạch bổ sung, thay mới. Để đảm bảo sự vận hành trơn tru của cả hệ thống, các quản trị viên sẽ không chờ đến khi nhận thấy những vấn đề trên máy chủ rồi mới tiến hành sửa chữa. Họ đồng thời là lực lượng kiểm tra “sức khỏe” máy chủ thường xuyên theo kế hoạch.
Một trong những mô tả công việc quan trọng không nhất, là mục tiêu hàng đầu của những nhà tuyển dụng khi chiêu mộ những nhân viên quản trị hệ thống chính là giám sát và đảm bảo an ninh mạng. Điều này là nhiệm vụ sống còn không chỉ đối với riêng các cơ quan an ninh, quốc phòng mà mà bất kỳ doanh nghiệp nào. Công việc chủ đạo của những System Administrator là xây dựng, tối ưu hóa hàng rào bảo vệ...cho các máy chủ để bảo mật cơ sở dữ liệu. Phát hiện những lỗ hổng trong hệ thống mạng và sửa chữa chúng một cách cẩn thận.
Chỉ duy trì sự phát triển chưa đủ, nâng cấp và thay thế các phần mềm, phần cứng đã lỗi thời trong các máy chủ trong bối cảnh công nghệ thay đổi không ngừng như hiện nay là nhiệm vụ tất yếu của các System Administrator .Thông qua một số biểu hiện của máy móc như phát hiện rò rỉ dữ liệu, các chương trình hoạt động chậm, có virus tấn công dù đã thực hiện bảo trì...các quản trị viên hệ thống sẽ trực tiếp là người nâng cấp các phần mềm đã lỗi thời hoặc thay mới các chương trình, phụ kiện này bằng một phụ kiện chương trình khác tối ưu hơn.
Điều này buộc các System Administrator phải kiểm tra các máy chủ thường xuyên đồng thời cập nhật các xu hướng phần mềm bảo vệ hệ thống mới nhất để trang bị cho máy.
Hiếm một tổ chức, doanh nghiệp nào ngày nay có thể vận hành trơn tru mà không có dính dáng đến máy tính và hệ thống mạng, việc nâng cấp và thay mới những linh kiện, chương trình phù hợp với “ hơi thở của thời đại” là vấn để cực kỳ cần thiết.
Hầu hết các doanh nghiệp hoạt động trên nền tảng thương mại điện tử đều có một phòng kỹ thuật riêng. System Administrator nằm trong đội ngũ kỹ thuật lành nghề nhất khi nắm trong tay đầy đủ những kiến thức phần cứng và cả phần mềm, vừa đảm bảo sự vận hành trơn tru của hệ thống, các quản trị viên đồng thời là hỗ trợ kỹ thuật đắc lực của tất cả các phòng ban để giải quyết và đưa ra tham vấn về tất cả các vấn đề kỹ thuật đầy đủ nhất.
Helpdesk - những chuyên viên hỗ trợ kỹ thuật chuyên nghiệp là vị trí tiền nhiệm và được cân nhắc cho vị trí System Administrator sau này.
Việc ứng dụng mạng, các chương trình trong doanh nghiệp diễn ra hằng ngày. Tuy nhiện không phải ai cũng có đủ chuyên môn để nắm rõ quy trình vận hành đúng đắn nhất. Ngoài những công việc chuyên môn, trong các doanh nghiệp thương mại điện tử hay công nghệ, các System Administrator là người nghiên cứu và đề xuất quy trình làm việc với hệ thống mạng, chương trình cho nhân viên để giảm thiểu tối đa những lỗi mắc phải hay ảnh hưởng đến hệ thống.
Những quy trình này được thảo ra giấy và thuyết trình cho những lãnh đạo các phòng ban để họ truyền đến nhân viên. Ngoài ra, các quản trị viên cũng liệt ra những “cảnh báo” về quá trình sử dụng máy chủ của công ty để có thể vừa khai thác dữ liệu tối ưu vừa đảm bảo tính bảo mật cho tất cả dữ liệu thành viên.
Trên đây chính là mô tả công việc đầy đủ nhất của một System Administrator. Chắc chắn rằng, bạn đã có một cái nhìn tổng quát nhất về những nhiệm vụ mà mình sẽ làm khi quyết định “trao thân, gửi phận” cho nghiệp công nghệ rồi đúng không? Vậy bạn có đang tò mò về những yêu cầu để ứng tuyển của vị trí này như thế nào?
Là “gương mặt đại diện” của việc làm công nghệ, không giống như khối ngành dịch vụ, yêu cầu của một ứng viên mong muốn trở thành một System Administrator đòi hỏi cao hơn rất nhiều. Để đủ điều kiện đầu đầu quân cho vị trí này qua vòng phỏng vấn và gắn bó lâu dài, các ứng viên cần một đảm bảo những yếu tố nghiêm ngặt về trình độ học vấn, kỹ năng chuyên môn, kinh nghiệm và kỹ năng mềm cơ bản để phục vụ công việc.
Xét trên khía cạnh học vấn, bạn chỉ có thể ứng tuyển vị trí này khi cầm trong tay tấm bằng đại học các chuyên ngành đặc thù của công nghệ thông tin đặc thù về hệ thống mạng như: Khoa học máy tính, hệ thống thông tin, kỹ thuật máy tính...và am hiểu sâu sắc về hệ thống mạng, phần cứng và phần mềm trên máy cũng như các giải pháp về điện toán.
Nhưng chỉ là yêu cầu đầu tiên, để đạt đến mức chuyên gia quản trị hệ thống và có cơ hội làm việc tại các công ty công nghệ tầm trung trở lên, bạn cần sở hữu thêm chứng chỉ Microsoft MCSE. Đây là chứng chỉ quản trị mạng do công ty hàng đầu thế giới cung cấp để chứng nhận trình độ về quản trị hệ thống mạng của dân công nghệ thông tin sau khi trải qua các kỳ thi sát hạch cực kỳ nghiêm ngặt. Đây là yêu cầu bắt buộc đồng thời tiêu chỉ ưu tiên cho mức thu nhập tốt hơn và cơ hội thăng tiến nhanh hơn cho nhân viên mới.
Là vị trí đa di năng bậc nhất trong khối việc làm công nghệ thông tin, ngoài am hiểu sâu sắc về hệ thống phần cứng, phần mềm...các System Administrator cũng phải làm quen với SQL và cơ sở dữ liệu ngay khi ngồi trên ghế nhà trường và trải qua quá trình làm những công việc nằm trong nhiệm vụ của System Administrator trước đó tại phòng kỹ thuật của các doanh nghiệp hay nhưng công ty công nghệ uy tín.
Bên cạnh những kỹ năng và chứng nhận và trình độ học vấn, để làm “tròn vai” những chuyên gia quản trị hệ thống, bắt buộc bạn phải nằm lòng kỹ năng mềm phục vụ trực tiếp cho công việc của bạn như: kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giải quyết vấn đề tốt, sự kiên nhẫn, kỹ năng phân tích hoàn hảo kết hợp với tác phong chuyên nghiệp.
Mạng là nhân tố sống còn với trên 95% doanh nghiệp và ứng dụng vào hoạt động kinh doanh mỗi ngày. Đặc biệt là những công ty cung ứng dịch vụ, sản phẩm trên nền tảng thương mại điện tử. Việc xử lý, khắc phục các sự cố về hệ thống, bảo mật thông tin...bị đặt trong áp lực thời gian. Do vậy, kỹ năng làm việc dưới áp lực cao và thời gian giới hạn là kỹ năng cần thiết mà bạn cần phải trau dồi.
Với những yêu cầu đặc biệt và mô tả công việc phức tạp đòi hỏi ở bạn sự đa di năng nhất định thì System Administrator sẽ nhận được những quyền lợi gì? Đó là mối quan tâm hàng đầu của những ứng viên mong muốn theo đuổi ngành này.
Theo thống kê của Glassdoor - chuyên trang về thu nhập tại Mỹ, mức lương của vị trí System Administrator trung bình khoảng 65.000 USD/năm và một ngành dẫn đầu tốp những lựa chọn việc làm công nghệ thông tin có nhu cầu tuyển dụng mạnh mẽ nhất. Tại Việt Nam “bầu trời hoa” dành cho những chuyên gia quản trị mạng thậm chí rộng mở hơn rất nhiều khi nguồn nhân lực IT của nước nhà, đặc biệt là lực lượng “Đa di năng” như System Administrator lên đến trên 500.000 trong năm 2024.
Như vậy, so với nhiều ngành khác trong biển việc làm, System Administrator có nhiều cơ hội tiếp cận với mức lương tốt hơn rất nhiều. Mức lương trung bình của vị trí này tại Việt Nam theo thống kê sơ bộ của timviec365.vn dao động từ 8 - 15 triệu đồng. Ngoài ra, các System Administrator đều được các doanh nghiệp đảm bảo đầy đủ những chính sách bảo hiểm y tế, xã hội và các chương trình du lịch như các nhân viên khác trong công ty.
Trong bối cảnh bùng nổ của Internet, tìm làm làm thông qua mạng xã hội, Google trở thành lựa chọn phổ biến của không ít ứng viên. Thế nhưng, đằng sau lớp vỏ bọc tiện dụng, hầu hết tất cả ứng viên đều không thể lường trước được những nguy cơ về lừa đảo với những trang web không uy tín. Trong tình huống này, timviec365.vn là lựa chọn bạn đang tìm kiếm với 3 lý do cơ bản sau đây:
Thứ nhất, website sở hữu hơn 400.000 đối tác chiến lược, đăng tải hơn 70.000 tin tuyển dụng mỗi ngày gồm các thương hiệu công nghệ hàng đầu, đây chính là địa chỉ để tìm kiếm việc làm System Administrator không thể bỏ qua với đa dạng những sự lựa chọn.
Thứ hai, tại website, bạn có thể tạo CV trực tuyến và gửi đến nhà tuyển dụng mà không cần tải về máy theo hướng dẫn của chuyên gia.
Thứ ba, tại đây bạn có thể tìm thấy tất cả những bản mô tả công việc cho từng vị trí chi tiết nhất. Tham khảo ngay bản mô tả công việc System Administrator dưới đây và tải về máy nhé.
Mô tả công việc nhân viên Quản trị mạng.doc
Hi vọng rằng, những thông tin trên đây của timviec365.vn về chủ đề “ mô tả công việc System Administrator" sẽ thật sự hữu ích với bạn trong quá trình chuẩn bị hành trang chinh phục vị này một cách chỉn chu nhất. Chúc các bạn hài lòng với lựa chọn nghề nghiệp của mình.
Về Timviec365
Dành cho ứng viên
Dành cho nhà tuyển dụng
Việc làm theo khu vực
Việc làm theo ngành nghề
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
App CV365
App JobChat365
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
Tải app để tìm việc siêu tốc Tạo CV đẹp với 365+ mẫu CV xin việc