
Tạo CV online có ngay việc làm mơ ước
[3500+] mẫu CV "tuyệt đẹp", chỉnh sửa dễ dàng trong 3 phút
Trang việc làm ứng dụng sâu AI
Tạo cv – tìm việc làm
Mã QR đăng nhập App NTD
Tác giả: Vũ Bích Phượng
Ngay từ khi sinh ra, con người ta đã được cấp cho một “tấm bùa hộ mệnh” để góp phần bảo vệ sức khỏe tốt hơn, đó chính là tấm thẻ bảo hiểm y tế. Gắn bó với mỗi người từ thuở lọt lòng, thẻ bảo hiểm y tế quan trọng đến độ không thể thiếu dù bạn có phải là một người thường xuyên ốm đau hay không. Nếu như chẳng may làm mất tấm bùa hộ mạng này, phải xử lý như thế nào? Để dễ dàng trả lời câu hỏi mất thẻ bảo hiểm y tế phải làm sao thì bài viết dưới đây bạn nên khám phá.
Trong quy định của Pháp luật đã có những điều khoản liên quan đến việc mất thẻ bảo hiểm y tế do đó bạn hoàn toàn yên tâm rằng tình huống này có thể xử lý được trên phương diện của luật pháp. Theo đó, dựa trên Quyết định số 959/QĐ-BHXH với nội dung Quy định về Bảo hiểm xã hội - Bảo hiểm y tế (health insurance) - Bảo hiểm thất nghiệp đưa ra hướng xử lý cần thiết khi cần làm lại thẻ bảo hiểm y tế lý do bị mất thẻ như sau:
- Đầu tiên, người bị mất thẻ cần làm đơn đề nghị cấp lại thẻ bảo hiểm y tế hoặc đơn đề nghị đổi thẻ để gửi tới cho cơ quan Bảo hiểm Xã hội dựa theo mẫu số D01 – TS.
- Sau đó, cơ quan bảo hiểm sẽ kiểm tra lại đơn của người bị mất thẻ bảo hiểm y tế, xem xét cẩn thận hồ sơ. Nếu nhận thấy có đầy đủ điều kiện đáp ứng thì cơ quan sẽ tiến hành cấp lại thẻ bảo hiểm y tế cho người đề nghị. Thời gian giải quyết tại các cơ quan cấp thẻ sẽ là 7 ngày tính từ thời điểm bạn nộp đơn đề nghị xin được cấp lại bảo hiểm y tế. Đây cũng là quy định pháp luật đã nêu rõ.
Bảo hiểm y tế cho người cao tuổi là rất cần thiết do đó mà bạn nên bảo quản thẻ cẩn thận tránh trường hợp mất cho các đối tượng bảo hiểm này phòng tránh trường hợp đi khám nhưng không tìm thấy thẻ.
Tại điều khoản số 4 của điều 27 tại quyết định này, quy trình chuẩn để cấp lại thẻ bảo hiểm y tế diễn ra như sau:
Để chuẩn bị hồ sơ đầy đủ, bạn cần nắm được những thành phần nào cần xuất hiện trong hồ sơ xin cấp lại thẻ bảo hiểm y tế của mình. Hồ sơ yêu cầu đói với cả hai phía, cụ thể:
- Với những người tham gia bảo hiểm y tế, các giấy tờ sẽ được chuẩn bị trước khi đem hồ sơ tới cơ quan bảo hiểm xã hội đó là tờ khai về việc tham gia bảo hiểm y tế theo mẫu TK1 – TS.
- Với cơ quan có sử dụng người lao động bị mất thẻ Bảo hiểm y tế cần cung cấp Bảng kê thông tin theo mẫu số D01 – TS.
Số lượng hồ sơ cần phải chuẩn bị là 1 bộ.
Xem thêm: Bảo hiểm hai chiều là gì? Có nên sử dụng bảo hiểm hai chiều
Sau khi đã có được một bộ hồ sơ đề nghị cấp lại thẻ bảo hiểm hoàn chỉnh thì người đề nghị cần nộp hồ sơ tại những đơn vị:
- Cơ quan Bảo hiểm xã hội cấp huyện: trường hợp đến đây sẽ là các đối tượng đã tham gia bảo hiểm y tế do cơ quan Bảo hiệm xã hội cấp huyện thu.
- Cơ quan Bảo hiểm xã hội cấp tình: nếu đối tượng tham gia Bảo hiểm y tế do cơ quan Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh thu trực tiếp.
Nói chung, bạn mua hoặc được cấp bảo hiểm y tế ở cấp đơn vị hành chính nào thì nộp đơn đề nghị làm lại thẻ bảo hiểm y tế tại cơ quan Bảo hiểm xã hội thuộc cấp đó.
