Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Ngành Thiết kế nội thất – Ngành nằm trong top việc làm “hot” của năm

Tác giả: Hồng Nhung Nguyễn

Lần cập nhật gần nhất: ngày 17 tháng 06 năm 2024

Theo dõi timviec365 tại google new

Trong xã hội hiện nay những công trình của chúng ta được xây nên có xu hướng mang tính thẩm mỹ hơn. Xây dựng nên một công trình, bố trí, bày biện các căn hộ không chỉ là để tiện lợi và thoải mái cho người sử hữu nữa mà còn đòi hỏi công trình đó đẹp đẽ, bắt mắt, thu hút và khiến những ai bước vào phải thán phục trầm trồ vì những chi tiết, thiết kế tinh xảo, độc đáo, hút hồn. Bạn có biết những ai có khả năng làm nên điều đó không? Không ai khác chính là những nhà thiết kế nội thất tài ba. Những nhà thiết kế đã phải dành ra thời gian để rèn luyện trình độ chuyên môn một cách chăm chỉ và nghiêm túc mới  có thể tạo ra những sản phẩm chất lượng và có giá trị như vậy. Vậy bạn có hiểu ngành Thiết kế nội thất là gì chưa? Ngành này yêu cầu đòi hỏi những tố chất về năng khiếu gì không? Trường nào đào tạo ngành này tốt nhất hiện nay? Nào hãy cùng timviec365.vn tìm hiểu về chuyên ngành này nhé!

1. Thông tin chung về ngành thiết kế, ngành Thiết kế nội thất

1.1. Có những ngành thiết kế nào?

Trong xã hội hiện đại, ngành thiết kế có mặt ở khắp mọi nơi và có rất nhiều chủng loại chia thành nhiều ngành nghề, công việc. Cùng điểm qua có bao nhiêu ngành về thiết kế nhé!

- Thiết kế đồ họa

- Thiết kế thời trang

- Thiết kế nội thất

- Thiết kế công nghiệp

- Thiết kế trang sức

Có những ngành thiết kế nào?
Có những ngành thiết kế nào?

- Thiết kế phương tiện giao thông

- Thiết kế bao bì

- Thiết kế công cộng

- Thiết kế quảng cáo

- Thiết kế chương trình

- Thiết kế điện ảnh

Như bạn có thể thấy có rất nhiều ngành thiết kế khác nhau phục vụ cho việc kiến tạo ra những sản phẩm dành cho con người và cuộc sống. Vậy còn riêng ngành Thiết kế nội thất thì sao? Hãy cùng tìm hiểu ở phần tiếp theo này nhé!

Xem thêm: Học kiến trúc ra làm gì?

1.2. Ngành Thiết kế nội thất là ngành như thế nào?

1.2.1. Khái niệm ngành Thiết kế nội thất

Ngành Thiết kế nội thất sẽ cung cấp cho bạn vốn kiến thức về thiết kế những nội thất trong một công trình xây dựng. Nhà thiết kế sẽ chịu trách nhiệm cho một công trình từ đầu cho tới khi hoàn thiện thiết kế đó.

1.2.2. Điểm chuẩn và khối thi

Ngành Thiết kế nội thất có mã ngành là 7580108. Ngành này cũng có nhiều khối thi là:

- Khối thi A01 gồm các tổ hợp môn: Toán, Vật Lý, Tiếng Anh

- Khối thi D01 gồm các tổ hợp môn: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh

- Khối thi D09 gồm các tổ hợp môn: Toán, Lịch sử, Tiếng Anh

- Khối thi D14 gồm các tổ hợp môn: Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Anh

- Khối thi H00 gồm các tổ hợp môn: Ngữ văn, Hình họa mỹ thuật, Bố cục trang trí màu

- Khối thi H01 gồm các tổ hợp môn: Toán, Ngữ văn, Vẽ

Điểm chuẩn và khối thi
Điểm chuẩn và khối thi

- Khối thi H05 gồm các tổ hợp môn: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Vẽ Năng khiếu

- Khối thi H06 gồm các tổ hợp môn: Vẽ mỹ thuật, Ngữ văn, Tiếng Anh

- Khối thi H07 gồm các tổ hợp môn: Toán, Hình họa mỹ thuật, Bố cục trang trí màu

- Khối thi V00 gồm các tổ hợp môn: Toán, Vật lí, Hình họa mỹ thuật

- Khối thi V01 gồm các tổ hợp môn: Toán, Ngữ văn, Hình họa mỹ thuật

- Khối thi V02 gồm các tổ hợp môn: Vẽ mỹ thuật, Toán, Tiếng Anh

Điểm chuẩn và khối thi
Điểm chuẩn và khối thi

Ngành Thiết kế nội thất có điểm chuẩn khá đa dạng tùy theo nguyện vọng của bạn muốn thi vào trường Đại học nào cũng như bạn muốn thi với khối thi nào. Theo khảo sát và thống kê thì điểm thi vào ngành cũng tương đối trung bình chỉ từ 14 đến 20 điểm nên cũng không có quá cho các bạn trong quá trình ôn thi. Ngành này chủ yếu đòi hỏi yêu cầu các bạn có năng khiếu hội họa, thẩm mỹ, cảm thụ cái đẹp, nhiều ý tưởng concept thiết kế và có óc sáng tạo. Vì thế bạn nên trau dồi kiến thức nền và kỹ năng vẽ cho mình từ sớm nhé, bên cạnh đó không lơ là kiến thức văn hóa trên trường, lớp để có kết quả tốt trong kỳ thi THPT Quốc Gia nhé!

1.2.3. Các trường tuyển sinh ngành

Hiện nay ở Việt Nam có rất nhiều trường đào tạo ngành Thiết kế nội thất đó là:

- Ở khu vực miền Bắc:

+ Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội

+ Trường Đại học Lâm nghiệp

+ Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp

Các trường tuyển sinh ngành
Các trường tuyển sinh ngành

+ Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Á Châu

+ Trường Đại học Nguyễn Trãi

+ Trường Đại học Kinh Bắc

- Ở khu vực miền Trung:

+ Trường Đại học Kiến trúc Đà Nẵng

- Khu vực miền Nam:

+ Trường Phân hiệu Trường Đại học Lâm nghiệp tại tỉnh Đồng Nai

Các trường tuyển sinh ngành
Các trường tuyển sinh ngành

+ Trường Đại học Kiến trúc TP.HCM

+ Trường Đại học Tôn Đức Thắng

+ Trường Đại học Công nghệ TP.HCM

+ Trường Đại học Hoa Sen

+ Trường Đại học Nguyễn Tất Thành

+ Trường Đại học Văn Lang

Xem thêm: Bản vẽ chi tiết là gì?

2. Trong ngành Thiết kế nội thất bạn sẽ học những học phần nào?

Ngành Thiết kế nội thất đào tạo trong 5 năm và có 10 học kỳ tất cả. Các học phần của ngành gồm có:

+ Môn Hình học họa hình

+ Môn Giáo dục thể chất 1

+ Môn Hội họa 1

+ Môn Kiến trúc nhập môn

Trong ngành Thiết kế nội thất bạn sẽ học những học phần nào?
Trong ngành Thiết kế nội thất bạn sẽ học những học phần nào?

+ Môn Đồ án Kiến trúc cơ sở 1

+ Môn Đồ án Kiến trúc cơ sở 2         

+ Môn Bố cục 1

+ Môn Giáo dục thể chất 2

+ Môn Hội họa 2

+ Môn Nguyên lý Thiết kế công trình Công cộng

+ Môn Đồ án cơ sở Kiến trúc 3

+ Môn Đồ án cơ sở Kiến trúc 4

+ Môn Tin học Chuyên ngành Kiến trúc 1 (ACAD)

+ Môn Kỹ năng chuyên ngành Nội thất

+ Môn Bố cục 2

+ Môn Giáo dục thể chất 3

+ Môn Đồ án Kiến trúc 1 - Nhà ở 1

+ Môn Tin học Chuyên ngành Kiến trúc 3 (SKETCH-UP)

+ Môn Nguyên lý Thiết kế Nội thất

+ Môn Bố cục 3

+ Môn Đồ án Nội thất 1

+ Môn Nguyên lý thị giác

+ Môn Những Nguyên lý cơ bản của CN Mac Lenin 1

+ Môn Giáo dục thể chất 4

+ Môn Đồ án Kiến trúc 2 - Công cộng 1

+ Môn Điêu khắc cơ bản

+ Môn Cấu tạo kiến trúc 1

+ Môn Công thái học – Egonomic

+ Môn Đồ án Nội thất 2

+ Môn Giáo dục quốc phòng 1: Đường lối QS của Đảng

+ Môn Giáo dục quốc phòng 2: Công tác QP, AN

+ Môn Giáo dục quốc phòng 3: Quân sự chung và chiến thuật

+ Môn Kỹ năng mô hình 2

Trong ngành Thiết kế nội thất bạn sẽ học những học phần nào?
Trong ngành Thiết kế nội thất bạn sẽ học những học phần nào?

+ Môn Kỹ năng mô hình 1

+ Môn Giáo dục thể chất 5

+ Môn Chuyên đề Kiến trúc KT3 - Công trình nghỉ dưỡng

+ Môn Đồ án kiến trúc 3 - Công cộng 2

+ Môn Cấu tạo Kiến trúc 2

+ Môn Lịch sử Design

+ Môn Đồ án Nội thất 3

+ Môn 3DMax nâng cao

+ Môn AutoCAD nâng cao

+ Môn Sketch-up nâng cao

+ Môn Những NLCB của CN Mac Lenin 2

+ Môn Lịch sử kiến trúc Phương Tây

+ Môn Đồ án kiến trúc 4 - Công cộng 3

+ Môn Kỹ thuật 2 - Vật liệu & Kỹ thuật hoàn thiện NT

+ Môn Đồ án Nội thất 4

+ Môn Trình bày thiết kế

+ Môn Hình thành Ý tưởng Nội thất

+ Môn Tư tưởng HCM

+ Môn Ngoại ngữ chuyên ngành TK Nội thất

+ Môn Kiến trúc sinh thái

+ Môn Đồ án Nội thất 5

+ Môn Cơ sở văn hóa Việt nam

+ Môn Chuyên đề 6 - Không gian trưng bày

+ Môn Đường lối CM của Đảng cộng sản Việt Nam

+ Môn Văn học nước ngoài

+ Môn Đồ án Nội thất 6

+ Môn Lịch sử Mỹ thuật

+ Môn Lịch sử văn minh thế giới

+ Môn Xã hội học

+ Môn Văn hóa học

+ Môn Kiến trúc truyền thống Việt Nam

+ Môn Kiến trúc tâm linh

+ Môn Văn hóa Phương Đông trong thiết kế nội thất

+ Môn Kiến trúc cảnh quan

+ Môn Đề cương tốt nghiệp

+ Môn Đồ án Nội thất 7

+ Môn Kiến trúc nhiệt đới

+ Môn Kiến trúc và môi trường

+ Môn Kiến trúc hiện đại nước ngoài

+ Môn Nhiếp ảnh quảng cáo

+ Môn Poster quảng cáo

+ Môn Tạo dáng đồ chơi

+ Môn Đồ án Tốt nghiệp ngành Thiết kế Nội thất

Xem thêm: Học ngành kiến trúc cảnh quan ra làm gì?

3. Những tố chất và kỹ năng cần có trước khi quyết định học ngành này

3.1. Sức sáng tạo và khả năng nghệ thuật

Đúng vậy ngành này đòi hỏi bạn phải có năng lực sáng tạo, tạo ra những sản phẩm độc đáo mang tới cho khách hàng những trải nghiệm thú vị. Hơn nữa bạn cần phải có khả năng nghệ thuật vượt trội, con mắt thẩm mỹ, yêu cái đẹp. Nếu như vậy bạn có thể “phiêu” theo công việc một cách dễ dàng hơn, luôn tràn đầy cảm hứng và luôn cảm thấy vui với công việc. Hãy thử tưởng tượng bạn làm việc một cách rập khuôn và tạo ra những sản phẩm giống nhau, những sản phẩm đơn điệu và không có gì bắt mắt, vậy thì khách hàng nhận bản thiết kế đó có hài lòng hay không? Chắc chắn công việc của bạn sẽ gặp vấn đề và khó khăn. Bởi vậy hãy cố gắng tạo cho mình tính cách và tinh thần yêu cái đẹp bạn nhé! Niềm cảm hứng sáng tạo sẽ luôn dồi dào khi bạn gặp những điều mới mẻ, làm những điều mới mẻ và trải nghiệm những gì bạn chưa từng làm, hãy thử và bạn sẽ có tính sáng tạo dồi dào.

