Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Hiệu ứng bokeh là gì? Nhiếp ảnh gia và những câu chuyện nghề nghiệp

Tác giả: Hồ Thùy Trang

Lần cập nhật gần nhất: ngày 10 tháng 06 năm 2024

Theo dõi timviec365 tại google new

Nhiếp ảnh gia là một nghề khá thú vị và thu hút nhiều bạn trẻ đam mê và khám phá. Không chỉ có vậy, nghề nhiếp ảnh còn mang đến cho người trong nghề nhiều sự thú vị cũng như là thu hút. Một trong những kỹ thuật nhiếp ảnh thu hút nhất các photographer trong nghề có lẽ là hiệu ứng bokeh. Vậy Hiệu ứng bokeh là gì? Bạn đã thực sự biết về nó chưa. Nếu như tò mò thì hãy cùng nhau tìm hiểu về Hiệu ứng bokeh ngay dưới bài viết này nhé.

1. Hiệu ứng bokeh là gì?

Boked hay còn được biết với cái tên gọi là Boke, đây chính là một trong những kỹ thuật về chụp ảnh khá là phổ biến khi bạn còn đang học nhiếp ảnh ở đâu đó trong ngành nhiếp ảnh về liberal art cũng gần tương tự với NAG. Đây là cách mà chụp ảnh sao cho những ánh đèn có cường độ thấp và khá là nhẹ nhàng như những ánh đèn dùng để trang trí, hoặc là những ánh đèn từ phía xa xa và làm cho phông nền hình ảnh mềm mịn và nó trở nên mờ ảo hơn.

Lúc đầu thì Boked được xuất phát từ một tiếng Nhật, và tên gọi lúc ban đầu của nó là "bokeru" có nghĩa là nhòe. Đây được biết là dùng để mô tả hiện tượng hoặc là về “cảm giác” về những vùng ảnh bị mờ nhòa đi và từ ngữ trong chuyên ngành là out of focus. Boked không phải là để dùng nói đến về khoảng cách của bức ảnh và vật chủ là xa hay là gần, mà đây sẽ được hiểu chính là chất lượng cũng như là hình thù của cái phần nằm ngoài vùng focus. Nói một cách rõ ràng hơn thì Bokeh sẽ là kiểu bức ảnh được tạo nên từ sự sắp đặt có chủ ý là lấy những những phần mờ mờ ảo ảo đưa vào trong khung hình.

Hiệu ứng bokeh là gì
Hiệu ứng bokeh là gì

Để hiểu rõ hơn nữa thì Bokeh sẽ gồm đến 2 thành phần chính đó là phần Focus Transition và phần thứ 2 là Out of Focus Highlight. Đầu tiên thì ta sẽ nói về phần Focus Transition, được biết thì đây là một vùng di chuyển từ một vùng rõ nét chuyển sang vùng ảnh trong khung hình là out net, mượt (smooth) hay gắt (harsh). Đây được xem như chính là phần chủ đạo của Bokeh, phần này sẽ là phần quyết định xem hình ảnh được chụp ra có đẹp, có mềm mại hay là không. Phần thứ 2 đó chính là phần Out of focus highlight, ở đây chính là những điểm sáng mà nằm ở bên ngoài trong khu vực vùng lấy nét của bức ảnh, và nó có đặc diểm cuang như là hình dạng chính là độ lóe sáng. Hình dạng của bức ảnh sẽ được quyết định bởi số lượng ở lá khẩu hay còn được gọi ở tên chuyên ngành đó là Diaphragm Blade, cùng với đó chính là cách sắp xếp các lá khẩu ở trong ống kính: Tròn, vuông hoặc là lục giác… Còn độ lóe sáng ở trong bức hình thì sẽ được hiểu đây chính là kích thước cũng như là phần sắc độ của những điểm sáng được nằm bên ngoài của vùng lấy nét.

