Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Hướng nghiệp nghề ca sĩ - Giúp ai đó hoàn thành giấc mơ ca sĩ!!!

Tác giả: Đào Thanh Hồng

Tạo CV online

1. Nên hay không nên theo nghề ca sĩ?

Bất cứ một ngành nghề nào cũng vậy, đều có những điều thú vị và thử thách khác nhau, do vậy chúng ta mới cần phải được định hướng nghề nghiệp để thấy được sự mức độ phù hợp trước khi đưa ra quyết định lựa chọn. Đối với nghề ca sĩ cũng vậy, không phải ai cũng có thể làm được vì đây cũng là ngành nghề có yêu cầu khá cao đối với ứng viên. Và chỉ bạn mới tự giải đáp được câu hỏi trên.

1.1. Vì sao nên theo đuổi nghề ca sĩ?

- Nhiều cơ hội việc làm: Có thể các bạn cũng đã biết thì trên các kênh truyền hình của nước ta có khá nhiều chương trình về âm nhạc như The voice, Việt Nam idol, ca sĩ giấu mặt…, cũng có nhiều ca sĩ nổi tiếng hiện nay có xuất thân từ những chương trình âm nhạc đó, và mang lại được nhiều tiếng vang lớn cho sự nghiệp ca sĩ của mình. Do vậy mà các bạn cũng có thể thấy được cơ hội luôn đến với bạn, nếu như bạn đã đủ tự tin trở thành ca sĩ và có thể vượt qua được mọi thử thách phía trước. Và con đường thành công của sự nghiệp ca sĩ chỉ gần lại và dễ đi khi bạn thực sự nỗ lực chinh phục nó, quyết thay đổi bản thân mình để có thể cháy cùng đam mê mà mình theo đuổi.

nên nay không nên theo nghề ca sĩ - hướng nghiệp nghề ca sĩ

- Có nhiều lợi thế: Các bạn đã nghe được câu chuyện mà các ca sĩ được nhận sự ưu ái chưa? Đúng vậy, nhất là đối với những ca sĩ nổi tiếng, lời nói của họ thường rất có trọng lượng. Tuy nhiên khi bạn trở nên nổi tiếng rồi thì cũng không nên lạm dụng điều này thì có thể nó sẽ làm cho sự nghiệp ca sĩ của bạn trở thành “bọt biển”.

- Thu nhập: Khi nhắc đến khoản thu nhập của các ca sĩ có lẽ không thể giới hạn được, vì mức thu nhập của nghề này có sự giao động tương đối lớn và nó còn phụ thuộc khá nhiều vào sự nổi tiếng của từng người. Thực tế thì danh tiếng và tiền tài của nghề ca sĩ thường sẽ đi đôi với nhau, càng nổi tiếng thì sẽ càng có nhiều Show diễn với mức thu nhập cũng sẽ tăng theo. Ngược lại đối với những người chỉ mới “chân ướt chân ráo” bước vào nghề ca sĩ thì sẽ không thể có mức thu nhập cao ngay được.

Ngoài ra khi bạn có niềm đam mê và yêu thích nghề ca sĩ thì có lẽ các bạn cũng sẽ cảm thấy hạnh phúc khi được đứng trên sân khấu khoe mẽ giọng hát của mình với khán giả. Do vậy mà nghề ca sĩ cũng không phải là quá khó khăn hay vất vả nếu bạn biết “điều khiển” nó.

>> Xem thêm: Có nên theo nghề chụp ảnh

1.2. Vì sao không nên theo đuổi nghề ca sĩ?

- Thu nhập: Đối lập với những lợi thế kể ở trên thì nghề ca sĩ cũng có điểm bất lợi mà không phải ai cũng biết được.Và điều đầu tiên mà các bạn cần biết đó chính là về thu nhập của nghề này không hề ổn định, thực tế các bạn cũng thấy rằng sự nghiệp ca sĩ cũng có nhiều thăng trầm, nay có thể nổi tiếng nhưng đến ngày mai – khi các lớp trẻ hay những trào lưu mới xuất hiện thì có thể bạn sẽ không còn được mến mộ nữa. Điều đó cũng có nghĩa là thu nhập của bạn sẽ bị ảnh hưởng.

