Tác giả: Vũ Bích Phượng
Lần cập nhật gần nhất: ngày 20 tháng 07 năm 2024
Những nhà phát triển kinh doanh có vô vàn chiến lược, kế hoạch để giúp cho hoạt động kinh doanh phát triển. Trong đó, mô hình canvas được đánh giá là một trong những hình thức kinh doanh được cho là phù hợp với xu hướng kinh doanh thời hiện đại. Vậy bạn đã hiểu rõ về mô hình kinh doanh này và cách tận dụng nó trong hoạt động kinh doanh của mình hay chưa? Cùng Bích Phượng khám phá chi tiết hơn về vấn đề này nhé.
Mô hình canvas (mô hình BMC) được nhà kinh tế học Alexander Osterwalder phát triển, trở thành công cụ kinh doanh hiệu quả được giới startup lựa chọn sử dụng rất nhiều. Hiểu theo cách đơn giản hơn thì đây là một mô hình kinh doanh theo xu hướng hiện đại, mô phỏng lại cách thức tạo giá trị cho toàn xã hội của doanh nghiệp.
Khi sử dụng cấu trúc này, nhà kinh doanh sẽ hiểu rõ hơn nữa về khách hàng cần phục vụ, dễ dàng đưa ra các giá trị phù hợp trên các kênh để giúp tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Bạn hoàn toàn có thể sử dụng mô hình này cho việc phân tích cách thức kinh doanh của đối thủ vì đơn giản, Canvas còn chính là bản đồ hệ thống hóa toàn bộ các yếu tố của hoạt động kinh doanh, nó có khả năng phóng to, thu nhỏ mọi mô hình kinh doanh ở các cấp độ khác nhau.
Có thể nhận thấy mô hình này thực sự được áp dụng khá điển hình ở những doanh nghiệp hàng đầu thế giới phục vụ rất tốt cho công tác quản lý doanh nghiệp như Công ty Facebook, Google, P&G, GE, Neslé,… Phải chăng nhờ vậy mà những tên tuổi này luôn vững mạnh trên thị trường và lúc nào cũng đạt tăng trưởng lớn? Nhìn vào các “đàn anh” phát triển đó, nhiều công ty startup cũng đã dần dần học cách áp dụng mô hình Canvas trong quá trình phát triển, chuyển dần tư duy chiến lược sang lối thiết kế kinh doanh theo những mô hình.
Vậy khi áp dụng mô hình này, bạn cần chú ý nắm bắt những giá trị gì mà nó mang lại? Có những yếu tố nào thuộc BMC? Khám phá tiếp những thông tin bên dưới để biết cách phát triển mô hình này hiệu quả nhất nhé.
Trong Canvas có 9 trụ cột vững chắc giúp chúng ta có được cái nhìn tổng quát về giá trị to lớn mà nó sẽ mang lại. Những yếu tố đó bao gồm:
- Phân khúc khách hàng: tùy theo định hướng kinh doanh của đơn vị cụ thể như thế nào để xác định phân khúc khách hàng trong các thị trường cần tiến sâu như thị trường đại chúng, thị trường hỗn hợp và thị trường ngách.
- Giá trị được đề xuất: tạo ra lý do cụ thể để giúp doanh nghiệp hiểu được vì sao khách hàng lại lựa chọn bạn.
- Kênh truyền thông: doanh nghiệp sử dụng những kênh nào để tiếp xúc với từng kiểu phân khúc khách hàng?
- Quan hệ khách hàng: Những mối quan hệ nào doanh nghiệp muốn thiết lập cho các phân khúc thị trường, khách hàng của mình? Bạn cần giải quyết bài toán thu hút khách hàng mới và giữ chân khách hàng cũ.
- Dòng doanh thu: luồng của lợi nhuận thu về được thể hiện như thế nào?
- Hoạt động chính: doanh nghiệp cần duy trì hành động nào nhất để giữ ổn định hoạt động kinh doanh?
- Nguồn lực chính: những nguồn lực nào được xác định quan trọng nhất, là cơ sở giúp doanh nghiệp tồn tại?
- Đối tác kinh doanh chính: Xác định trong 4 loại đối tác một đối tác quan trọng nhất. Đó là đối tác giữa những đơn vị không trong mối quan hệ cạnh tranh, giữa các đơn vị là đối thủ, giữa các doanh nghiệp cùng hợp tác đầu tư và đối tác trong quan hệ mua bán.
- Cơ cấu chi phí: toàn bộ những chi phí phục vụ cho việc duy trì kinh doanh, cơ cấu chi phí cũng chính là nơi để cho các nhà đầu tư rót tiền.
Trong mô hình canvas bạn sẽ áp dụng và tận dụng được cả 9 yếu tố bao quát này, làm cho hoạt động kinh doanh được chăm sóc toàn diện mọi mặt. Vì thế mà doanh nghiệp có thể nhanh chóng tiến đến được các mục tiêu quan trọng đặt ra. Tuy nhiên, việc nắm bắt được 9 yếu tố này là một chuyện, vấn đề quan trọng nhất vẫn là bài toán bạn sẽ áp dụng mô hình kinh doanh canvas như thế nào?
