Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Interior design là gì? Cơ hội nghề “thổi hồn”cho không gian sống

Tác giả: Lại Trang

Lần cập nhật gần nhất: ngày 01 tháng 06 năm 2024

Theo dõi timviec365 tại google new

Xã hội ngày càng phát triển, quan điểm thẩm mỹ trong không gian nhà ở của con người ngày càng nâng cao đã tạo điều kiện thuận lợi nhất để ngành interior design bùng nổ và trở thành một trong lựa chọn ngành thời thượng của thế kỷ XIX. Vậy bạn đã hiểu Interior design là gì? Cơ hội việc làm của ngành này hiện nay ra sao? Cùng Lại Trang khám phá ngay sau đây nhé.

1. Tìm câu trả lời chuẩn nhất cho interior design là gì?

Interior design là gì
Interior design là gì

Interior design là gì hẳn sẽ không thể làm khó được dân ngành thiết kế, song với dân ngoại chỉ nắm sơ qua về kiến trúc hay nghệ thuật thuật ngữ này còn khá mới mẻ mặc dù hiện tại đã là thời kỳ nở rộ của nhiều lĩnh vực liên quan đến thiết kế hay nghệ thuật công trình. Một ví dụ rõ nhất cho điều đó chính là, sự nhầm lẫn giữa các chuyên ngành cụ thể trong thiết kế. cũng như việc nhắc đến những không gian nhà ở ấm cúng, nội thất sang trọng giữa lòng thành phố, cái tên nảy lên đầu tiên trong ý nghĩ của chúng ta hẳn là kiến trúc sư. Phác thảo ý tưởng cho những công trình, bày trì, sắp xếp các “item” trong căn nhà thường dễ làm dân không chuyên nghĩ đến nghề họa sĩ thiết kế. Tuy nhiên, còn một ngành đang khát nhân lực thời điểm hiện tại “ôm” trọn những lĩnh vực bạn vừa kể tên, có ứng dụng ý tưởng sáng tạo vào “tạo hình” cho không gian ngôi nhà trở nên ấn tượng bởi các loại vật liệu nội và ngoại thất. Đó chính là Interior design.

Trong tiếng Việt, thuật ngữ Interior design là gì được hiểu nôm na là thiết kế nội thất. Interior design là ngành tổng hợp của mỹ thuật, khoa học kỹ thuật dựa trên sự phối hợp hài hòa về màu sắc, ánh sáng, kiến trực, các vật thể trang trí để tổ chức cho không gian sống, không gian văn phòng, không gian riêng tư là sự phối hợp hài hòa giữa tính thẩm mỹ và chức năng của công trình và thuận tiện cho hoạt động của con người. Trong thực tế, không ít trường hợp, Interior design bị nhầm với Interior Decoration vì cả hai cùng liên quan đến chủ thế chung là không gian nghệ thuật nhưng tiêu chuẩn của Interior design cao hơn nhiều, biểu hiện cụ thể là bảng mô tả công việc. Với dân thiết kế nội thất sẽ phải chịu trách nhiệm về công trình từ việc lên ý tưởng cho không gian và của ngôi nhà làm sao cho hợp phong thủy, hòa phối về ánh sáng, màu sắc đồng thời vạch ra những thiết kế của đồ nội thất phù hợp với không gian đó vừa đảm bảo được nhu cầu sinh hoạt và thẩm mỹ của người dùng. Trong khi đó, với ngành trang trí nội thất, sẽ được chú ý nhiều hơn trong mảng sắp xếp, bày các nội thất sao cho đẹp mắt và tiện lợi. 

Ngày nay, với sự du nhập của nhiều nền văn hóa, sự cách tân về tư duy thẩm mỹ trong không gian sống, không gian làm việc...đã đặt ra yêu cầu phát triển cao của ngành Interior Design. Với số lượng tuyển dụng không giới hạn, mức lương cao, chế độ đãi ngộ hấp dẫn và được lựa chọn đào tạo bởi nhiều trường đại học uy tín trên toàn quốc, Interior Design là đang là nghề thời thượng cho những fan của nghệ thuật và mong muốn phát huy năng lực sáng tạo, thiết kế. 

Xem thêm: Những phẩm chất của một kiến trúc sư

2. Cơ hội việc làm của ngành Interior design hiện nay như thế nào?

Cơ hội việc làm của ngành Interior design hiện nay như thế nào?
Cơ hội việc làm của ngành Interior design hiện nay như thế nào?

