Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Jr là gì? Tìm hiểu ý nghĩa của Jr trong một số trường hợp phổ biến

Tác giả: Nguyễn Ánh Tuyết

Lần cập nhật gần nhất: ngày 03 tháng 07 năm 2021

Theo dõi timviec365 tại google new

Từ viết tắt như một “con sâu” cản đường mở mang kiến thức của mỗi chúng ta nhất là khi tìm hiểu về một lĩnh vực mới nào đó. Không phân biệt tiếng nước ngoài hay tiếng Việt, từ viết tắt xuất hiện ở bất cứ ngôn ngữ nào nếu muốn. Tuy nhiên một số từ viết tắt chỉ được công nhân khi nó đã được áp dụng phổ biến và rộng rãi. Và hôm nay trong bài viết dưới đây, một từ viết tắt thú vị xuất hiện trong nhiều trường hợp sẽ được bật mí một số ý nghĩa phổ biến đó chính là Jr. Hãy cùng timviec365.vn tìm hiểu Jr là gì trong từng lĩnh vực cụ thể nhé! 

1. Jr là gì trong phân cấp trình độ ở một công ty 

1.1. Jr là Junior

jr là gì trong phân cấp trình độ
Junior là một từ dùng để chỉ trình độ của nhân viên trong một công ty

Junior là một từ dùng để chỉ trình độ, kỹ năng của nhân viên trong một công ty, trong một ngành nghề (vocation) hay trong một lĩnh vực nào đó cũng khá giống với Newbie. Những nhân viên thuộc nhóm Junior là những người nhỏ tuổi hơn, ít thâm niên hơn hay là những người làm việc ở cấp thấp hơn so với những cá nhân khác trong một tập thể. Thường thì những đối tượng thuộc nhóm Junior là sinh viên mới ra trường có chút kinh nghiệm và kiến thức trong lĩnh vực vào làm việc dưới sự quản lý của đội trưởng, trưởng phòng, team leader hay bởi các senior – cấp trình độ cao hơn. 

Đặc điểm chung của những đối tượng thuộc nhóm Junior là ban đầu làm quen với công việc họ chỉ có kỹ năng giải quyết vấn đề nhỏ không quá phức tạp bằng khả năng và chuyên môn học vấn của bản thân. 

1.2. Công việc của một Junior 

công việc của jr là gì
Junior thực hiện nhưng công việc đơn giản 

Khi đang ở trình độ Junior, nhân viên chỉ được giao thực hiện, giải quyết những công việc nhỏ không đòi hỏi trình độ cao. Còn những công việc đòi hỏi năng lực nghề nghiệp, trình độ chuyên môn cao thì công ty cần sự giúp đỡ của những người có kinh nghiệm hơn, chuyên môn cao hơn và đã quen với công việc chẳng hạn như những nhân viên ở trình độ Senior. Nếu trong một dự án Senior gặp Junior thì có vẻ như công việc chủ yếu của Junior là phụ trợ cho Senior bởi lúc này đối với Junior điều quan trọng là học hỏi kinh nghiệm từ Senior để trau dồi thêm kỹ năng cứng, kỹ năng mềm - soft skills và kinh nghiệm làm việc. 

Ví dụ trong lĩnh vực công nghệ thông tin, một Junior mới ra trường nhưng trước đây chưa có điều kiện để làm việc thực tế. Trình độ của họ chỉ làm code theo yêu cầu rồi cho chạy được là xong nhưng trong quá trình code có phát sinh vấn đề họ không thể ngay lập tức giải quyết mà tốn nhiều thời gian để tìm ra vấn đề và cách giải quyết. 

IT phần mềm

1.3. So sánh Junior và Senior 

điểm khác nhau giữa senior và jr là gì
Điểm khác nhau giữa Junior và Senior là gì? 

Cùng một loại từ với Junior nhưng Senior có nghĩa chỉ những người thuộc trình độ cao hơn còn Junior chỉ mới dừng lại ở trình độ cơ bản. Senior có khả năng giải quyết những công việc có độ phức tạp hơn một cách có tính chuyên nghiệp và nhanh chóng. 

Về yêu cầu chuyên môn, để làm ở những vị trí của Senior yêu cầu mà các doanh nghiệp đặt ra cao và khắt khe hơn Junior. Vì thế những người ở vị trí yêu cầu trình độ cao sẽ phụ trách những dự án quan trọng với các bước thực hiện phức tạp trong một công ty. Trong khi đó thì ở cấp Junior, những nhân viên chỉ đảm nhiệm những công việc nhỏ, đơn giản hơn. 

