Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Học kiểm toán ra làm gì? Biết để thành tài với Timviec365.vn

Tác giả: Vũ Bích Phượng

Lần cập nhật gần nhất: ngày 18 tháng 05 năm 2024

Theo dõi timviec365 tại google new

Nói tới ngành kiểm toán có lẽ nhiều người không biết kiểm toán là làm gì bởi lẽ thông thường chúng ta chỉ biết nhiều tới việc làm kế toán. Vậy cho nên đây chính là lý do mà bạn nên đọc bài viết này, một phần nó sẽ giúp bạn có thể lựa chọn cho sự nghiệp của mình, phần khác bài viết sẽ giúp những ai yêu lĩnh vực kiểm toán có thể thỏa mãn niềm đam mê nghề nghiệp và tìm kiếm được cho bản thân vị trí việc làm kiểm toán phù hợp với muc tiêu sự nghiệp mà bạn mong muốn.

1. Hiểu biết đôi nét về nghề kiểm toán

Đa phần chúng ta chỉ biết sơ khai về nghề kiểm toán viên đó là công việc có liên quan tới hoạt động thanh tra – kiểm tra được thực hiện bởi cơ quan Nhà nước, dựa vào kết quả thanh tra – kiểm tra của lực lượng kiểm toán mà đưa ra kết luận cuối cùng về sự hợp pháp trong phương thức hoạt động của các doanh nghiệp, cá nhân. Có nghĩa là người làm nghề kiểm toán thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ điều tra, kiểm tra, hạch toán về các mảng chi tiêu tài khoản của bất cứ một đơn vị, doanh nghiệp nào đó đang hoạt động. Điều này chính là câu trả lời thỏa đáng nhất giúp bạn hiểu kiểm toán viên là gì. Nhưng như vậy chưa đủ để cho bạn hiểu hết về chuyên ngành này.

Tìm hiểu nghề kiểm toán

Vậy có thể hiểu một cách chính xác hơn khái niệm ngành kiểm toán là gì như sau: ngành kiểm toán là một lĩnh vực thuộc nhóm ngành kế toán kiểm toán. Hiểu được ngành kế toán kiểm toán là gì thì bạn sẽ nắm vững nội dung cơ bản của nghề kiểm toán. Theo đó, kiểm toán chính là hoạt động nghiên cứu, kiểm tra thường niên của một tổ chức. Hoạt động này được thực hiện bởi một cá nhân độc lập mà cá nhân đó có đầy đủ danh nghĩa thực thi. Họ sẽ được gọi là kiểm toán viên, làm nhiệm vụ kiểm tra đi đến khẳng định các tài khoản của một tổ chức, đơn vị nào đó kê khai đã phản ánh đúng thực trạng tài chính thực tế hay chưa. Người kiểm toán viên cần làm việc đảm bảo sự minh  bạch, không che giấu cho các biểu hiện, hành vi gian lận và khi xác thực tài chính sẽ trình bày vào những văn bản mẫu có sẵn theo quy định của Nhà nước.Thông qua nội dung này, bạn cũng có thể hiểu rõ ngành kiểm toán làm gì.

Xem thêm: Chief Accountant là gì? Công việc hằng ngày của những con số

2. Giải đáp những thắc mắc thường gặp về nghề kiểm toán

Ở nội dung trên, chúng ta đã biết kiểm toán là ngành gì, và hiểu sâu hơn về khái niệm nghề kiểm toán là gì tuy nhiên còn rất nhiều vấn đề bên trong ngành kiểm toán mà nhiều người vẫn chưa nắm được. Những điều sau đây sẽ mang lại những câu trả lời thật sự hữu ích cho bạn.

2.1. Ngành kiểm toán học trường nào?

Hầu hết tại các ngôi trường cao đằng, đại học đều có đào tạo chuyên ngành kế toán – kiểm toán. Với riêng ngành kế toán thì nhiều người đã rõ, nhưng ngành  kiểm  toán  thì dường như còn khá mờ thông tin và do đó nhiều người sẽ thắc mắc học kiểm toán ở đâu là chuyện thường tình.

Không để các bạn phải đắn đo thêm nữa, Bích Phượng sẽ bật mý cho bạn những địa chỉ có thể theo học ngành kế toán – kiểm toán thông qua danh sách sau:

- Học viện tài chính

- Trường Đại học Ngoại thương

- Đại học kinh tế quốc dân

- Học viện Ngân Hàng

- Đại học Thương mại

- …

bạn biết gì về nghề kiểm toán

2.2. Tìm hiểu về các loại kiểm toán

Trong ngành kiểm toán có rất nhiều loại kiểm toán. Việc phân loại kiểm toán và hiểu rõ về từng loại kiểm toán có thể giúp cho bạn lựa chọn việc làm kiểm toán tại Hà Nội hay nơi mong muốn phù hợp với chính mình.

Kiểm toán nhà nước là gì? Kiểm toán nhà nước chính là người thực hiện nhiệm vụ kiểm tra tính đúng đắn và hợp pháp của các số liệu đưa đến từ kế toán và xác nhận chúng. Đồng thời thực hiện việc quyết toán đối với các đơn vị sử dụng kinh phí được cấp từ cơ quan nhà nước.

Kiểm toán độc lập là gì? Đó là loại kiểm toán được thực hiện từ những người kiểm toán viên tại các công ty hay văn phòng chuyên phụ trách về mảng kiểm toán chuyên nghiệp. Hoạt động này khá phổ biến tại Việt Nam và nhiều đất nước có nền kinh tế phát triển do đó, những hoạt động kiểm toán nói chung sẽ được gọi với cái tên kiểm toán độc lập.

Kiểm toán hoạt động là gì? Đây chính là loại kiểm toán được thực hiện tại những chi nhánh nước ngoài đang hoạt động trên địa bàn đất nước Việt Nam.

kiểm toán báo cáo tài chính là gì? Kiểm toán báo cáo tài chính là hoạt động của người kiểm toán viên độc lập tiến hành thu thập các bằng chứng kiểm toán đối với những báo cáo tài chính được kiểm toán, qua đó kiểm tra, đánh về mức độ trung thực và chính xác của bản báo cáo tài chính tại các doanh nghiệp.

Trong mỗi loại kiểm toán vừa nêu đều được phân ra rõ ràng dựa vào đối tượng bao gồm chủ thể kiểm toán và khách thể kiểm toán. Trong đó, kiểm toán theo chủ thể ý chỉ những người kiểm toán viên nội bộ không chuyên nghiệp, hoạt động mà không cần thiết phải có chứng chỉ nhưng vẫn phải đảm bảo nắm được chuyên môn nghiệp vụ cũng như đạo đức nghề nghiệp, có thể làm việc thuân thủ tính độc lập.

Xem thêm: Tìm hiểu nội dung cơ bản của chính sách thuế hiện hành

3. Một vài lưu ý sinh viên kiểm toán cần biết

Trước khi tìm hiểu sâu hơn việc học kiểm toán ra làm gì thì các bạn cần phải hiểu rõ các vấn đề nền tảng liên quan đến ngành kiểm toán như ngành kiểm toán nên học trường nào, sau khi tốt nghiệp thì ngành kiểm toán có dễ xin việc không?. Như chúng ta đã biết, kiểm toán vốn là một ngành nghề rất giàu tiềm năng, nhất là đối với các bạn trẻ trong thời đại mới, thời đại của công nghệ và hội nhập. Vậy cho nên, bên cạnh những vấn đề liên quan đến tích lũy kinh nghiệm hay học thuật thì các bạn cần phải có những hiểu biết sâu rộng hơn về mục tiêu kiểm toán là gì thì mới mong nắm bắt được những cơ hội tim viec nhanh hấp dẫn nhất dành cho mình.