Cập bến Việt Nam đã được thời gian khá lâu, tuy nhiên, những năm gần đây, khi phong trào địa ốc phát triển mạnh, các loại hình nhà ở đến văn phòng mở rộng trên nền tảng bùng nổ kinh tế đã kéo theo sự lên ngôi của ngành Interior design. Một minh chứng dễ thấy nhất, đó chính là sự ra đời của chung cư hạng sang với nhiều thiết kế không gian thu hút, ấm cúng...được nhiều người sẵn sàng bỏ cả tỷ đồng để sở hữu hay nhu cầu cao về văn phòng, không gian được đặt hàng thiết kế riêng vừa đầy đủ tính năng vừa tiện lợi. Đó chính là “ngòi nổ” để Interior Design lọt tốp những ngành có mức lương cao nhất những khát nhân lực chất lượng cao không những tại Việt Nam mà còn tại nhiều nước trên thế giới. 

Theo thống kê của U.S Bureau of Labor Statistics ( Bộ Lao động Hoa Kỳ) mức lương trung bình của một Interior Designer trong năm 2024 là khoảng 51.000$/năm , trong đó mức lương cao nhất của những kỹ sư nội thất có kinh nghiệm là 93.000 USD chiếm 10% còn lại khoảng 10% dao động trong mức khoảng 27.000 USD đối với những sinh viên mới ra trường. Tại Việt Nam theeo thống kê của nhiều trang web tuyển dụng hàng đầu như timviec365.vn, mức lương cho cử nhân tốt nghiệp Interior Design khoảng 8 triệu đồng. Đây là mức thu nhập cực kỳ hấp dẫn cho những ai có những ai có đam mê thiết kế và đầu óc sáng tạo và muốn thử sức với áp lực của ngàng thuộc về cái đẹp.

Bên cạnh cơ hội việc làm lớn với lương cao và được cháy hết mình về đam mê, bạn còn lựa chọn nhiều vị trí công việc ưng ý có thể kích thích và bật nắp khả năng sáng tạo của bạn trong việc mang làn hương mới đến không gian ở và làm việc. Vậy theo đuổi ngành Interior Design ra làm gì? Cùng Trang tìm hiểu dưới đây nhé.

Xem thêm: Những thông tin cần biết về công việc giám sát thi công thiết kế nội thất

Việc làm nhân viên thiết kế nội thất

3. Những vị trí công việc của ngành Interior Design

vị trí việc làm của interior là gì
Những vị trí công việc của ngành Interior Design

Hẳn là nhắc đến nghề thiết kế nội thất trong lần đầu tiên, bạn đã nghĩ phạm công việc của ngành chỉ nằm trong giới hạn như bố trí, sắp xếp không gian nhà ở. Tuy nhiên, đi sâu chuyên ngành và nhu cầu phát triển của xã hội đặc biệt trong lĩnh vực thiết kế không gian cho quan cafe hay văn phòng phục vụ kinh doanh bên cạnh không gian nhà ở và sự du nhập của nhiều tư tưởng thẩm mỹ từ văn hóa nước ngoài...có nhiều vị trí công việc cho dân thiết kế nội thất.

3.1. Chuyên viên thiết kế nội, ngoại thất cho các nhiều dự án

Tốt nghiệp ngành Interior Design với kiến thức đầy đủ về đồ họa và gu thẩm mỹ của bạn đủ sức chinh phục vị trí chuyên viên thiết kế nội thất cho nhiều dự án bao gồm nhà ở, khách sạn, trường học, văn phòng, nhà máy, triển lãm. Một đặc điểm nội bật của ngành chính là đảm nhiệm hầu hết các quy trình việc lên ý tưởng phát triển không gian, bố trí các thành phần của căn phòng như cửa số đến đặt để đồ nội thất như thế nào cho hợp lý...dựa trên nguyên tố cân bằng về màu sắc, ánh sáng và công dụng, cho nên nó được ưa chuộng của nhiều khách hạng vì thao tác nhanh, đỡ mất thời gian. Muốn làm được điều đó, một bộ óc sáng tạo thôi là chưa đủ, bạn cần phải đảm bảo những kiến thức về kỹ thuật và mỹ thuật. Một chuyên viên thiết kế nội thất trước hết phải là người thành thạo các phần mềm kỹ thuật, có am hiểu về kết cấu hạ tầng, phương tổ chức và thu công hiệu quả. 

3.2. Nhân viên tư vấn thiết kế cho các công trình tại doanh nghiệp về địa ốc

Có lẽ bạn nghĩ là công việc của một Interior designer sẽ không thể có một móc nối gì với nghề tư vấn và óc sáng tạo của bạn có thể không hợp với công việc kinh doanh. Nhưng thực tế, giữa thiết kế và địa ốc có mối quan hệ khăng khít với nhau. Bằng những kiến thức được tạo đa dạng về thẩm mỹ, gu nghệ thuật, am hiểu thiết kế, mỹ thuật và khả năng thiết kế, bạn có thể trở thành những nhân viên tư vấn chuyên nghiệp khi đầu quân cho những công ty chuyên về địa ốc. Nhu cầu về tìm hiểu về sự xu hướng thiết kế mới, cách bố trí các thiết bị nội thất sao cho phù hợp là thắc mắc đầu tiên khởi phát khi người có ý định xây nhà hay mua nhà, các quán cà phê…

Bạn có thể ứng dụng tất cả điều đó để trở thành người mang đến sự lựa chọn hợp lý nhất cho khách hàng thông qua những chia sẻ hữu ích đồng thời đưa ra một mẫu không gian bên doanh nghiệp của bạn phù hợp nhất với họ. Mang đặc điểm của kinh doanh, nên áp lực về doanh số là có, song được cũng là cơ hội lớn cho bạn vừa thể hiện kiến thức về nội thất, thiết kế vừa kiếm được nguồn thu tốt. 

3.3. Kiến trúc sư

Là một ngành tổng hợp, bên cạnh khối óc thẩm mỹ, am hiểu các kiến thức về kiến trúc, thi công công trình xây dựng, thậm chí là những phần mềm vẽ - nền tảng của kỹ thuật, do đó một kỹ sư nội thất có thể đảm nhiệm vị trí như một kiến trúc sư thông thường và chủ đạo là hướng đến thiết kế những không gian bên trong và thiết kế các nội thất, vị trí đặt để của và đồ dùng sao cho hợp lý.

Xem theem: Ngành kiến trúc cảnh quan

3.4.  Nhân viên trang trí nội thất

 Là hai mảng công việc khác nhau nhưng một đặc điểm dễ nhận ra nhất đó là tính tổng hợp của một Interior Design cao hơn nhiều so với một nhân viên chuyên về trang trí. Với sự đào tạo bài bản về cả bố cục, các yêu cầu về nghệ thuật trừ ánh sáng, màu sắc...một cử nhân thiết kế nội thất có thể đảm nhiệm được việc lựa chọn được nội thất, trưng bày và trang trí không gian, lựa chọn những “nguyên liệu” đi kèm để làm không gian trở nên hài hòa và ấm cúng.

Nếu bạn muốn cắt ngắn quy trình chỉ từ lên bản vẽ đến sử dụng những phần mềm kỹ thuật để hỗ trợ thiết kế nội thất...bạn có thể đầu quân vào vị trí trang trí nội thất nếu phát huy óc thẩm mỹ của mình nhiều hơn. 

3.5. Freelancer - thiết kế nội thất

Một lựa chọn khác mang lại mức thu nhập cao hơn và giờ thoải mái hơn phù hợp với phong cách nghệ sĩ, vừa phát huy được năng lực sáng tạo của bạn, Freelancer là lựa chọn lý tưởng. Không quá khó khăn như tên của nó, Freelancer thiết kế nội thất dễ dàng tìm kiếm những dự án công việc trong nhiều diễn đàn của dân thiết kế. Chỉ cần một cú click chuột, bạn dễ dàng tìm ra được dự án về kinh doanh như các quán trà, quán cà phê mới mở, cửa hàng, các pub hay Bar với mức lương thỏa thuận hậu hĩnh. Đây là nghề hot của giới trẻ bởi đặc điểm thoải mái, được tự chọn lựa chọn địa điểm làm việc tự do phù hợp dễ lấy cảm hứng vừa không chịu áp lực quá lớn từ bộ phần quản lý.

Việc làm Thiết kế - Mỹ thuật tại Hà Nội

4. Để trở thành một Interior Designer bạn cần những gì?

Để trở thành một Interior Designer bạn cần những gì?
Để trở thành một Interior Designer bạn cần những gì?

4.1. Năng khiếu, đam mê nghệ thuật kết hợp khả năng sáng tạo đỉnh cao

Được mệnh danh là người thổi hồn cho không gian sống thông qua sự kết hợp, bố trí màu sắc, ánh sáng...bạn sẽ không thể làm ra gì không có đam mê, năng khiếu nghệ thuật và khả năng sáng tạo. Yêu cầu rõ nhất của phẩm chất này chính là việc lên ý tưởng, concept cho bản vẽ trước thiết kế. Bên cạnh năng khiếu về phối màu, ánh sáng, bạn cũng phải đảm bảo rằng công trình của bạn không phải là phiên bản thứ 2 của bất kỳ một một hình nào và luôn cập nhật những xu thế mới. Để có thể có theo đuổi một nghề luôn phải “vắt óc” suy nghĩ bạn cần năng khiếu đam mê và khả năng sáng tạo phong phú.