- Nghề không đơn giản: Khi chưa được biết được việc làm ca sĩ có cần bằng cấp không thì điều đó chứng tỏ bạn chưa hiểu rõ về nghề này, nên nhiều bạn cho rằng nó đơn giản, chỉ cần cầm míc là có thể trở thành ca sĩ. Nhưng thực tế không phải vậy, có những lúc bạn sẽ phải biểu diễn ca nhạc vào thời điểm mà người ta đang đi vui chơi, hay những lúc người ta đang nghỉ ngơi thì bạn đang mải miết tập luyện. Thực sự cũng nhiều ca sĩ nổi tiếng đã chia sẻ mình bị suy nhược cơ thể, thiếu ngủ do lịch biểu diễn quá dày, không có thời gian để ăn uống cũng như nghỉ ngơi.

- Phải có sự đầu tư: Không giống với những nghề khác, nghề ca sĩ các bạn cần phải là người có ngoại hình, nên phải thường xuyên đầu tư cho việc làm đẹp. Ngoài ra những trang phục khoác lên cũng phải là hàng hiệu, đắt tiền khi xuất hiện trước công chúng. Nếu bạn thực sự muốn theo đuổi sự nghiệp ca hát thì có lẽ trước tiên bạn cần phải chuẩn bị sẵn một khoản ngân sách.

>> Xem thêm: Siêu mẫu là gì

2. Định hướng nghề nghiệp ca sĩ – Thành công sẽ chờ đợi bạn!

2.1. Cầm míc lên chưa hẳn đã là ca sĩ

Khi những chính sách mở cửa hội nhập nền kinh tế được thực hiện cũng là lúc mà thị trường âm nhạc của nước ta được thay đổi, các trào lưu từ nước ngoài như Hàn Quốc, Trung Quốc,… mang lại nhiều phong cách âm nhạc. Điều này cũng mang lại nhiều dấu ấn cho khán giả, được chứng kiến nhiều màn ra sân vô cùng ấn tượng của các ca sĩ trẻ. Tuy nhiên, lúc đó chỉ là nhất thời, vì sau khi kết thúc chương trình thì mấy ai có thể nhớ được tên hay bài hát mà người ca sĩ đó vừa thực hiện. Chính vì vậy để thành công và được nhiều người biết đến và nhớ đến thì đó cũng chính là con đường gian chuân mà bạn cần phải vượt qua được. Đó là:

- Học kỹ thuật hát: Là nền móng để bạn có thể theo đuổi được sự nghiệp ca hát lâu dài, kỹ thuật thanh nhạc chính là yếu tố giúp bạn tự tin hơn mỗi khi “thổi hồn” cho khán giả thông qua giọng hát. Mỗi khi bạn luyến láy, lấy hơi, lên giọng cũng là lúc mà bạn có thể dễ dàng gây được ấn tượng tốt đẹp trong lòng khán giả, dần dần bạn sẽ có nhiều người hâm mộ.

Cầm míc chưa hẳn là ca sĩ - hướng nghiệp nghề ca sĩ

- Luyện giọng: Tình trạng “lạc tông” thường xuyên xảy ra nếu không có kỹ thuật hát, vì chỉ cần không lấy hơi đúng cách khiến cho hát sai nốt, hay những lần thực hiện highnote vượt quá so với cao độ của bản thân. Chính vì vậy, kỹ thuật hát phải tốt và luôn chăm chỉ luyện thanh để trở nên hoàn thiện hơn về giọng hát và đảm bảo được sức khỏe bền vững cho thanh quản thật tốt. Tuy nhiên để có luyện giọng thất tốt thì cũng không thể thiếu được vai trò của một người dạy thực sự, nó sẽ khiến cho bạn được học nhanh hơn và chuẩn xác hơn nhiều lần so với việc tự học. Trong thời gian học nếu bạn chăm chỉ thì sẽ thấy được những thay đổi tích cực rõ rệt về thanh âm của mình. Thực tế thì việc luyện giọng cũng rất quan trọng đối với sức khỏe và chất lượng giọng hát, đồng thời nó cũng quyết định sự thành công của bạn.

- Tập biểu diễn: Như các bạn cũng đã biết thì học luôn đi đôi với hành. Đúng vậy, sau khi đã có kỹ thuật hát tốt và lúc này bạn cũng cần phải phô ra hết tài năng trước đám đông. Để vượt qua được nỗi e sợ, dè dặt khi hát trước nhiều người, đồng thời cũng sẽ bắt đầu rèn luyện kỹ năng và kinh nghiệm biểu diễn bằng cách hát mọi lúc mọi nơi mỗi khi có thể. Muốn trở thành ca sĩ thành công thì các bạn cũng cần phải đi từng bước chậm dãi, bạn sẽ thuyết phục những khán giả tại phòng trà, quán cà phê, hay là đường phố,… để tập “hành nghề” ca sĩ. Đừng ngại ngần, mà hãy tự tin theo đuổi ước mơ!