Đọc thêm: Bảo hiểm xã hội bắt buộc là gì
Dựa trên bản khai được nộp từ người đã tham gia Bảo hiểm y tế đề nghị cấp lại thẻ thì tổ chức, đơn vị Bảo hiểm xã hội sẽ tiến hành quy trình xem xét và kiểm tra lại hồ sơ để chắc chắn hồ sơ đã đủ điều kiện được cấp lại thẻ theo quy định hay chưa. Nếu đã đáp ứng thì sẽ nhanh chóng cấp lại cho họ.
Cả bên đề nghị và cơ quan tiếp nhận đề nghị cần phải nắm rõ quy định của pháp luật về thời hạn giải quyết hồ sơ và cấp lại thẻ. Như đã đề cập ở nội dung trên, dưới căn cứ pháp lý rõ ràng của Luật Bảo hiểm Y tế ban hành vào năm 2008 thì trong thời gian 7 ngày tính từ khi tờ đơn đề nghị được nộp xin cấp lại thẻ bảo hiểm y tế thì cơ quan Bảo hiểm xã hội các cấp tiếp nhận sẽ phải tiến hành giải quyết nhanh chóng để cấp lại thẻ cho đối tượng tham gia Bảo hiểm y tế.
Tuy nhiên, để chắc chắn quyền lợi của người dân vẫn được đảm bảo khi mất thẻ bảo hiểm y tế mà lại cần thẻ gấp thì trong khoản 2 của Điều số 30 tại Quyết định 595, hiệu lực kể từ ngày 1/05/2017 đã đưa ra thời gian để cơ quan bảo hiểm xã hội cấp lại thẻ cho người yêu cầu đề nghị có sự thay đổi như sau:
- Nếu như không có thay đổi thông tin gì ở người bị mất thẻ bảo hiểm thì sẽ được giải quyết nhanh chóng ngay trong ngày nhận và duyệt hồ sơ đáp ứng đầy đủ điều kiện theo quy định.
- Nếu như việc cấp lại thẻ có kèm theo sự thay đổi một vài thông tin của đối tượng yêu cầu thì cơ quan tiếp nhận sẽ giải quyết trong vòng tối đa 3 ngày khi hồ sơ đã được duyệt là đủ điều kiện.
Với những điều khoản này, người bị mấy thẻ Bảo hiểm y tế sẽ được cấp lại thẻ nhanh chóng hơn mà không cần phải chờ đợi đến 7 ngày, thậm chí còn được cấp ngay trong ngày giúp bạn có thể tiếp tục sử dụng thẻ trong điều kiện cần gấp hoặc ít nhất là không phải mất công đi lại nhiều.
Việc tới các cơ quan hành chính nhà nước để giải quyết các thủ tục hành chính hay đề nghị cấp lại thẻ bảo hiểm y tế như trường hợp này vốn là một hoạt động truyền thống, là quy cách làm việc, giải quyết các công vụ hành chính của đất nước ta từ xưa đến nay. Thế nhưng dưới tác động của khoa học công nghệ, một nền tảng công nghệ số phát triển vượt bậc đã lan tỏa mạnh mẽ vào nước ta thì việc ứng dụng của nó cho các khâu xử lý thủ tục hành chính cũng được cải tiến hơn rất nhiều, làm tăng hiệu quả xử lý quy trình và rất tiện lợi cho người dân và cho cả cơ quan nhà nước trong điều kiện các công việc quá bận rộn khó thu xếp thời gian.
Do đó, khi bị mất thẻ bảo hiểm y tế, người dân không cần phải ra trực tiếp cơ quan bảo hiểm xã hội nữa. Các đơn vị Bảo hiểm xã hội đã tiến hành việc xử lý thủ tục cấp lại thẻ Bảo hiểm xã hội cho người dân nếu như bị mất thông qua công cụ trực tuyến, thực hiện ngay tại cổng dịch vụ công. Cũng như BHXH, nếu bạn chưa có cũng có thể đăng ký bhxh lần đầu qua mạng cũng như xem cách đăng ký số điện thoại với cơ quan bhxh để tiện truy cập kiểm tra thông tin. Bạn muốn sử dụng phương thức tiện lợi này thì nhất định phải tìm hiểu xem mình có đủ điều kiện hay không. Tìm hiểu tiếp thông tin phía bên dưới nhé.
Việc yêu cầu làm lại thẻ qua mạng chỉ giới hạn đối tượng áp dụng. Những người có thể sử dụng Cổng thông tin Dịch vụ công của nhà nước để đăng ký cấp lại thẻ là những người có tham gia bảo hiểm y tế theo đơn vị. Có nghĩa là công ty, doanh nghiệp là đơn vị bảo hộ cho việc tham gia bảo hiểm y tế của bạn. Nếu trong trường hợp đó, lại có nhu cầu làm lại thẻ qua mạng thì hãy thực hiện các thủ tục đăng ký theo các bước sau đây.