4.2. Kiến thức về đồ họa, phần mềm phục vụ thiết kế, thi công

Không dừng lại ở khối óc thẩm mỹ và ý tưởng, con đường bạn có thể biến ý tưởng đó thành những công trình trong thực tế mới thật sự quan trọng. Trong ngữ cảnh phát triển mạnh mẽ của công nghệ, việc sử dụng bản vẽ bằng tay không đảm bảo tính chính xác của dự án. Bạn cần nắm vững các phần mềm thiết kế để biểu diễn chúng một cách khoa học. Không phải là dân kiến trúc, song bạn bắt buộc phải có kiến thức về thi công công trình, cách thức trang trí của các mô hình từ nhà ở, khách sạn, quán sá để điều chỉnh, phân phối, lên ý tưởng nội thất cho phù hợp. Các kiến thức về đồ họa giúp bản dễ dàng hơn trong việc mô phỏng ý tưởng của bạn và phối màu hiệu quả hơn. 

4.3. Kiến thức tổng hợp về kỹ thuật, nghệ thuật, tâm lý, kinh tế, xã hội

Có thể bạn đánh giá cao vai trò của óc sáng tạo và khả năng phối màu của mình, để sản phẩm thiết kế của bạn có thể ứng dụng được, bạn nắm chắc các phần mềm kỹ thuật làm phương tiện truyền tải khoa học. Bạn cũng có tình yêu với nghệ thuật vì đây chính là nguồn cảm hứng và ý tưởng mới của bạn. Theo học Interior Design phải là người thấu hiểu tâm lý khách hàng vì nó là công cụ để bạn tạo ra nguồn thu nhập chứ không phải đơn thuần là thỏa mãn đam mê. Đặc biệt, bạn phải vừa là người am hiểu tâm lý của khách hàng để nắm rõ được họ cần gì ở sản phẩm của bạn và khả năng đáp ứng nhu cầu đó. Dù là một ý tưởng hay nhưng nếu  bạn không thể thỏa mãn được yêu cầu hay thị hiếu của họ và dĩ nhiên, dự án đó xem như không thành công. Thêm vào đó, bạn cũng phải là người cập nhật những xu hướng mới trong thiết kế để làm giàu thêm vốn tri thức của mình và thả hồn vào không gian mà bạn đang chịu trách nhiệm. Bởi vì, độc đáo và mới lạ luôn là tiêu chí đi đầu.

4.4. Khả năng chịu áp lực cao

Thực tế, theo học Interior Design, bạn phải chấp nhận rằng yếu tố stress sẵn sàng đến với bạn bất kỳ khi nào. Đối với vị trí chuyên viên thiết kế nội thất, sẽ có lúc áp lực về ý tưởng mới mẻ và khả năng tưởng tượng đè nặng bạn. Theo đuổi nghệ thuật đôi khi bạn phải chấp nhận việc bản thân mình làm việc “thiếu kỷ luật” và chạy theo cảm xúc. Tuy nhiên, bạn phải biết cân bằng chúng đặc biệt là khi làm việc trong môi trường công sở, có sự giám sát. Với lựa chọn là nhân viên tư vấn thiết kế trong doanh nghiệp địa ốc...áp lực về doanh số cũng là một trong những nỗi “đau đầu” của dân trong ngành Interior Design. Cho nên hãy chuẩn bị tinh thần chịu áp lực trước khi có ý định dấn thân vào ngành thiết kế nội thất đi nhé.

Việc làm Thiết kế - Mỹ thuật tại Hồ Chí Minh

5. Theo học ngành Interior Design ở đâu?

Có lẽ các bạn cũng thắc mắc rằng ngành thiết kế nội thất thi khối nào phải không? Là ngành hot, mức lương cao được lựa chọn bởi nhiều bạn trẻ đam mê sáng tạo lẫn nhu cầu ngày càng cao về không đẹp, không gian đa di năng đã được nhiều ngành trên toàn quốc tập trung đào tạo với interior design với xét tuyển đa dạng tổ hợp môn khối H01 ( Toán, văn, vẽ), V02 ( Toán, Anh, vẽ), V00 (Toán, lý, vẽ), H02 (Văn, Anh,Vẽ) ở cả hai hình thức lấy kết quả của kỳ thi trung học phổ thông quốc gia và phương thức xét học bạ. Trong đó một số trường đại học có phương thức tuyển sinh riêng như Đại học Kiến trúc Hà Nội với tổ hợp môn ( Văn, Hình họa mỹ thuật, bố cục trang trí màu). 

Các trường đào tạo cho chuyên ngành Interior design gồm có: Đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh ( Hutech), Đại học Kiến trúc cơ sở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Xây dựng, Đại học Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh với mức điểm dao động từ : 18,5 - 24 điểm. 

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể theo đuổi đam mê Interior design tại những trung tâm chuyên về thiết kế nội thất hoặc những khoa học online nhé.

Tìm việc làm online

Hi vọng những thông tin trên đây tìm câu trả lời cho Interior Design là gì và những vấn đề xoay quanh sẽ thực sự hữu ích trước những quyết định quan trọng của nghề nghiệp. Chúc bạn thành công nhé. 

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Tài Sản Doanh Nghiệp-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Đánh giá nhân viên-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý
;