Về cách nhìn nhận vấn đề, Senior là người đã có kinh nghiệm, có thời gian tiếp xúc, thực hiện nhiều dự án công việc vậy nên điều họ quan tâm mỗi khi thực hiện dự án mới là những kinh nghiệm và bài học rút ra từ quá trình làm việc để cải thiện và tìm cách giải quyết nhanh chóng khi gặp phải vấn đề rắc rối ở những lần sau. Còn Junior, ở cái tuổi còn trẻ, họ đôi khi không tránh khỏi những lúc bồng bột, hiếu thắng nên khi làm việc thường chăm chăm vào giải quyết vấn đề và kết quả nhận được. Sự khác biệt này cũng là điều dễ hiểu vì đối với Senior cần bồi đắp, xây dựng kiến thức để đạt được mục tiêu lớn hơn còn Junior lại cố gắng thể hiện bản thân để mong nhanh thăng tiến trên career path của mình. 

2. JR – một công ty đường sắt của Nhật Bản  

2.1. Tàu JR là gì?

tàu jr là gì
Tàu JR là gì tại Nhật Bản 

Nhật Bản là một quốc gia nổi tiếng với phương tiện lưu thông tàu điện. Tại Nhật Bản việc di chuyển bằng tàu điện phổ hơn taxi bởi nó có giá rẻ hơn, bên cạnh đó cách sử dụng cũng đơn giản hơn so với xe buýt. Do đó mà tàu điện ở Nhật Bản được nhiều người sử dụng hơn so với các phương tiện lưu thông khác. Vì thế mà ở Nhật Bản hệ thống tàu điện rất phát triển với nhiều loại khác nhau trong đó tàu Jr là tàu thuộc tuyến đường sắt Jr có quy mô lớn nhất tại Nhật Bản. 

JR là tên viết tắt của Japan Railway Group – Tập đoàn Đường sắt Nhật Bản. Hiện JR đang sở hữu hệ thống đường tàu điện với tổng chiều dài khoảng 20.000 km trải dài trên khắp lãnh thổ Nhật Bản. Tập đoàn JR nằm ở trung tâm của mạng lưới đường sắt Nhật Bản, vận hành một tỷ lệ lớn dịch vụ đường sắt liên tỉnh và dịch vụ đường sắt đi lại.  

Tập đoàn JR được tạo thành từ các công ty độc lập và nó không có trụ sở chính hoặc một công ty cổ phần được thiết lập chính sách kinh doanh cụ thể. Nhóm này gồm 7 công ty hoạt động và hai công ty khác không cung cấp dịch vụ đường sắt. Các công ty điều hành được tổ chức thành sáu nhà khai thác hành khách và một nhà điều hành vận chuyển hàng hóa trên toàn quốc.

 tuyến đường tàu jr là gì ở nhật bản
Tập đoàn JR được tạo thành từ các công ty độc lập và nó không có trụ sở chính

Các loại tài điện của JR bao gồm: 

- Tàu thường: Là loại tài dừng lại ở các ga để đón và trả khách 

- Kaisoku: là loại tài có số ga dừng ít hơn tàu thường 

- Tsukin Kaisoku: là loại tàu thường chạy vào giờ cao điểm đi làm và ra về với các tuyến Chuo, Keiyo, Saikyo,… và có số ga dừng ít hơn tàu Kaisoku. 

- Tokubetsu Kaisoku: Loại tàu này có số ga dừng ít hơn cả tàu Tsukin Kaisoku có các loại như Tsukin Tokkai, Chuo Tokkai, Ome Tokkai,… với các tuyến Chuo, Soubu,… 

Vận tải là gì?

2.2. Các tuyến đường sắt của JR

Có 6 tuyến được sắt chở khách của Tập đoàn JR được phân tách theo khu vực. Gần như tất cả các dịch vụ của họ đều nằm trong khu vực quy định. Tuy nhiên một số hoạt động thường dài hơn vượt ra ngoài ranh giới. Hiện JR có tổng 24 tuyến đường sắt trong đó tuyến Yamanote là tuyến được gợi ý lựa chọn khi đi du lịch Tokyo bởi tuyến đường này giúp kết nối giữa Shinjuku, Shibuya, Tokyo. 

Bên cạnh đó với 6 công ty đường sắt vận chuyển hành khách, mỗi công ty lại hoạt động trên một địa bàn riêng, vì vậy các tuyến hoạt động cũng khác nhau tùy từng địa điểm. Như vậy có thể thấy, JR  có rất nhiều các tuyến đường sắt phục vụ nhu cầu đi lại của người dân trong nước và cả khách du lịch. 