3.1. Những đặc điểm của nghề kiểm toán

Kiểm toán là một hoạt động nghề nghiệp làm việc với các báo cáo kế toán, có gắn chặt với nghề kế toán. Do đó nền tảng chuyên môn của lĩnh vực kế toán có liên quan mật thiết với môn kiểm toán cho nên người kiểm toán viên cần phải nắm chắc mới có thể làm tốt nhiệm vụ của mình. Có một số công việc chủ chốt về chuyên môn mà người kiểm toán viên cần phải thực hiện đó chính là :

- Thực hiện công việc kiểm toán nội bộ: vậy kiểm toán nội bộ là gì? bạn có biết? Khái niệm kiểm toán nội bộ là người làm nhiệm vụ kiểm toán sau đó báo cáo lại trong nội bộ, đề xuất những hoạt động nhằm mục đích nâng cao hiệu quả cho các hoạt động về tài chính cho đơn vị được kiểm toán.

- Công việc của kiểm toán viên nhà nước: Đối tượng kiểm toán chính là những số liệu. Do vậy mà chức năng của kiểm toán nhà nước là kiểm toán lại số liệu tài chính theo các tiêu chí được yêu cầu về pháp luật thuế và tài chính của các doanh nghiệp

- Thực hiện nhiệm vụ phân tích và tư vấn: dựa vào các số liệu đầu tư, người kiểm toán sẽ nhận diện vấn đề, đề xuất giải pháp cho các lĩnh vực thuế, vốn, tài chính và kế toán.

- Tính độc lập của kiểm toán viên: Nghề kiểm toán cần phải nêu cao tính độc lập, đó chính là điều kiện quan trọng để giúp bạn luôn đảm bảo tính chất minh bạch trong nghề. 

 Bạn đọc có thể quan tâm tham khảo thêm thông tin tuyển dụng việc làm kế toán tại tphcm, nhu cầu tuyển dụng việc làm này là rất lớn.

3.2. Các vấn đề về đào tạo nghề kiểm toán

3.2.1. Ngành kiểm toán thi khối nào?

Có rất nhiều phương thức giúp bạn xét và thi tuyển vào ngành kiểm toán nói riêng và ngành kế toán – kiểm toán nói chung. Cụ thể như sau:

- Phương thức 1: Xét theo kết quả của kỳ thi THPT Quốc gia

- Phương thức 2: Xét tuyển dựa vào tổ hợp bộ môn của 3 môn dựa vào học bạ

- Phương thức 3: Xét qua điểm trung bình tổng kết lớp 12

- Phương thức 4: Xét bằng số điểm đạt được trong kỳ thi đại học.

Theo thông tin đó, những bộ môn được thi và xét tuyển vào ngành kiểm toán doanh nghiệp là gì?

- Tổ hợp Toán – lý  - hóa thi khối A00

- Tổ hợp Toán – văn – lý thi khối C01

- Tổ hợp Toán – lý  - anh thì khối A01

- Tổ hợp Toán – văn – anh thi khối D01

3.2.2. Những vấn đề về chứng chỉ. bằng cấp trong ngành kiểm toán

- Chứng chỉ CPA là gì? CPA là thuật ngữ được viết tắt bởi cụm từ Certified Public Accountants có ý chỉ những người hành nghề kiểm toán được công nhận trình độ chuyên môn trên phạm vi toàn cầu, có giá trị của một tấm bằng kiểm toán quốc tế. Chứng chỉ CPA tại thị trường Việt Nam chính là loại chứng chỉ dành cho nghề kiểm toán và cũng chỉ có duy nhất người kiểm toán viên có chứng chỉ CPA được phép điều hành những hoạt động kiểm toán, ký vào các báo cáo kiểm toán (Vấn đề báo cáo kiểm toán là gì sẽ được chia sẻ chi tiết trong những nôị dung sau)

-  Chứng chỉ CMA: Chứng chỉ CMA được cấp bởi Khóa học Kế toán quản trị của Hoa Kỳ. Nhiều người đắn đo lựa chọn các chương trình học chứng chỉ và họ thường đặt ra câu hỏi có nên học CMA. Nếu bạn hiểu được chương trình đào tạo này thì bạn sẽ dễ dàng đưa ra lựa chọn cho bản thân. Chứng chỉ được cấp bởi khóa học CMA mang giá trị toàn cầu và được công nhận bởi tập đoàn đa quốc gia. Chính vì vậy sở hữu trong tay chứng chỉ của khóa học này, cơ hội nghề nghiệp của bạn trong ngành kế toán – kiểm toán sẽ rất mở rộng.

Đa phần để thi lấy bằng kiểm toán, các học viên đều phải bài test ở dạng các câu hỏi trắc nghiệm kiểm toán. Bạn cần phải nắm chắc kiến thức để không rơi vào trường hợp đắn đo, khó chọn lựa.

3.3. Mức thu nhập của một kiểm toán viên

Khi đã yên vị tại vị trí kiểm toán thì bạn hãy cứ yên tâm về mức lương bổng có thể đạt được bởi vì nghề kiểm toán cho phép bạn có được một mức lương khá ổn. Ban đầu khi mới bước chân vào nghề, hầu hết các kiểm toán viên sẽ có một mức lương « dễ chán nản », thế nhưng đó cũng được coi như là một thử thách dành cho bạn và là phép thử của nghề để biết bạn có phù hợp hay không. Trải qua thời gian chán nản, khi bạn đã có sự gắn bó và sự cống hiến nhất định với nghề nghiệp rồi thì ngay sau đó mức lương của bạn sẽ nhanh chóng tăng lên theo từng bậc, thậm chí là nếu làm tốt thì sẽ được thưởng hậu hĩnh và còn được đánh giá tốt.

Lưu ý sinh viên kiểm toán cần biết

Ngành kế toán kiểm toán nói chung và nghề kiểm toán cũng tạo cho bạn cơ hội làm giàu nhưng với điều kiện bạn phải leo lên được chức danh partner. Còn nếu là một Manager thì chắc chắn sẽ chỉ được ở mức khá giả mà thôi. Đây cũng là một dạng thông tin khá thú vị dành cho bạn khi tìm hiểu về nghề kiểm toán. Nhưng đổi lại, người partner sẽ phải giữ trọng trách vô cùng lớn trọng việc chịu trách nhiệm hoàn toàn về các hành vi thực hiện nhiệm vụ của mình.

Xem thêm: Chứng từ gốc là gì? Nghiệp vụ mà kế toán phải nằm lòng

3.4. Nghề kiểm toán đòi hỏi người tài

Để làm tốt công việc kiểm toán, chúng ta cần vững vàng kiến thức chuyên môn. Nhưng như vậy vẫn chưa đủ bởi lẽ, ngành nghề này còn đòi hỏi bạn phải thực sự tài năng trong mọi vấn đề, bao gồm khả năng làm việc được với cường độ cao, chịu áp lực tốt. Vì đây là một trong những yếu tố có ảnh hưởng nhất định đến sự gắn bó của người kiểm toán viên với nghề. Nhiều người dù đã có 2 – 3 năm làm việc trong nghề những vấn quyết định chuyển hướng sang một ngành nghề khác với nhiều lý do: trong đó có:

- Sự stress: Những người stress phải chịu nhiều áp lực công việc ở mức độ lớn mà chủ yếu là chạy đua thời hạn nộp báo cáo theo yêu cầu của công việc. Do đó, dân kiểm toán thường xuyên phải tăng ca, làm thêm giờ và sẽ không được tính lương cho sự cống hiến đó, Điều này tạo cho những người trong nghề khó lòng có thể gắn bó lâu dài với việc làm ngành nghề này.

Với những trường hợp khách hàng có hệ thống khá phức tạp, thậm chí những đòi hỏi về deadline từ phía công ty khá chặt chẽ, khả năng lớn các bạn sẽ phải làm việc liên tục tại Công ty, làm việc với khách hàng đến tận gần đêm muộn và sau khi rời khỏi nơi làm việc vẫn còn phải làm thêm việc ở nhà. Hoặc thậm chí, sẽ thi thoảng có những ngày các bạn phải ngủ lại tại văn phòng để hoàn thành công việc suốt đêm là chuyện bình thường.