- Bước 1: Thực hiện việc Nộp hồ sơ
Không phải là cá nhân mà chính đơn vị sẽ đứng ra tiến hành các thủ tục đăng ký cấp lại thẻ Bảo hiểm y tế cho nhân viên bị mất thẻ dựa trên việc sử dụng phần mềm kê khai sau khi đăng nhập và cổng Dịch vụ đăng ký làm lại thẻ. Ngoài ra cũng có thể làm hồ sơ theo tổ chức I – VAN. Sau đó sẽ vào hồ sơ thông qua hình thức chữ ký điện tử để gửi tới Cổng thông tin của Bảo hiểm xã hội (Nếu làm hồ sơ tại cổng thông tin Bảo hiểm xã hội nhà nước) hoặc gửi thông qua I – VAN (nếu như bạn làm hồ sơ trên I – VAN).
- Bước 2: Nhận lại kết quả về việc xử lý đề nghị cấp lại thẻ Bảo hiểm xã hội
Các cá nhân sẽ nhận lại thẻ Bảo hiểm y tế ở bộ phận một cửa trong cơ quan Bảo hiểm xã hội, hoặc cũng có thể là nhận qua các dịch vụ bưu chính công. Hình thức đó áp dụng tương tự đối với các đơn vị sử dụng lao động.
Câu trả lời là «Có» nhưng vẫn đi kèm theo đó là những điều kiện đáp ứng. Để đảm bảo được quyền lợi thì bạn sẽ phải nắm được mình được nhận chế độ gì và cần đáp ứng yêu cầu gì?
Theo Khoản 3 của Điều số 15, Nghị định số 146/2018/NĐ – CP, những người tham gia Bảo hiểm y tế nhưng đang chờ đợi được cấp lại thẻ nếu có tới khám chữa tại các cơ sở y tế theo tuyến Bảo hiểm xã hội thì buộc phải xuất trình cho cơ sở giấy hẹn của cơ quan Bảo hiểm xã hội về thời gian nhận lại thẻ bảo hiểm cấp lại, cùng với đó là một vài loại giấy tờ cá nhân.
Điều này cũng cho thấy, dù chưa chính thức có thẻ bảo hiểm y tế vì chờ đợi cấp lại nhưng về bản chất, người lao động đó vẫn đã và đang tham gia Bảo hiểm Y tế cho nên vẫn sẽ được hưởng sự hỗ trợ từ Quỹ Bảo hiểm y tế nhưng bình thường.
Xem thêm: Có nên tham gia bảo hiểm nhân thọ không?
Những người tham gia Bảo hiểm y tế khi làm mất thẻ thì nên tới trực tiếp bộ phận phụ trách quả lý các vấn đề về bảo hiểm xã hội của công ty hoặc cũng có thể tới các cơ quan tư vấn luật bảo hiểm để nhờ sự hỗ trợ tư vấn. Để nhanh chóng hơn, bạn đọc được bài viết này cũng là một cách để tìm hiểu nhanh chóng cách sử lý mất thẻ bảo hiểm y tế nên làm thế nào. Khi đã làm việc với cơ quan Bảo hiểm xã hội của nhà nước tại cấp hành chính cấp thẻ cho bạn thì họ sẽ gửi bạn một giấy hẹn về thời gian trả thẻ đã làm lại. Bạn có thể sử dụng giấy này để thay thế tạm thời phục vụ cho các nhu cầu khám chữa bệnh tại cơ sở y tế và khi đi nhận lại thẻ thì cũng cần mang theo phiếu hẹn này nhé.
Nếu bạn nằm trong trường hợp cá nhân tham gia bảo hiểm xã hội mà không phải tham gia theo công ty thì mức lệ phí đề nghị cấp lại sẽ là 4 nghìn đồng một người. Còn nếu đối tượng là doanh nghiệp tham gia bảo hiểm y tế thì cần phải làm đơn đề nghị rõ ràng, đầy đủ thông tin và có cả chữ ký của người giám đốc đơn vị đó, sau đó chuyển tới chọ bộ phận phụ trách quản lý vấn đề an sinh doanh nghiệp giải quyết.
Như vậy, bài viết này đã giúp bạn hoàn thành câu trả lời mấy thẻ bảo hiểm y tế nên làm thế nào. Dưới những quy định rõ ràng của pháp luật, đừng lo vì bạn sẽ được giải quyết nhanh chóng nếu thực hiện đúng quy trình hướng dẫn.
Danh sách cấp thẻ BHYT mới nhất
Danh sách cấp thẻ Bảo hiểm y tế gồm những yếu tố nào? Cùng tìm hiểu chi tiết về vấn đề này vì nó sẽ giúp bạn nhanh chóng nắm bắt được các chế độ quyền lợi cá nhân trong việc bảo vệ sức khỏe.
Chia sẻ
Bình luận