Xem thêm: Ngành truyền thông ngày càng phát triển, cơ hội việc làm truyền thông lớn nên thu hút được rất nhiều bạn trẻ theo học
Để tận dụng được tốt nhất những giá trị mà Canvas tạo ra, các doanh nghiệp cần chú trọng vào những điều sau đây. Đó chính là bí quyết để bạn có thể sử dụng BMC hiệu quả nhất:
Mô hình này được cho là cực kỳ hữu ích đối với tất cả những ai Start up. Thay vì việc đầu tư những khoảng thời gian khá dài để phân tích vấn đề, viết kế hoạch kinh doanh khá nhọc công mà chưa chắc đã có thể hoàn thiện ngay từ lần một, lân hai thì bạn có thể vẽ mọi ý tưởng kinh doanh của mình bằng mô hình Canvas.
Thực chất, canvas là cách cấu trúc lại suy nghĩ, ý tưởng của bạn trong việc bạn muốn quản lý điều hành doanh nghiệp như thế nào.
Dẫu biết rằng khi đã được xác lập bằng 9 trụ cột thì bất kể trụ cột nào cũng có vai trò quan trọng trong mô hình BMC này thế nhưng sẽ có những mức độ áp dụng khác nhau của từng mô hình đó áp dụng trong những trường hợp, điều kiện khác nhau. Bạn cần phải lựa chọn ra được một trụ cột có thể phát huy tốt nhất ý tưởng kinh doanh của bạn trong điều kiện cụ thể.
Việc chọn trụ cột nào phụ thuộc hoàn toàn vào việc vì sao bạn lại bắt đầu phát triển doanh nghiệp của mình? Thông thường, theo kinh nghiệm của những người đi trước và đã áp dụng thành công mô hình này thì ở giai đoạn đầu tiên của kế hoạch Start – up, chúng ta nên chú trọng hơn cả vào trụ cột Đề xuất giá trị. Đến từng giai đoạn sẽ có những ưu tiên hơn cả cho việc chọn trụ cột nào làm quan trọng nhất.
Tìm hiểu thêm: B2C là gì? Mô hình kinh doanh này tạo nên và vận hành như thế nào.
BMC thể hiện rất rõ ràng ưu điểm tiết kiệm thời gian, tiết kiệm nguồn lực. Từ việc tạo ra các yếu tố trong mô hình canvas chỉ cần thể hiện trên một trang giấy thay vì phải diễn ra bằng các câu từ, đoạn văn phức tạp dài hàng chục trang cho tới sự tiếp nhận của tất cả bộ phận kinh doanh có liên quan, mọi thứ đều được diễn ra nhanh chóng, những người xem mô hình cũng chỉ cần nhìn trong một mặt giấy là đã có thể thâu tóm được cả 9 yếu tố cốt lõi để phát triển doanh nghiệp.
Những không phải lúc nào mô hình BMC cũng có thể đem tới hiệu quả cho Startup. Nó tạo ra mâu thuẫn giữa cái mình thích và khung chiến lược được cho là cần làm. Thật khó để những nhà Starup có thể đưa ra câu trả lời phù hợp đúng không nào.
Để sử dụng hiệu quả mô hình này thì người thực hiện cần phải đề cao tính kỷ luật bằng cách xem lại thường xuyên bản mô hình đó, chú ý cẩn thận tới các giả định, thay đổi các yếu tố không phù hợp với thực tế đồng thời phải liên tục bổ sung các giả định khác phục vụ cho suốt hành trình vừa thử nghiệm vừa áp dụng.
Mặc dù mô hình canvas chỉ nằm trong một tờ giấy nhỏ, nhưng không phải ai cũng có thể xây dựng nó chỉ trong một buổi hoặc một ngày. Nó là cả một quá trình dài để tạo dựng, liên tục thay đổi, bổ sung, loại bỏ trên cả hành trình xây dựng doanh nghiệp phát triển. Hãy luôn cẩn trọng đến mức cao độ để mô hình này thực sự phát huy tối đa giá trị tuyệt vời của nó bạn nhé.
Mô hình kinh doanh tiệm trà chanh
Gần đây nhiều người đang chạy theo thực hiện hoạt động kinh doanh theo mô hình tiệm trà chanh. Ở khắp các con phố đều thấy nổi lên rầm rộ mô hình này. Điều đó cho thấy có bước chuyển mình mạnh mẽ từ hình thức trà chanh vỉa hè lên một tầm cao hơn thế nhưng nhiều người đắn đo về những nguy cơ tiềm ẩn phía sau đó. Để trả lời những thắc mắc, lo âu về sức phát triển của mô hình kinh doanh này, chúng ta hãy khai mở bài viết sau đây nhé.
Về Timviec365
Dành cho ứng viên
Dành cho nhà tuyển dụng
Việc làm theo khu vực
Việc làm theo ngành nghề
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
App CV365
App JobChat365
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
Tải app để tìm việc siêu tốc Tạo CV đẹp với 365+ mẫu CV xin việc