1.1. Thế nào là một “bokeh đẹp” và một “bokeh xấu”

Bạn cần phải biết một điều như thế này đó chính là bokeh được tạo ra từ chính ống kính chứ không phải là từ máy ảnh nên đi phân biệt máy ảnh “xịn” hay là máy ảnh “đểu”. Vì các ống kính ở máy ảnh là khác nhau và tạo ra các hiệu ứng bokeh cũng sẽ là khác nhau vì do chế độ quang học của chúng cũng khác nhau. Nói chung là, ống kính chuyên dùng để chụp ảnh chân dung , hay ống kính tele với khẩu độ tối đa được cho là khá lớn để có thể tạo được ra hiệu ứng bokeh đẹp hơn so với sử dụng ống kính để zoom hình giá rẻ. Ta sẽ lấy một ví dụ như là sử dụng với ống kính Nikon 85mm f / 1.4D thì sẽ tạo được ra một hiệu ứng bokeh rất là đẹp mắt, nhưng bên cạnh đó khi mà bạn sử dụng ống kính Nikon 18-135mm f / 3.5-5.6G DX, thì cũng sẽ tạo ra được hiệu ứng bokeh thôi nhưng sẽ kém hơn khi mà ở cùng với một độ dài và tiêu cự, khẩu độ. Lý do để là dẫn đến một sự khác biệt như thế này đó là nó nằm trên chính thiết kế quang học ở 2 ống kính khác nhau.

Thế nào là một “bokeh đẹp” và một “bokeh xấu”
Thế nào là một “bokeh đẹp” và một “bokeh xấu”

Có một điều nữa mà bạn cần nên nhớ đó là bất kể một ống kính nào đi chăng nữa thì chúng cũng có khả năng để làm mờ nền, nhưng tuy nhiên thì không phải ống kính nào cũng cho ra được sản phẩm búc ảnh bokeh đẹp.

Qua các ý trên thì bạn đã thấy được thế nào là một bokeh đẹp và thế nào là một bokeh xấu chưa? Còn đối với tôi tất cả các hình ảnh được làm mờ mờ ảo ảo thì đều đẹp và làm bật chủ thể hơn. Như vậy thì có thể kết luận một điều rằng “bokeh đẹp” và một “bokeh xấu” sẽ một phần nào đó phụ thuộc vào đôi mắt “thưởng thức” của bạn.

>> Xem thêm: Có nên theo nghề chụp ảnh

1.2. Vì sao bokeh lại được ưa chuộng? Nên dùng nó khi nào?

Nói về hiệu ứng bokeh thì đây là một hiệu ứng khá là được ưa chuộng cũng như được các nhiếp ảnh sử dụng nhiều, vì hiệu ứng này có khả năng để làm nổi bật lên một chủ thể, và làm cho hình ảnh đó trở nên thật hấp dẫn cũng như là dễ để nhìn hơn rất nhiều.

Một điều quan trọng hơn hết đó chính là nó sẽ khiến cho người xem bắt buộc là phải chú ý đến ở một khu vực cụ thể ở trong bức ảnh, trong khung hình. Do đó, hiệu ứng này hay được sử dụng trong các lĩnh vực như chụp sản phẩm, hay chụp mẫu ảnh, người mẫu, siêu mẫu,...Những người đang thực hiện cách đăng ký làm người mẫu ảnh, hay những người đáp ứng được tiêu chuẩn làm người mẫu nam có thể tham gia vào các buổi chụp này

Vì sao bokeh lại được ưa chuộng? Nên dùng nó khi nào
Vì sao bokeh lại được ưa chuộng? Nên dùng nó khi nào

Việc mà bạn khi nào sẽ sử dụng đến hiệu ứng bokeh này còn phải tùy thuộc đôi phần vào chính sự sáng tạo của bạn trong mỗi một bức hình. Việc sử dụng đến hiệu ứng bokeh này sẽ giúp bạn làm nổi bật chủ thể hơn, chính vì thế, nên bất cứ khi nào mà bạn muốn chủ thể đó được nổi bật, muốn người xem chú ý hơn đến bức hình của bạn, thì hãy sử dụng đến hiệu ứng này theo đúng ý đồ và sáng tạo của bản thân bạn, hãy tận dụng ứng dụng này để làm nổi bật hơn những bức hình sản phẩm của bạn.

Tuyển dụng việc làm

>> Xem thêm: Các nghề liên quan đến vẽ

2. Nhiếp ảnh và câu chuyện nghề nghiệp

Nói đến chuyện làm nghề, bất kể tay trái hay tay phải, nghề nào cũng là nghề, và nghề nào cũng cần có thu nhập. Ấy thế mà cái nghề ảnh rất hay có kiểu nhờ chụp hộ, bất kể cái ông nhiếp ảnh gia đấy giỏi đến đâu, quy mô đến cỡ nào.

