Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

[Moodboard là gì?] Bí quyết thổi bùng ý tưởng cho Designer

Tác giả: Lại Trang

Lần cập nhật gần nhất: ngày 06 tháng 06 năm 2024

Theo dõi timviec365 tại google new

Nếu quyết định đi theo con đường thiết kế, Moodboard là gì sẽ là  một trong những khái niệm bắt buộc bạn phải học. Moodboard được dân trong ngành đánh giá không những là một bảng thể hiện rõ nhất cung bậc cảm xúc của bạn khi lên ý tưởng mà còn là giải pháp thần kỳ để thổi bùng những ý tưởng đang lang thang trong đầu của “xuất khẩu” thành tác phẩm nghệ thuật sống động. Vậy thực chất Moodboard là gì và mang lại những lợi ích như thế nào? Cùng Lại Trang tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây.

1. Bạn đã hiểu Moodboard là gì?

Moodboard là gì
Moodboard là gì

Nếu xác định theo nghiệp Designer, bạn có thấy nản lòng khi một layout hay layout web được bạn tạo ra bởi mồ hôi, công sức, thời gian bị khách hàng từ chối và nói rằng, thiết kế của bạn không hợp ý họ, thậm chí không liên quan gì đến điều mà họ đang mong muốn? Đây là không phải là tình huống hi hữu và xảy ra thường xuyên đặc biệt là bạn vừa đặt được một chân vào lĩnh vực yêu cầu sự sáng tạo cao cấp vừa phải làm hài lòng được muôn loại cảm xúc của khách hàng. Tất cả chúng ta có vẻ đều lo lắng và cần một lời giải đáp? 

Thực ra, bạn có thể giải đáp được nó, nếu hiểu Moodboard là gì cũng như một số kỹ thuật tạo những Moodboard ưng ý nhất. Thuật ngữ Moodboard trong thiết kế được hiểu là bảng (Có thể là bảng kỹ thuật số hoặc bằng vật liệu thông thường) được “phủ lên” bởi những hình ảnh hay các mảng bố cục, concept để người xem có thể dễ dàng hình dung được ý tưởng sáng tạo của người thiết kế. Trên Moodboard không nhất thiết phải trình bày đầy đủ toàn bộ bố cục của tác phẩm một cách chi tiết như một số bộ prototype hay wireFrame mà chỉ có thể sơ lược để cố gắng làm sáng tỏ cảm xúc mong đợi ở nhà thiết kế dành cho tác phẩm mà khách hàng đã yêu cầu trước đó. 

Thông qua Moodboard, khách hàng và đồng nghiệp cùng làm chung một dự án sẽ hiểu được ý đồ về màu sắc, bố cục mà bạn muốn thể hiện trong tác phẩm mà không phải chờ đến khi bạn bạn đã hoàn thành nó. Một ý tưởng cho xu hướng thời trang mùa hè cho năm tới, thay vì những mẫu vẽ sáng tối, bạn có thể phác thảo ý tưởng về màu sắc, ý tưởng về những phụ kiện kèm theo hay minh họa thêm cả người mẫu để “mặc” những ý tưởng đó thay vì trình bày và chia sẻ với nhau khô khan bằng lời nói.

Những thao tác đơn giản tạo nên Moodboard thời trang siêu ngầu cho dân thiết kế, bạn đã cập nhật chưa?
Moodboard- chìa khóa thành công cho bước khởi đầu của dân design

Đây không những là giải pháp tuyệt hay để “người gần người hơn”, không những thể hiện bạn là người chuyên nghiệp mà còn “biết nhìn xa trông rộng” để tránh những tình huống cay đắng bị từ chối bởi khách hàng sau khi tạo ra những những prototype chi tiết nhưng không đắt hàng. Thế nhưng ngoài những tác dụng này. Còn nhiều điều mang lại từ Moodboard thú vị và có tính ứng dụng cao với dân thiết kế đấy. Những lý do dưới đây bạn sẽ không thể nào bỏ lỡ.