2.3. Ga JR là gì? 

ga jr là gì
Các ga JR tại Nhật Bản 

Ga JR là các nhà ga chạy các tàu của JR bao gồm các ga: 

- Ga Tokyo: là nhà ga xe lửa chính ở trung tâm thủ đô Tokyo, Nhật Bản. Ga xe lửa liên tỉnh Tokyo có trên 3000 tàu đi đến mỗi ngày. Đây là con số cho thấy ga Tokyo là nơi vận chuyển đông khách nhất ở phía Đông Nhật Bản. Các tuyến tàu Shinkansen của Nhật Bản có điểm khởi hành và điểm kết thúc đều tại ga Tokyo 

- Ga Nagoya: Là một trong những ga tàu có diện tích sàn nhà lớn nhất thế giới  với 410.000 m2 và trụ sở của Công ty đường sắt trung tâm Nhật Bản (JR Central). Trạm kế của tàu khi xuất phát từ ga Nagoya là ga Meitetsu Nagoya, đoạn cuối của Đường Nagoya và Ga Kintetsu Nagoya, đoạn cuối của Kintetsu Tuyến Nagoya. 

- Ga JR Nara là ga nằm ở trung tâm thành phố Nara thuận tiện đưa khách du lịch di chuyển đến các địa điểm du lịch tại thành phố chưa đầy 30 phút. 

 được thiết kế để phục vụ cho du khách và rất thân thiện với người dùng. 

- Ga JR Nagano thuộc quản lý của công ty JR East và phục vụ một vài tuyến đường sắt nối với một số điểm quan trọng ở tỉnh Nagano và quanh Nhật Bản như Tokyo, Nagoya, Osaka và Aomori. Ga JR Nagano nằm trên phố Chuo – nơi bắt đầu một hành trình dài hơn tới một vài điểm đến du lịch tuyệt vời cho hàng khách quốc tế đến tham quan. 

- Ga JR Osaka với hơn 420.000 người đi qua hàng ngày là một nhà ga khổng lồ của Nhật Bản phục vụ đông khách nhất nhì cả nước. Ga JR Osaka nằm ở Umeda là nơi hoạt động của 7 nhà ga khác nữa   

3. Nghĩa của Jr khi đi kèm với một số cụm từ khác 

nghĩa của jr là gì
Nghĩa của Jr khi đi kèm với một số cụm từ khác 

Ngoài hai nghĩa phổ biến thường gặp từ viết tắt Jr trên đây thì trong một số trường hợp Jr cũng có nghĩa khi đi kèm với một số từ sau: 

- Whopper Jr là gì? Là một loại bánh được tạo ra một cách tình cờ vào năm 1963 bởi Luis Arenas – Pérez ở Puerto Rico. Khi khai trương nhà hàng đầu tiên các khuôn mẫu cho bánh Whopper vẫn chưa đến Puerto Rico từ lục địa Hoa Kỳ và công ty. Bánh Hamburger lúc đó được sử dụng với size nhỏ hơn nhiều loại sẵn có trước đây. Kết quả là một thành công đến nỗi Burger King đã được áp dụng nó trên toàn thế giới và gọi nó là Whopper Jr. Vậy nên Whopper Jr có thể hiểu là một loại bánh Sandwich đã được cải cách về kích cỡ, nguyên liệu. Whopper Jr thuộc loại thực ăn nhanh được sử dụng phổ biến tới tận ngày nay. 

- Neymar Jr là gì? Neymar Jr là tên một cầu thủ bóng đá đình đám trong làng thể thao không chỉ của Tây Ban Nha mà của cả thế giới. Neymar Jr là người Brazil hiện đang chơi cho câu lạc bộ Paris Saint Germain ở vị trí tiền đạo đồng thời là một cái tên sáng giá khoác tấm áo đội tuyển quốc gia Brazil. Tài năng của Neymar Jr khi chơi bóng được phát hiện từ khi còn rất nhỏ và bắt đầu sự nghiệp vào năm 17 tuổi. Sở trường của anh là dẫn bóng, ghi bàn và chơi bóng được cả hai chân. Ở thời điểm hiện tại, Neymar Jr đang là một trong ba siêu sao bóng đá của thế giới bên cạnh hai ngôi sao sáng là Cristiano Ronaldo và Lionel Messi. 

Với những thông tin tìm hiểu về nghĩa của Jr là gì trong từng trường hợp cụ thể trên đây, hy vọng timviec365.vn có thể cung cấp cho bạn nghĩa của Jr trong lĩnh vực mà bạn đang tìm kiếm. Hãy thường xuyên mở rộng hiểu biết và kiến thức của mình bằng cách truy cập để bổ sung tin tức mới mỗi ngày trên timviec365.vn nhé! 

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết thành công trong công việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Câu chuyện nghề nghiệp-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Tài liệu gia sư-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Danh mục văn thư lưu trữ-Tài Sản Doanh Nghiệp-KPI Năng Lực-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Chuyển văn bản thành giọng nói-Giới Thiệu App Phiên Dịch-Quản Lý Kênh Phân Phối-Đánh giá nhân viên-Quản lý ngành xây dựng-Hóa đơn doanh nghiệp-Quản Lý Vận Tải-Kinh nghiệm Quản lý mua hàng-Danh thiếp cá nhân-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý