Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Team leader nghĩa là gì? Cách để trở thành một team leader giỏi

Tác giả: Hồng Nguyễn

Lần cập nhật gần nhất: ngày 22 tháng 05 năm 2024

Theo dõi timviec365 tại google new

Team leader là một thuật ngữ có lẽ đã trở lên vô cùng quen thuộc và phổ biến hiện nay. Với sự phát triển của xã hội cùng khối lượng công việc ngày càng lớn thì việc chia thành các nhóm làm việc là rất cần thiết, đặc biệt là vai trò của các team leader có một vị trí quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả công việc. Vậy team leader có nghĩa là gì? Làm cách nào để trở thành một team leader giỏi? Cùng Timviec365.vn tìm hiểu nhé!

1. Team leader nghĩa là gì?

Để hiểu được thế nào là Team leader, trước hết chúng ta cần tìm hiểu Team là gì? Leader là gì?

Team hay còn được hiểu là nhóm – là đội ngũ gồm từ 2 người trở lên cùng làm việc với nhau vì một mục tiêu, kế hoạch nào đó đã được đề ra. Và mỗi thành viên trong team sẽ có vai trò, nhiệm vụ khác nhau, hỗ trợ lẫn nhau để hoàn thành được mục tiêu của team.

Leader là một thuật ngữ tiếng Anh được hiểu là những người lãnh đạo, quản lý, xác lập các hướng đi hay lên các kế hoạch cho một tập thể, tổ chức, công ty.

Như vậy Team leader nghĩa là người trực tiếp lãnh đạo, chỉ huy, điều hành một team, một đội nhóm cụ thể. Đây là vị trí quan trọng, được coi là “xương sống” của một tập thể để cả nhóm có thể đứng vững và hoạt động một cách hiệu quả nhất. Bên cạnh việc đưa ra các kế hoạch, mục tiêu và chỉ đạo thực hiện, giám sát và đánh giá kết quả thì Team leader còn có nhiệm vụ thống nhất các ý kiến của các thành viên trong team khi có vấn đề tranh luận, cãi vã xảy ra. Team leader phải là người có khả năng gắn kết các thành viên với nhau, tạo thành một tập thể thống nhất, làm việc vì mục tiêu chung.

>> Xem thêm: Môi trường làm việc của Google

Team leader nghĩa là gì
Team leader - người điều hành, lãnh đạo team

2. Tầm quan trọng của team leader

Một team leader có vai trò vô cùng quan trọng trong sự thành công của bất kỳ dự án, công việc nào. Đó là:

- Team leader bắt đầu công việc bằng cách truyền đạt đến các thành viên những chính sách, kế hoạch, triển khai việc thực hiện.

- Họ là người khích lệ các thành viên trong nhóm, tạo động lực thúc đẩy nhân viên làm việc bằng các hình thức khen thưởng, khơi dậy tiềm năng, thế mạnh, năng lực nghề nghiệp của từng cá nhân, từ đó có những đánh giá và sắp xếp công việc hợp lý nhất.

- Leader không chỉ là người giám sát các hoạt động mà còn có vai trò hướng dẫn cho các thành viên, co-worker, nhân viên cấp dưới của team, giúp họ thực hiện công việc một cách hiệu quả nhất.

- Niềm tin là yếu tố rất quan trọng để có thể làm việc nhóm và team leader có vai trò tạo ra niềm tin cho các thành viên, để họ thấy được năng lực, giá trị bản thâncũng như những nỗ lực của mình trong việc điều hành và xác định mục tiêu cụ thể cho hoạt động của nhóm.

- Team leader đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao tình thần làm việc của nhân viên, xây dựng tinh thần làm việc nhóm hiệu quả. Bên cạnh đó, tạo ra môi trường làm việc lý tưởng, năng động, tư duy sáng tạo, phát huy tối đa khả năng để hoàn thành nhiệm vụ một cách tốt nhất.

- Cuối cùng, một leader có trách nhiệm trong việc điều chỉnh các lợi ích của tổ chức với lợi ích của cá nhân và các thành viên sao cho hòa hợp để duy trì và phát triển hoạt động của team.

Việc làm quản lý điều hành tại Hà Nội

Tầm quan trọng của team leader
Team leader có vai trò nâng cao tinh thần làm việc nhóm

3. Công việc của team leader

3.1. Tập hợp các cá nhân xuất sắc để tạo thành team

Là một team leader giỏi không chỉ nhờ có năng lực chuyên môn mà còn phải có những kỹ năng về tìm kiếm nhân tài. Để có thể thành lập cũng như duy trì một team tốt, người leader phải có cái nhìn người thật chuẩn xác, quan sát và đánh giá năng lực của người khác. Từ đó, lựa chọn ra những cá nhân xuất sắc để tập hợp lại thành một team. Việc lựa chọn ra những nhân tố phù hợp nhất phụ thuộc vào cách nhìn của mỗi leader dựa trên những tiêu chí đánh giá nhất định như tính cách, năng lực và định hướng việc làm của mỗi người.

Bên cạnh đó, để một team có thể làm việc hiệu quả thì các thành viên cũng cần cố gắng phấn đấu, phát huy năng lực và sẵn sàng hỗ trợ nhau cũng như hợp tác với leader khi cần thiết.

3.2. Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên trong team

Ngoài việc lựa chọn những cá nhân xuất sắc nhất cho team, leader sẽ là người chịu trách nhiệm chính trong việc phân công, giao nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong team. Bởi một team làm việc hiệu quả không phải chỉ một, hai người giỏi nhất làm việc để cho ra kết quả tốt mà tất cả các thành viên đều phải tham gia vào quá trình tương tác, thực hiện nhiệm vụ vì mục tiêu chung đã đề ra. Do đó, một team leader cần phải cân nhắc lượng công việc làm sao cho hợp lý nhất và phân chia các công việc đó phù hợp với năng lực của mỗi thành viên. Mỗi người đều có những thế mạnh cũng như những nhược điểm riêng, vì vậy nắm bắt được đặc điểm của từng người sẽ giúp cho leader sắp xếp công việc một cách hiệu quả và mang lại thành công cho team.

>> Xem thêm: Văn hoá công sở là gì

Team leader phân công nhiệm vụ cho thành viên
Team leader là người phân công nhiệm vụ cho từng thành viên

3.3. Thực hiện kết nối các thành viên trong team

Bên cạnh việc quản lý, chỉ đạo và phân công nhiệm vụ cho từng cá nhân thì leader còn phải là người kết nối tất cả các thành viên lại với nhau. Một tập thể vững mạnh phải biết đoàn kết và hỗ trợ lẫn nhau cùng làm việc, phát triển. Trong quá trình làm việc nhóm, chắc chắn sẽ có những lúc cần phải tranh luận, đưa ra các ý kiến đóng góp để hoàn thiện hơn. Vai trò của người leader lúc này là thống nhất những ý kiến đó cũng như giải quyết những tranh cãi để hòa hợp team với nhau. Ngoài ra, các thành viên trong team cũng cần hỗ trợ lẫn nhau để hoạt động nhóm được hiệu quả hơn.

>> Xem thêm: Quy tắc ứng xử nơi công sở

3.4. Đảm bảo sự cân bằng trong team

Mỗi dự án đều có rất nhiều công việc, hoạt động khác nhau và mỗi thành viên trong team sẽ thực hiện một nhiệm vụ riêng. Do đó, leader cần phải có kế hoạch cụ thể, những phương án tối ưu nhất để có thể cân bằng được lượng công việc trong team và xử lý, giải quyết kịp thời những sự cố, vấn đề phát sinh của từng khâu, từng hoạt động trong giai đoạn của dự án.

Không những thế, leader còn cần phải đảm bảo cân bằng được tính cách của từng thành viên, có thể nhìn nhận và đánh giá tiềm năng, thế mạnh của từng người để xây dựng mối quan hệ tốt đẹp trong team.

Việc làm team leader

Team leader đảm bảo sự cân bằng của team
Team leader là người đảm bảo sự cân bằng trong team

3.5. Kiểm soát tất cả các hoạt động của team

Team leader có vai trò kiểm soát được toàn bộ công việc, các hoạt động của team và có sự điều chỉnh khi cần thiết. Để quản lý khối lượng công việc lớn đó, người lãnh đạo cần hiểu rõ từng phần công việc và theo dõi tiến độ của từng thành viên, từ đó đánh giá chất lượng làm việc của mỗi cá nhân và đề xuất phương án cải tiến để tăng cường hiệu suất hoạt động của nhóm.

4. Cách để trở thành một team leader giỏi

Để trở thành một team leader bạn không nhất thiết phải có chỉ số IQ cao nhất, cũng không cần phải là người có chuyên môn sâu rộng nhất. Tuy nhiên để làm một leader giỏi, cần phải có những tố chất, kỹ năng dưới đây:

4.1. Là người có tầm nhìn

Team leader phải là người có tầm nhìn xa trông rộng và biết chia sẻ những điều đó với người xung quanh. Bạn có kỹ năng phân tích vấn đề, xác định được những chuyển biến của thị trường và đưa ra những phương án hoạt động tốt nhất, quan trọng bạn cần phải biết chia sẻ những điều đó cũng như truyền cảm hứng cho mọi người trong team, đặt ra mục tiêu để cùng nhau hoạt động. Có như vậy mới duy trì và phát triển được team một cách hiệu quả, thành công nhất.

Team leader phải là người có tầm nhìn
Team leader phải là người có tầm nhìn xa trông rộng

4.2. Là người có khả năng khơi nguồn động lực

Đây là một trong những yếu tố quan trọng nhất của Team leader. Là một người quản lý, lãnh đạo thì cần phải biết tạo ra động lực thúc đẩy người khác làm việc và biết cách khơi nguồn động lực đó một cách khéo léo nhất. Thông qua đó, leader có thể hướng dẫn và chỉ đạo thành viên làm viên một cách tốt hơn, mang lại hiệu quả cao hơn trong công việc.

4.3. Khả năng hoạt ngôn và tự tin

Một người leader giỏi cần phải có khả năng hoạt ngôn, kỹ năng nói tốt, biết cách truyền đạt những ý tưởng, kế hoạch một cách mạch lạc, dễ hiểu nhất để các thành viên có thể tiếp thu và thực hiện. Để có thể đưa được mọi thành viên trong đội ngũ theo ý kiến của mình, việc thuyết phục là điều cực kỳ quan trọng đối với vai trò lãnh đạo. Và hơn bất cứ điều gì, kỹ năng giao tiếp tốt, nhanh nhạy, linh hoạt trong sử dụng từ ngữ và sự tự tin chính là chìa khóa giúp bạn thành công. Đặc biệt đối với một team leader càng cần phải có tố chất này.

4.4. Có khả năng sáng tạo

Một team leader giỏi không chỉ hoàn thành được các nhiệm vụ nhất định, quản lý và chỉ đạo thực hiện mà còn luôn phải sáng tạo ra những ý tưởng mới trong công việc cũng như có những hoạt động gắn kết tập thể. Sự sáng tạo cũng giúp cho những người leader có khả năng xử lý tốt những tình huống, những vấn đề phát sinh và giải quyết một cách nhanh chóng. Bên cạnh đó, leader cũng phải biết cách tạo ra môi trường năng động, khuyến khích các thành viên trong team phát triển được kỹ năng, tư duy sáng tạo của họ.

Việc làm trưởng nhóm kinh doanh

Khả năng sáng tạo của team leader
Khả năng sáng tạo trong công việc của team leader

4.5. Có kỹ năng quản lý

Kỹ năng quản lý là yếu tố quan trọng đối với mỗi leader trong việc lãnh đạo các thành viên trong team cũng như sắp xếp công việc cho mỗi người. Team leader phải luôn theo sát, nắm rõ được công việc và tiến trình thực hiện công việc như thế nào, từ đó có thể chủ động điều chỉnh sao cho hợp lý. Bên cạnh đó, leader cũng cần có khả năng đánh giá và có phương án thay đổi cách làm việc của các thành viên khi thấy không phù hợp hay đi lệch với mục tiêu, kế hoạch đề ra. Từ đó, quản lý tốt hơn hoạt động và năng suất làm việc của team.

4.6. Kỹ năng giải quyết vấn đề

Bất cứ công việc nào cũng sẽ có lúc gặp trục trặc, xảy ra các vấn đề, tình huống phát sinh. Những lúc đó, leader chính là những người phải có kỹ năng giải quyết vấn đề biết xác định nguyên nhân và đưa ra cách giải quyết nhanh chóng nhất để giảm đi hay tránh những hậu quả ảnh hưởng công việc. Bên cạnh những vấn đề về công việc, đôi khi cũng sẽ có những xích mích, mâu thuẫn giữa các thành viên nhóm với nhau và team leader cần phải có cách xử lý thật khéo léo để xóa bỏ những vấn đề đó, đảm bảo và tiếp tục duy trì được công việc.

Kỹ năng giải quyết vấn đề
Kỹ năng giải quyết vấn đề là yếu tố vô cùng quan trọng đối với team leader

4.7. Có sự đồng cảm và luôn sẵn sàng hỗ trợ team

Một trong những tố chất quan trọng nhất của một team leader giỏi là phải biết đồng cảm với người khác. Các nhà lãnh đạo cần biết đặt mình vào vị trí của người khác để hiểu được công việc của họ cũng như mối quan tâm của họ để có thể giải quyết các vấn đề một cách tốt nhất. Sự đồng cảm sẽ góp phần gắn kết leader với các thành viên trong team lại với nhau, cùng nhau làm việc vì mục tiêu chung. Bên cạnh đó, một leader cũng cần biết giúp đỡ, luôn sẵn sàng để hỗ trợ các thành viên khi họ gặp khó khăn trong công việc.

Ngoài ra, một team leader cũng cần có sự cẩn thận, chu đáo trong công việc, biết rõ về các quy trình và thường xuyên tổ chức hoạt team building để gắn kết thành viên. Đặc biệt, dù đã là người quản lý, lãnh đạo nhưng vẫn luôn phải không ngừng học hỏi, trau dồi kinh nghiệm để bản thân tiến bộ và tiến xa hơn nữa trong sự nghiệp.

Trên đây là những giải đáp cho câu hỏi team leader nghĩa là gì cũng như cách để trở thành một team leader giỏi. Hy vọng đây sẽ là những thông tin hữu ích giúp các bạn có được thành công trong tương lai nhé!

Tìm kiếm việc làm

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Tài Sản Doanh Nghiệp-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Đánh giá nhân viên-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý
;