Không hiểu sao, ở cả Tây lẫn Ta, cái tư duy “chụp ảnh cực dễ”, “máy xịn chụp sẽ đẹp” ăn sâu vào đầu óc rất nhiều người. Nhớ lại hơn hai năm trước, có cô ca sĩ nửa mùa người Mỹ gốc Hàn Quốc rất hí hửng bàn chuyện hợp tác với mình để làm video clip cho cô ta, đến khi mình đưa cái giá rất hữu nghị thì cô ta choáng váng, cứ tưởng mình sẽ làm miễn phí, giống kiểu các bóng ma vật vờ đang tìm bạn tình, tự dưng cái dòng chữ “photography by ất ơ ngớ ngẩn” lại được in trên đống đĩa CD chả ai thèm mua và cũng chả ai thèm biết đến.

Trước khi làm nghề đó chính là nhiếp ảnh, thì ai ai cũng phải chụp miễn phí để có thể học hỏi cũng như từ dó mà để nâng cao tay nghề và để xây dựng tốt các mối quan hệ. Tuy nhiên, khi đã chính thức vào làm nghề rồi, thì cho dù là nghề chính hay nghề phụ, thì mọi thứ đều có giá của nó. Các nhiếp ảnh gia thi thoảng vẫn chụp miễn phí cho những dự án riêng, đổi lại họ được thực hiện ý tưởng của riêng mình. Ngoài ra, chắc chả ai lại đi lấy tiền khi chụp đám cưới cho chính người thân trong gia đình vì đó là trách nhiệm và vinh dự.

Nhiếp ảnh và câu chuyện nghề nghiệp
Nhiếp ảnh và câu chuyện nghề nghiệp

Gần đây, trên một diễn đàn nhiếp ảnh, ông kia sắp lên xe hoa, tung ra bài “cơ hội và điều kiện để các bạn sáng tác thực tập” làm chim mồi cho đỡ tốn kém, nghe thật là nực cười, lại còn đòi hỏi ống kính đồ nghề phải xịn nữa.

Xét về độ sòng phẳng kinh tế, có khi đám thợ ảnh còn kém xa cánh xe ôm. Phải chăng, do nắm bắt được tâm lý đam mê chụp ảnh của các nhiếp ảnh gia nên nhiều người có tư tưởng: “thằng đấy thích chụp ảnh lắm, cứ gọi nó chụp hộ đi.” Chả ai dám nói như thế với xe ôm vì biết xe ôm có thích bám đường cả ngày đâu.

Quá dễ để bấm nút chụp nhưng là một chặng đường dài trước đó để biết cách bấm đúng lúc, đúng cách, đúng thông số và đúng nhiều thứ khác.

Lại nhớ về buổi chụp thời trang trên phố Huế, một chị ở cửa hàng bên cạnh chạy ra:

- Anh ơi, hôm nào chụp hộ cửa hàng em mấy bộ quảng cáo nhé !

- Ừ, thế chị thiết kế hộ mấy bộ com-lê cho tôi mặc đi chơi Tết nhá !

Tìm việc làm nhiếp ảnh gia

>> Xem thêm: Điêu khắc là gì

3. Khó khăn khi theo nghề nhiếp ảnh

Có rất nhiều người đam mê nhiếp ảnh, thậm chí đam mê đến cháy bỏng, họ sẵn sàng thức rất khuya nhiều đêm liên tục để nghiên cứu, mày mò. Họ đầu tư cũng khá nhiều tiền để mua sắm máy móc, ống kính, đèn đóm…. Với ước mơ một lần được sống trọn với đam mê nhiếp ảnh, có thể kiếm được tiền và phát triển niềm đam mê đó. Đứng trước quyết định có nên bỏ công việc hiện tại để theo nghề nhiếp ảnh toàn thời gian hay không, có biết bao băn khoăn và những câu hỏi cần phải giải đáp. Vì một khi đã làm nghề chuyên nghiệp, thì chụp ảnh đẹp là chưa đủ, còn hàng ngàn việc khác phải lo.

Và sau đây sẽ là một số những khó khăn chính mà những nhiếp ảnh gia của chúng ta sẽ thường hay gặp phải, cũng như phải đối mặt với nó khi mà mới bước chân vào trong nghề.

bokeh Khó khăn khi theo nghề nhiếp ảnh
Khó khăn khi theo nghề nhiếp ảnh

- Khó khăn trong việc tìm kiếm khách hàng cho chính bản thân của người nhiếp ảnh: Ngành nghề nào cũng vậy, khi mới bắt đàu thì quả thật rất khó khăn cũng như là gian truân, nhiếp ảnh cũng là một nghề không ngoại lệ. Khi mới bắt đầu làm việc thì do chưa có kinh nghiệm cho nên bạn sẽ rất khó khăn cũng như là không biết tìm kiếm khách hàng ở đâu, khách hàng họ là ai, làm sao để tiếp cận họ, và làm sao để đáp ứng được nhu cầu của họ một cách tốt nhất.

Về mặt kinh nghiệm thì bạn nên tạo dựng trước được thương hiệu cho chính bản thân mình bằng cách bắt đầu tạo lên quảng bá dịch vụ chụp ảnh của bạn với những người quen biết, họ có thể là bạn bè, là những người trong danh sách Friendlist Facebook, Zalo, hay Instagram của bạn. Trước khi có thể quảng cáo dịch vụ của bạn tới những người xa lạ, hãy tận dụng kênh quảng bá miễn phí tới bạn bè trên mạng xã hội trước. Như vậy bạn sẽ tiết kiệm được chi phí trong thời gian đầu chưa có nhiều doanh thu

- Áp lực từ phía cạnh tranh: Thị trường nhiếp ảnh ở Việt Nam hiện nay đang là một thị trường có sự cạnh tranh rất lớn. Ngày càng có nhiều bạn trẻ theo đuổi nghề này, các studio và freelancer mọc lên như nấm sau mưa. Việc cạnh tranh là không tránh khỏi, thậm chí bạn còn có thể phải cạnh tranh về giá. Thị trường nhiếp ảnh quá đông đúc là một trong những nguyên nhân chính khiến nhiều studio phải đóng cửa, nhiều người phải bỏ nghề và đi làm công việc khác. Khi mới khởi nghiệp nhiếp ảnh, kỹ năng cạnh tranh của bạn chưa có nhiều, khách cũng chưa nhiều. Nên tốt nhất là hãy cạnh tranh bằng chất lượng hình ảnh kết hợp với dịch vụ chăm sóc khách hàng thật tốt. Hãy nhiệt tình, tận tình và tận tâm nhất có thể.

bokeh Khó khăn khi theo nghề nhiếp ảnh
Khó khăn vất vả trong nghề nhiếp ảnh

- Chi phí về mặt bằng khá là lớn: Chi phí mặt bằng chính là một gánh nặng đối với các studio. Nếu mở tiệm ở khu trung tâm, mặt đường lớn, hay những con đường chuyên về nhiếp ảnh thương mại (ví dụ: đường Hồ Văn Huê ở TPHCM) thì chi phí sẽ rất lớn. Hoặc nếu thuê trong hẻm, nhà chung cư thì mặc dù chi phí thấp hơn nhưng vẫn cao đối với người mới khởi nghiệp. Lý do là vì doanh thu chưa có hoặc có ít, mà lại phải trang trải chi phí hàng tháng (mặt bằng, điện nước, nhân viên, hao mòn tài sản…). Đây là nguyên nhân chính khiến nhiều người không cầm cự được và sớm phải đóng cửa. Kinh nghiệm của tôi là không nên thuê mặt bằng quá sớm. Thay vào đó hãy chuẩn bị thật kỹ trước khi mở tiệm, một số nội dung quan trọng cần chuẩn bị trước như: chuyên môn (đảm bảo chụp ảnh đẹp và được thị trường chấp nhận), nhân sự, portfolio, quy trình tư vấn – báo giá, xây dựng website, fanpage, học hỏi về marketing và sales, xác định đối tượng và phân khúc khách hàng mục tiêu, nghiên cứu các kênh và hình thức quảng cáo… Sau khi mọi thứ tạm ổn thì mới nên mở tiệm. Như vậy bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều tiền, và một khi mở tiệm là sẵn sàng chiến đấu, vũ khí đã được trang bị để ra trận.

Từ bài viết trên của timviec365.vn đã cho chúng ta thấy và hiểu được về Hiệu ứng bokeh là gì? Để từ đó các bạn trẻ đam mê về nhiếp ảnh có thể hiểu rõ hơn về tính chất cũng như công việc của nghề nhiếp ảnh. Rồi từ đó xác định được về đam mê cũng như nghề nghiệp trong tương lai của mình, timviec365.vn chúc các bạn thành công!

Việc làm nghệ thuật - điện ảnh tại Hà Nội

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Tài Sản Doanh Nghiệp-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Đánh giá nhân viên-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý
;