- Việc làm kiểm toán là một nghề đòi hỏi bạn phải đi công tác thường xuyên, thậm chí phải sử dụng từ ngữ miêu tả là « triền miên » mới diễn tả đúng mức độ công việc của nghề. Với cường độ đó, đôi khi bạn sẽ không thể chu đáo được cho cuộc sống của chính mình với gia đình, tình yêu, tình bạn.  

- Bạn có cho rằng, dân kiểm toán sẽ bị giảm đi tính năng động? Điều đó có thể và cũng chính là một thiệt thòi lớn dành cho các bạn dân kiểm toán. Tại sao ư? Bởi kiểm toán đã đặt ra cho các bạn suy nghĩ với tính đề phòng cao, luôn luôn phải tránh sai sót, nhất định không thể mắc lỗi. Lại thêm công việc vô cùng căng thẳng khiến các bạn khó lòng đưa bản thân vượt thoát ra khỏi sự mệt mỏi.

Với các vấn đề phức tạp đó, chắc chắn một người kế toán cần phải có kiến thức rộng và uyên bác.

3.5. Các phương pháp trong ngành kiểm toán

Trong lĩnh vực kiểm toán, các phương pháp kiểm toán được chia ra làm 2 loại cơ bản, bao gồm. phương pháp kiểm toán hệ thống và phương pháp kiểm toán cơ bản. Trong đó:

- Phương pháp kiểm toán hệ thống là một phương pháp thiết kế những kỹ thuật, thủ tục kiểm toán nhằm mục đích thu thập bằng chứng chứng mình tính chất thích hợp, hiệu quả của hệ thống kiểm soát trong nội bộ ở mỗi doanh nghiệp.

- Phương pháp kiểm toán cơ bản: còn được gọi là phương pháp kiểm toán riêng lẻ. Đây là phương pháp thiết kế ra các thủ tục hay kỹ thuật nhằm mục đích thu thập những chứng cứ có liên quan tới nguồn dữ liệu có ở trong hệ thống kế toán, đồng thời có thể tiến hành xử lý các thông tin được cung cấp.

 Nếu bạn đang băn khoăn không biết nên lựa chọn về việc làm giữa Quản trị kinh doanh và kế toán thì có thể tìm hiểu ngay tại đây: Quản trị kinh doanh và kế toán? Bạn nên chọn việc làm nào?

4. Học kiểm toán ra làm gì?

Mặc dù có những khó khăn nhất định trong nghề kiểm toán, thế nhưng xét ở bình diện khác, nghề kiểm toán lại mang tới cho bạn những tính chất công việc ổn định, ít có sự thay đổi, biến động. Như đã khẳng định ngay từ đầu, nghề kiểm toán có thể mang đến cho bạn một mức lương tốt và những cơ hội việc làm vô cùng hấp dẫn. Do đó, nghề kế toán vẫn là một trong những nghề có khả năng thu hút mạnh mẽ đối với các bạn trẻ năng động, bởi sự năng động và tinh thần dám xông pha cho nên những khó khăn chúng ta vừa kể ở trên chắc chắn không thể đánh bại các bạn và con đường sự nghiệp của các bạn. Cơ hội nghề nghiệp đối với ngành kiểm toán hiện nay không hề nhỏ bạn có thể dễ dàng có được một công việc phù hợp khi tìm viec lam Binh Thuan và rất nhiều tỉnh thành khác.

Ở nước ta hiện nay có rất nhiều công ty kiểm toán được thành lập với rất nhiều trụ sở và hàng trăm văn phòng hoạt động ví dụ điển hình như công ty tnhh kiểm toán quốc gia via. Đặc biệt còn có các công ty có 100% vốn đầu tư nước ngoài, các công ty liên doanh. Bạn có thể xin vào làm việc tại các công ty kiểm toán nổi tiếng nhất nhì Việt Nam như Công ty kiểm toán An Việt, công ty kiểm toán Big4, hãng kiểm toán AASC,…

Và dự tính trong tương lai mươi mười năm tới, Nhà nước ta chủ trương đề ra mục tiêu tăng lên hơn nữa về số lượng công ty hoạt động trong lĩnh  vực kiểm toán với hàng trăm công ty và hàng chục ngàn người kiểm toán viên. Thông tin này ắt là một tin tức đáng vui mừng dành cho các bạn trẻ yêu nghề kiểm toán.

Học kiểm toán ra làm gì

Mặc dù nghề kiểm toán mở ra cho chúng ta – những con người của thế hệ Z yêu công nghệ, nhạy bén với những con số và luôn thích thử thách bản thân mình rất nhiều cơ hội việc làm lớn thế nhưng trước tiên chúng ta nên nhớ rõ một điều, ngành nghề kiểm toán là một trong những lĩnh vực vô cùng coi trọng yếu tố bằng cấp và kinh nghiệm, chính vì thế mà một điều kiện tiên quyết đầu tiên dành cho bạn nếu muốn bước một chân vào nghề đó là phải có bằng đại học thuộc chuyên ngành kiểm toán.

Điều kiện tiếp theo đó là kỹ năng, là kiến thức từ thực tế. Nhưng nếu chỉ thu nhặt những gì được học trên nhà trường, tôi dám chắc các bạn không đủ để « chi » cho nghề mà cần phải tự học hỏi thêm các kiến thức thuộc các lĩnh vực khác nữa như tiếng Anh, kế toán, thuế,…

Bạn có thể tham gia vào các lớp học thực hành kiểm toán trên mạng internet. Tại đây bạn sẽ được trải nghiệm toàn bộ các khâu làm việc của một người kiểm toán viên thực sự.

Vậy nên, để trở thành một kiểm toán viên, tốt hơn hết bạn hãy tích lũy vốn ngoại ngữ thật tốt, cùng với đó không thể thiếu các mảng kiến thức về kế toán, rèn luyện khả năng làm việc dưới áp lực cao và biết cách cân bằng cuộc sống…

Ngoài ra, người làm kiểm toán viên không thể thiếu sự linh hoạt, sự linh hoạt sẽ giúp các bạn tổ chức công việc một cách hiệu quả nhất sau khi đã hoàn thành nhiệm vụ kiểm toán tại Công ty.

Tóm lại sau khi tốt nghiệp, bạn có thể làm việc tại các công ty kiểm toán tại nhiều vị trí như: kiểm toán căn bản, kiểm toán viên độc lập tài chính, thủ quỹ, kiểm soát viên, nhân viên kiểm toán ngân hàng, kiểm toán công nghệ thông tin,… thuộc rất nhiều lĩnh vực khác nhau. Có thể làm trong các cơ quan nhà nước hoặc các tổ chức xã hội, những đơn vị công hay ngân hàng,… Cơ hội nghề nghiệp dành cho bạn khá rộng mở. Hãy theo dõi các tin tức tuyển dụng trên trang Timviec365.vn như tuyển dụng daklak, tuyển dụng TP Hồ Chí Minh, tuyển dụng Cần Thơ,... để tìm được những thông tin việc làm tại nơi mà bạn mong muốn nhất.

Nói chung để có thể tồn tại, trụ vững và phát triển trong nghề kiểm toán buộc các bạn phải học hỏi thật nhiều, không ngừng tích lũy và trau dồi kiến thức, kỹ năng cho bản thân mình. Khi đó, dù câu trả lời học kiểm toán ra làm gì có là gì đi chăng nữa thì nhất định bạn cũng vẫn sẽ làm tốt nhiệm vụ của mình.

Xem thêm: Mô tả công việc kế toán trưởng - Vai trò, nhiệm vụ kế toán trưởng

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Tài Sản Doanh Nghiệp-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Đánh giá nhân viên-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý
;