- Phát triển phong cách riêng: Giữa muôn vàn thử thách, các bạn cũng sẽ cần phải tạo ra được màu sắc riêng của chính mình để có thể tạo được điểm nhấn trong lòng khán giả. Hay nói một cách dễ hiểu thì các bạn cần tạo được cái gì đó trong lòng khán giả một nét riêng về chính mình, để chỉ cần cất giọng hát khán giả cũng có thể biết bạn là ai. Rồi thu hút họ cùng hòa chung một dòng cảm xúc, phiêu lãng!

Để làm được điều đó thì các bạn nên lựa chọn nhiều bài hát với nhiều kiểu hát khác nhau để tự nhận ra được màu sắc của chính mình và biết được mình sẽ hợp với dạng nhạc nào. Như vậy bạn sẽ chuyên tâm hơn vào việc phát huy giọng hát của mình một cách tốt nhất. Bởi vậy, những ca sĩ thành công họ đều là người đã nhận được màu giọng và phong cách của riêng mình. Ví dụ như tên tuổi của cô ca sĩ Taylor swift luôn được gắn liền với nhạc đồng quê, mặc dù hiện nay cô đang theo đuổi dòng nhạc khác nhưng khán giả và người hâm mộ vẫn sẽ coi cô là cô gái nhạc đồng quê.

>> Xem thêm: DJ là nghề gì

2.2. Tự thân vận động, thúc đẩy sự nghiệp ca hát

Nếu các bạn đang có suy nghĩ trở thành ca sĩ chỉ cần cầm míc và phô giọng hát thì thành công vẫn sẽ mãi bên bạn, thì các bạn loại bỏ ngay suy nghĩ đó vì nó không hề thực tế, nhất là đối với thời đại của ngày nay. Bởi cứ mỗi ngày trôi qua sẽ lại có thêm ca sĩ trẻ với những xu hướng âm nhạc khác nhau, nếu các bạn không biết cách thay đổi cũng như bắt kịp xu hướng thị trường thì dần bạn cũng sẽ bị “đào thải” khỏi ngành một cách không thương tiếc.

Tuy nhiên tôi không nói các bạn luôn phải chạy theo xu hướng hay những thịnh hành của thời đại, nhưng các bạn cũng cần phải biết được thị trường lĩnh vực bạn đang theo đuổi có những điều gì mới, và đặt ra câu hỏi mình có nên thay đổi không? Chính vì vậy mà mỗi sản phẩm âm nhạc đều cần phải đầu tư một cách nghiêm túc và tự thân vận động, để đủ sức đủ lực và tự tin đương đầu với những thử thách phía trước.

Như các bạn đã biết thì nghề ca sĩ cần đầu tư rất nhiều, nhưng với thực trạng hiện nay thì các nhà đầu tư đều rất cẩn trọng với việc đầu tư cho các ca sĩ nhất là đối với người chưa có tên tuổi. Vì thị trường âm nhạc thay đổi đến chóng mặt, không biết được ai sẽ trụ vững với nghề, và thời gian để trở nên nổi tiếng của một ca sĩ cũng khó nói. Do vậy các bạn cũng nên dành nhiều thời gian để có thể tìm hiểu cũng như viết tự thân vận động trong mọi hoàn cảnh để có thể chủ động hơn trong sự nghiệp ca hát của chính mình. Đó cũng là lý do mà các bạn cần phải hướng nghiệp nghề ca sĩ một cách cẩn trọng, để lấy bí quyết thành công cũng như có động lực để theo đuổi giấc mơ.

>> Xem thêm: Post production là gì

Tự thân vận động -hướng nghiệp nghề ca sĩ

2.3. Tài thôi chưa đủ

Đối với cơ chế của thị trường âm nhạc hiện nay thì sự đào thải luôn được diễn ra hằng ngày, và có thể nói rằng chỉ có tài thì thực sự chưa thể khẳng định được sẽ thành công. Người ta vẫn thường nói, đúng người đúng thời điểm thì mới có thể thành công. Thực tế thì không chỉ nghề ca sĩ mà các nghề thuộc ngành nghệ thuật sáng tạo và thiết kế như điêu khắc, ngành nhiếp ảnhngành diễn viên điện ảnhguitarist, music producer,... đều có thời điểm, cái lúc thích hợp để xuất hiện. Ngoài ra đối với nghề ca sĩ, các bạn cũng cần đến khá nhiều yếu tố như tài chính, tố chất để có thể “dấn thân” vào sự nghiệp ca sĩ.