3.2. Biết lắng nghe

Làm một nhà thiết kế nội thất, bạn không phải là một nghệ sĩ sản xuất ra những sản phẩm, tác phẩm nghệ thuật theo ý của mình, nhìn sản phẩm theo “gu” của bạn. Có thể người khác nhìn vào sẽ không ưng ý và bạn cố chấp bảo vệ quan điểm và sản phẩm, thẩm mỹ của bạn. Không, bạn sẽ không thể làm việc theo cách như vậy. Làm một nhà thiết kế bạn cần vận dụng những gì được học và sau đó còn phải trao đổi, liên hệ với khách hàng rất rất nhiều lần để phối hợp và thống nhất với nhau để khách hàng đồng ý với sự sắp xếp của bạn. Đó là một quy trình tốn thời gian và sẽ phải thay đổi rất nhiều so với bản thiết kế demo ban đầu. Có khi khách hàng “chốt ý tưởng” của bạn rồi nhưng vài ngày sau lại đổi ý, không chấp nhận đó. Bởi vậy, bạn cần phải luôn luôn lắng nghe, bình tĩnh, luôn chia sẻ với khách hàng trên tâm thế bình thản, nhẹ nhàng. Khách hàng luôn có nhiều ý tưởng và mong muốn của riêng họ và họ trả tiền để có sự hài lòng. Bạn nên là người lắng nghe và làm theo ý kiến của khách hàng mà vẫn tuân theo những kiến thức được học tại trường để công việc được hiệu quả.

3.3. Giao tiếp, truyền đạt diễn tả tốt

Khi làm một nhà thiết kế bạn không những chỉ làm việc với bản thiết kế trên máy tính mà còn phải làm việc, nói chuyện với con người. Vì thế bạn cần phải năng động, linh hoạt trong cách ứng xử, giao tiếp để mọi người nghe và hiểu được ý tưởng, quan điểm, cách làm việc của bạn. Môi trường thiết kế lại là môi trường có nhiều người, và phải thể hiện quan điểm nhiều ngay tại nơi làm việc cho nên việc giao tiếp tốt sẽ là kỹ năng quan trọng bạn nhé.

4. Những cơ hội nghề nghiệp và thăng tiến của ngành

Công việc trong ngành thiết kế rất đa dạng và phong phú, vừa có thể làm “thầy” vừa có thể làm “thợ” được:

- Chuyên gia tư vấn công trình, giám sát thi công thiết kế nội thất, tư vấn chuyên môn cho các cơ quan, trung tâm.

- Làm nhân viên nội thất cho doanh nghiệp, công ty.

- Giảng viên tại các trường Đại học giảng dạy cho sinh viên về môn Thiết kế nội thất, bạn sẽ làm việc tại trường Đại học có các chuyên ngành về thiết kế.

- Làm freelancer nghĩa là thiết kế tự do cho những khách hàng có nhu cầu tìm về bạn, bạn sẽ làm việc tại nhà và ra ngoài khi có việc gặp khách hàng.

Tuyển dụng thiết kế nội thất

5. Thu nhập của ngành Thiết kế nội thất “khổng lồ” cỡ nào?

Chắc hẳn các bạn đang rất tò mò muốn biết liệu nghề thiết kế nội thất có giàu hay không? Đây cũng chính là vấn đề mà được nhiều các bạn sinh viên theo học ngành này quan tâm nhiều nhất. Thì với sinh viên mới ra trường chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc và chưa có nhận dự án nào về làm thì bạn sẽ chỉ có nhận được khoảng từ 6 đến 7 triệu một tháng. Sau nhiều năm làm việc bạn sẽ được tăng “giá trị bản thân” lên và mức lương cũng tăng theo số năm kinh nghiệm và độ chuyên nghiệp của bạn, mức lương khi đó sẽ có thể lên tới 40 đến 60 triệu một tháng nếu bạn làm ở công ty nước ngoài.

Việc làm

Hy vọng với những thông tin từ timviec365.vn bạn đã hiểu được ngành Thiết kế nội thất là gì rồi. Chúc bạn may mắn và thành công!

Tham khảo ngay: Lộ trình tự học thiết kế đồ họa chuẩn nhất

 

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Tài Sản Doanh Nghiệp-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Đánh giá nhân viên-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý
;