Xem thêm: Học thiết kế đồ họa ở đâu?

2. Những lý do các nhà thiết kế lại tạo ra Moodboard?

 Những lý do các nhà thiết kế lại tạo ra Moodboard?
Những lý do các nhà thiết kế lại tạo ra Moodboard?

Nếu là dân ngành Design, chắc lúc mới vào nghề bạn đã nghe ai đó nhắc đến wireframing và Prototype được nhận định là những công đoạn cực kỳ quan trọng trong thiết kế trong khi vai trò của Moodboard có vẻ như bị ngó lơ đi phần nào đó. Thế nhưng với những cha đẻ của những ý tưởng chuyên nghiệp, Moodboard giúp bạn:

2.1. Tiết kiệm thời gian công sức

Để dễ hình dung về tác dụng của Moodboard, bạn hãy nghĩ đến tác dụng của dàn bài trong một bài văn vậy. Trong thiết kế, Moodboard còn quan trọng hơn nhiều bởi vì nó không những xác định concept của sản phẩm, chiếc bảng thần thánh này có tác dụng mô phỏng về cả màu sắc, cụ thể hơn là cách kết hợp các màu sắc và hình khối của tác phẩm, của mẫu mà bạn sắp sửa để đưa ra để thiết kế thật. Chỉ là một bước phác thảo ý tưởng trong đầu những gì muốn trình bày ra nên sẽ không mất nhiều thời gian.

 Thông thường thời gian cho một bảng moodboard rơi vào khoảng tầm một tiếng đồng hồ nhưng bù lại, nó giúp các bạn có thể đánh giá khách quan nhất khi trao đổi ý tưởng với khách hàng. Thêm vào đó, những Moodboard được tạo nên tư công nghệ số có thể chỉnh sửa dễ dàng bằng một vài thao tác đơn giản trên máy tính. Việc vạch ra những ý lớn, concept cơ bản cho một sản phẩm thiết kế sẽ dễ dàng cho Designer hoàn thiện những bước tiếp theo mà không phải mất công thay đổi những ý kiến khác hoặc phân tâm bởi nhiều ý tưởng cùng dồn về cùng một lúc.  Việc sử dụng các Moodboard cho khách hàng xác nhận trước đó, sẽ giúp bản đã “ Hao tâm khổ tứ” vì những đối tác khó chiều. 

2.2. Bật nguồn cảm hứng

Bật nguồn cảm hứng
Moodboard : Bật nguồn cảm hứng

Thiết kế đã là một lĩnh vực sáng tạo, nghệ thuật và yêu cầu cao hoạt động của não phải. Thế nhưng, việc sống và làm việc nhờ vào những khung giờ “có cảm hứng” thì cực kỳ nguy hiểm vì chúng ta làm trong môi trường có deadline. Không cách nào khác, các nghệ sĩ phải biết tạo ra nguồn cảm hứng và động lực cho riêng mình. Màu sắc, bố cục chính là những nhân tố quan trọng đóng vai trò là những Motivator và là nơi tìm ý tưởng và khơi dậy đam mê sáng tạo thăng hoa. Những hình ảnh và màu sắc đẹp giúp ta tìm đúng được tâm trạng và phong cách. Việc tạo ra những tác phẩm dựa trên những ý tưởng ban đầu ra giấy hay thông qua phần mềm để diễn đạt được mong đợi của người dùng, giúp độ chính xác của tác phẩm sau khi thiết kế thật hơn và không phải thay đổi nhiều lần. 

Tuyển dụng Designer

2.3. Đưa khách hàng của bạn vào quy trình chuyên nghiệp

Bạn là người lên ý tưởng về sản phẩm và mong đợi rằng khách hàng của bạn sẽ thật sự hài lòng với tác phẩm, tuy nhiên, tiếc thay họ mới là người đưa ra quyết định cho số phẩm những ý tưởng của bạn được “bung lụa” trên tác phẩm thật ngoại đời hay không hay đơn giản là dừng chân trên máy tính hay giấy viết. Việc tạo ra các Moodboard và cho khách hàng xem qua nó, vừa là cách để bạn tiết kiệm thời gian đi giải thích mà còn “nhân chứng” là bản cam kết rằng, khách hàng đã chấp nhận ý tưởng ban đầu của bạn mà không gọi điện làm phiền sau đó vì thích  concept hay màu sắc khác bởi những tác động từ bên ngoài.

2.4. Để tìm ra một bảng màu phù hợp

Moodboard - tuyệt chiêu lên ý tưởng cho dân thiết kế
Tuyệt chiêu lên ý tưởng cho dân thiết kế thông qua moodboard

Trong quá trình tạo ra những Moodboard, các thao tác liên kết, cắt ghép những bố cục và hình ảnh minh họa...cho thể bật ý tưởng cho bạn về một bố cục hấp dẫn hơn ở nhiều góc độ. Cùng với đó là sự hòa phối màu sắc, việc kết hợp các màu sắc trên Moodboard đặc biệt khi tâm trạng bạn đang thăng hoa là dấu hiệu đáng mừng để thu về những màu sắc mới hợp đa dạng gu khách hàng và ứng dụng trong những lần sau đó. Không tốn quá nhiều thời gian nhưng thu về được những kết hợp về màu sắc và bố cục để có thể truyền tải ý tưởng, cảm xúc của bạn vào thiết kế thì hẳn đây sẽ là trải nghiệm đáng đồng tiền bát gạo. 

2.5. Tăng tính tương tác với khách hàng của bạn

Thường thì, với một tác phẩm đang chỉ dừng lại ở giai đoạn lên ý tưởng thôi thì rất khó cả khách hàng và nhà thiết kế có thể hiểu rõ được ý đồ của nhau mặc dù trước đó đã được diễn tả bằng những cuộc hội thoại trực tiếp. Có thể, khách hàng rất đồng ý với gu màu sắc của bạn, song họ không hài lòng với cách bạn sắp xếp ý tưởng. 

Hay họ rõ ràng rất thích phong cách mà bạn lên tưởng cho không gian xanh của họ, duy chỉ thay đổi chiếc ghế gỗ thành kệ rồi kê thêm bể cá...hay giảm đi độ đậm của màu sắc một chút...Điều này sẽ ảnh hưởng mạnh đến mạnh đến nội dung chính của tác phẩm sau khi thiết kế. Nhưng nếu Designer tạo ra những Moodboard từ trước, một tài liệu trực quan như Moodboard là rất cần thiết. Thêm vào đó, một trong những cách  để lấy được lòng tin nơi khách hàng đó là mang lại cho họ cảm giác như họ là một phần trong dự án của họ. Nếu khách hàng muốn, designer có thể cho khách hàng tham gia vào ý tưởng cho phong cách hay phong cách, kiểu mẫu. Bên cạnh đó, khách hàng của bạn cũng có thể đề đề xuất một mẫu cắt ghép ảnh, bố cục như họ mong muốn. Thực qua Moodboard, nhà thiết kế có thể hiểu rõ hơn về gu thẩm mỹ, sở thích, thị hiếu của họ để từ đó nắm bắt được họ mong muốn gì từ dự án bạn mang lại. 

Xem thêm: Học Arena Multimedia có tốt không?

Việc làm Thiết kế - Mỹ thuật tại Hà Nội

3. Các loại Moodboard phổ biến nhất hiện nay, giúp dân Design thổi bùng ý tưởng?

Các loại Moodboard phổ biến nhất hiện nay, giúp dân Design thổi bùng ý tưởng
Các loại Moodboard phổ biến nhất hiện nay, giúp dân Design thổi bùng ý tưởng?

Một trong những hiệu quả nhất để phối màu sắc, các bảng màu và font chữ cũng như lập kế hoạch phân cấp thị giác khi triển khai một dự án. Designer sẽ  là người chịu trách nhiệm các thành phần cần có trong một Moodboard. Các Designer để mô tả các yếu tố về giao diện. Bằng những kết hợp sau đây bạn sẽ tạo ra cho mình  một Moodboard “đúng điệu”.

3.1. Cắt ghép tự do

Một bước có thể tạo ra những ý tưởng mới cho nhà thiết mới đó chính là tận dụng những bộ sưu tập ảnh đã xuất hiện trước đó và chọn lọc những góc đẹp nhất và cắt ghép tạo ra những bức tranh tổng hợp. Điều này, cực kỳ có ích trong việc tạo ra những Moodboard. Các bộ ảnh cắt ghép tự do và được sắp xếp bởi những trật tự khác nhau là cách tốt để truyền tải những sắc thái của ý tưởng thiết  kế. Từ đó có thể tạo ra những ý tưởng mới hay nguồn cảm hứng mạnh mẽ cho những đề signer cho những ý tưởng tiếp theo.

Trong thiết kế đồ họa, kiểu Moodboard thuộc loại làm nhanh nhất và thường phù hợp với thể loại thời trang. Thế nhưng, trong trường hợp khách hàng được quyền tham gia sản xuất ý tưởng thi đây không phải là lựa chọn hay, bởi vì, họ không hào hứng với những ảnh ghép đã có sẵn luồng trước đó và thường muốn sáng tạo và độc đáo hoàn toàn.

3.2. Moodboard bảng mẫu

 
Moodboard bảng mẫu
Moodboard bảng mẫu

Thể loại bảng màu này khá giống với Prototype và Wireframe cho phép hiển thị và phân cấp thị giác cho sản phẩm. Tuy nhiên, như đã nói ban đầu sự chi tiết không thể được bằng với Prototype được. Các yếu tố trên Moodboard  được sắp xếp ngẫu nhiên và hình ảnh trình bày bởi công nghệ kỹ thuật số. Tuy nhiên, với Moodboard sẽ hướng về tâm trạng của khách hàng khi nhìn thấy những tác phẩm này như thế này hơn là việc phân cấp, sắp đặt các hình ảnh và chi tiết. 

Thông qua những bảng mẫu này, designer có thể nhiều ý tưởng đặc sắc được chọn lọc trước đó bởi giới nhiếp ảnh chuyên nghiệp và cách mà họ thuyết phục và mang lại cảm xúc cho khách hàng của họ như thế nào từ đó thể hiện rõ hơn tính cảm xúc trong Moodboard của mình.

3.3. Những bộ sưu tập tham khảo

Đừng xem thường những bộ sưu tập tham khảo và phê phán rằng đó là sự copy nguyên bản ý tưởng của người khác để giải quyết cho các trường hợp thiếu ý tưởng của bạn. Việc chiêm ngưỡng những tài liệu chất lượng có tính truyền cảm hứng cực kỳ cao. Nếu là những Designer chuyên nghiệp bạn hẳn không xa lạ gì những bộ sưu tập của Behance và Dribbble. Tất cả những tài liệu này là hoàn toàn miễn phí. 

Thông qua, những bộ sưu tập các dự án này  được thống nhất theo một phong cách chung hoặc tính năng...bạn sẽ dễ dàng hình dung và minh họa cho những ý tưởng mới nhất. Bên cạnh đó, cảm hứng khác tài liệu trên đến từ những bộ sưu tập của các nhiếp ảnh gia nổi tiếng và xem cách họ phối màu hay chọn khoảnh khắc cũng như không gian để bố trí, bố cục cho hợp lý và tự nhiên, đặc biệt là khi bạn vừa mới bước chân vào lĩnh vực thiết kế thì học hỏi từ những tài liệu chất lượng là điều không thể bỏ qua.

Xem thêm: Digital Art là gì?

Việc làm Thiết kế - Mỹ thuật tại Hồ Chí Minh

4.  Những thao tác đơn giản tạo nên Moodboard thời trang siêu ngầu cho dân thiết kế, bạn đã cập nhật chưa?

Moodboard cho thời trang
Những thao tác đơn giản tạo nên Moodboard thời trang siêu ngầu cho dân thiết kế, bạn đã cập nhật chưa?

Dân thiết kế đồ họa có thể tự tạo ra cho mình những Moodboard dựa tên sự kết hợp màu sắc và nảy ra ý tưởng từ một chủ đề đặc biệt. Thời trang là lĩnh vực thu hút đông đảo nguồn nhân lực nhất hiện nay, đồng thời cũng là nghề “hốt bạc” cho những người yêu thích kết hợp các phong cách mới lạ như Designer hay Stylist. Để có thể làm tốt nhiệm vụ Designer cho một hãng thời trang hay đại diện cho một người mẫu, trước hết, bạn phải quan tâm đến cách để trình bày ý tưởng cho đối tác của bạn hiểu và tự truyền cảm hứng cho bản thân nảy sinh ra những ý tưởng mới. Nếu là những người mới bắt đầu thì những thao tác đơn giản dưới đây có thể hỗ trợ bạn điều đó.

+ Lựa chọn tạp chí thời trang thịnh hành sau đó, chọn lọc và cắt ra những hình ảnh mắt của bạn thấy vừa lòng nhất. Nếu bản để ý kỹ, chưa một loại tài liệu này có thể mang lại cảm xúc mạnh mẽ cho con người và thể hiện sinh động bởi những tạp chí thời trang. Do đó, chọn lọc và cắt ra những góc ảnh đẹp nhất.

+ Sau khi lọc xong ảnh, bạn hãy phân loại chúng thành 2 phần cũng tương tương với 2 thành phần quan trọng nhất trong Moodboard. Đó là màu sắc và cảm xúc, sau đó, xếp các mảng hình ảnh có thể kết hợp được với nhau về một phía. Ví dụ như sắc xanh của cỏ hoa có thể làm bạn liên tưởng đến mùa xuân. Màu váy vàng làm bạn nghĩ đến những khoảnh khắc của màu thu làm background...điều này rất quan trọng.

+ Đặt những hình ảnh này lên bảng và tiến hành di chuyển và cũng như xếp nó theo một bố cục cân xứng và màu sắc hài hòa nhất. Khi hài lòng nhất, bạn dùng keo để cố định những hình ảnh này. 

Bạn vừa kết thúc xong những thao tác đơn giản nhất để tạo nên một Moodboard thời trang hiện tại đang được áp dụng bởi nhiều Designer chuyên nghiệp. Bạn thấy quá đơn giản đúng không?

Việc làm

Hi vọng rằng những thông tin trên của Timviec365.vn đi tìm câu trả lời cho Moodboard là gì cũng như quá trình tạo ra Moodboard sẽ thực sự hữu ích với bạn trong việc cập nhật xu thế về hình ảnh mới cũng như trang bị một chút kiến thức thiết kế quan trọng trong quá trình định hướng theo nghiệp Design cho mình. Thân ái!

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết thành công trong công việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Câu chuyện nghề nghiệp-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Tài liệu gia sư-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Danh mục văn thư lưu trữ-Tài Sản Doanh Nghiệp-KPI Năng Lực-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Chuyển văn bản thành giọng nói-Giới Thiệu App Phiên Dịch-Quản Lý Kênh Phân Phối-Đánh giá nhân viên-Quản lý ngành xây dựng-Hóa đơn doanh nghiệp-Quản Lý Vận Tải-Kinh nghiệm Quản lý mua hàng-Danh thiếp cá nhân-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý
;