2.4. Xây dựng cho mình một tinh thần “thép”

Trong quá trình theo đuổi sự nghiệp ca hát, chắc chắn các bạn sẽ thường xuyên bị lấy đi mồ hôi, nước mắt, tiền tài cùng với những công thức bởi những thách thức thì sau khi trải qua những “chông gai” đó thì cũng là lúc bạn có thể thành danh và đủ “nghiền ép” được tâm hồn mong manh trước kia của chính mình. Ngoài kia không phải là thế giới màu hồng, nó là thực tại, nó phản ánh đúng với bạn rằng, nếu không có tinh thần thép bạn sẽ bị đào thải khỏi ngành này, mà chỉ trong một ngày khán giả sẽ không còn biết bạn là ai.

Thậm chí, bạn cũng có thể sẽ bị ném đá bởi những “antifan”, lúc đó không thể bỏ cuộc, cần phải đứng lên để chứng minh được tài năng của mình cho họ thấy. Chình vì vậy, hãy rèn cho mình một tinh thần thép, không bị lay động trước những biến cố của sự nghiệp. Luôn đủ tỉnh táo để có thể vượt qua được mọi chuyện. Và ắt hẳn, sau khi trải qua nhiều “sóng gió” bạn sẽ trở thành một điểm sáng của ngành âm nhạc, giống như kim cương vậy.

3. Bí quyết để thành công với nghề ca sĩ - Chắp cánh ước mơ, vươn tới đỉnh vinh quang!

Ca sĩ là nghề có thể vừa cho bạn lên đỉnh vinh quang nhưng lại dễ dàng đẩy bạn xuống vực sâu của nghề, do vậy để có thể tự tin giữ vững được ví trí của mình nhờ vào giọng ca có thể chạm đến cảm xúc của người nghe. Sự kiên trì, bản lĩnh và niềm đam mê cháy bỏng của bạn sẽ là 3 yếu tố vững chắc để có thể giúp các bạn có thể tự tin hơn khi đương đầu với những thử thách phía trước.

Bí quyết thành công - hướng nghiệp nghề ca sĩ

Cố gắng gây ấn tượng với khán giả ngay từ 30 giây đầu, bởi đó chính là khoảng thời gian mà họ lắng nghe nhất mỗi khi ca sĩ cất giọng hát.

Hãy luôn là chính mình, thay đổi nhưng vẫn giữ được màu sắc riêng của mình, bạn sẽ tạo ra được những sản phẩm âm nhạc đi theo năm tháng.

Biết cách “khai thác” niềm đam mê của bản thân, hãy tạo cho mình những niềm vui mỗi khi ca hát. Đó chính là động lực để giúp bạn có thể trải qua được thử thách của nghề ca sĩ.

Luôn đặt niềm tin vào bản thân và nỗ lực hết mình để theo đuổi sự nghiệp, không ngừng cải thiện chất giọng và kỹ năng hát nhằm cung cấp đến người hâm mộ những sản phẩm âm nhạc chất lượng..

Đừng trở thành bản sao của bất kỳ ai, hãy tạo ra màu sắc riêng của chính mình. Như vậy dấu ấn của người hâm mộ sẽ không nhầm lẫn với bất cứ ai!

Hãy là chính bạn trong sự nghiệp ca hát! Hy vọng với những nội dung chia sẻ về hướng nghiệp nghề ca sĩ đã giúp bạn hoàn thành giấc mơ nghề nghiệp!

Tìm việc làm nhanh

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết thành công trong công việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Câu chuyện nghề nghiệp-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Tài liệu gia sư-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Danh mục văn thư lưu trữ-Tài Sản Doanh Nghiệp-KPI Năng Lực-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Chuyển văn bản thành giọng nói-Giới Thiệu App Phiên Dịch-Quản Lý Kênh Phân Phối-Đánh giá nhân viên-Quản lý ngành xây dựng-Hóa đơn doanh nghiệp-Quản Lý Vận Tải-Kinh nghiệm Quản lý mua hàng-Danh thiếp cá nhân-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý